Con trai khi dậy thì sẽ “bốc mùi” là vì sao và làm cách nào để cải thiện
Khi bước vào tuổi dậy thì, có lẽ một số bạn sẽ nhận thấy rằng bản thân có mùi khác biệt và mùi này thường gây khó chịu.
Trong thực tế, mùi cơ thể là một điều bình thường khi bước vào tuổi dậy thì. Mùi cơ thể, hay còn gọi là B.O. (viết tắt của Body Odor – nghĩa là mùi cơ thể) là điều mà nhiều chàng trai hay thậm chí là cô gái phải trải qua, theo như trang Young Men’s Health. Những mùi này khác với mùi hôi do lâu ngày không vệ sinh mà tạo nên, thường có mùi hôi khó chịu và xuất hiện thường xuyên. Vậy thì câu hỏi đặt ra ở đây là “mùi hôi dậy thì” là gì? Và làm cách nào để cải thiện?
Mùi hôi cơ thể tuổi dậy thì là gì?
Khi bước vào tuổi dậy thì, các tuyến mồ hôi của bạn hoạt động mạnh hơn rất nhiều khi còn bé. Bạn sẽ thấy bản thân đổ mồ hôi nhiều và thường xuyên hơn, nhất là một số nơi như vùng dưới cánh tay, phần háng, lòng bàn chân cũng như lòng bàn tay. Và khi mồ hôi tiếp xúc với vi khuẩn trên da bạn, chúng có thể tạo mùi hôi.
Vì sao lại đổ mồ hôi nhiều?
Đổ hồ hôi là cách mà cơ thể của bạn tự hạ nhiệt độ khi nó nhận ra mình đang quá nóng. Bản chất của mồ hôi chỉ là chất lỏng mặn không mùi, chỉ khi kết hợp với dầu và vi khuẩn trên da mới sinh ra mùi khó chịu. Bạn có thể chảy mồ hôi khi thời tiết nóng, khi chơi thể thao hay thậm chí là lo lắng, hoang mang hay quá hồi hộp. Đây là hiện tượng bình thường của cơ thể và bạn gần như không thể làm gì để ngăn bản thân đổ mồ hôi.
Mặt khác, nếu bạn đổ mồ hôi quá nhiều mà không vì lý do gì (thời tiết mát mẻ, không vận động, trạng thái cảm xúc bình thường không quá lo âu, hồi hộp…) thì có lẽ bạn đã bị Hyperhidrosis (hội chứng đổ mồ hôi nhiều). Hội chứng này thường vô hại và có thể chữa được, và thường xuất hiện ở tuổi dậy thì do tuyến giáp phát triển và hoạt động quá mạnh.
Làm gì để cải thiện mùi cơ thể?
Video đang HOT
Bạn có thể cố gắng để không đổ mồ hôi quá nhiều bằng cách điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, chú ý ăn uống các món có tính mát để nhiệt độ tự nhiên của cơ thể luôn mát mẻ. Ngoài ra thì bạn nên tắm rửa thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn sinh sôi trên da (đây mới là nguyên nhân chính gây mùi hôi đấy).
Bên cạnh đó, quần áo của bạn cũng đóng vai trò trong việc tạo mùi, nên hãy chú ý luôn mặc quần áo sách sẽ, thay quần lót và tất thường xuyên vì hai khu vực hạ bộ và lòng bàn chân là nơi tuyến mồ hôi hoạt động mạnh vào tuổi dậy thì theo như trang Fatherly. Ngoài ra bạn có thể mặc các loại quần áo làm bằng cotton hoặc linen vì hai loại chất liệu này thấm hút mồ hôi tốt hơn.
Ngoài ra, một số lựa chọn khác có thể là sử dụng các sản phẩm khử mùi. Bạn không nên chỉ khử mùi cơ thể mà còn có thể khử mùi quần áo, chăn màn và những vật mình thường sử dụng.
Tạm kết:
Trong thực tế, mùi hôi cơ thể là điều mà cả con gái và con trai đều có vào thời kì dậy thì, tuy nhiên phần lớn phái nữ chú ý và lo lắng về các chuyện này nhiều hơn. Song, các bạn nam cũng không nên chủ quan bởi vì mùi cơ thể khó chịu có thể khiến bạn mất tự tin. Mặt khác, với tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, bạn cần phải để ý đến vệ sinh cá nhân hơn bao giờ hết bởi khả năng vi khuẩn tập trung trong thời điểm này cũng tăng lên rất nhiều và có thể gây viêm nhiễm da dễ dàng hơn.
Theo trí thức trẻ
Tình trạng rối loạn hormone cũng có thể gây ảnh hưởng tới cân nặng và khiến bạn gặp phải hàng loạt dấu hiệu bất thường
Ít người biết rằng, nếu các hormone trong cơ thể không ổn định thì nguy cơ cao, mỡ bụng sẽ có cơ hội tích tụ và gây ảnh hưởng tới số cân nặng của bạn.
Con gái sợ nhất là vòng 2 "phát tướng" nhưng một số thói quen thường làm trong cuộc sống hàng ngày như ngồi lì một chỗ, ăn vặt nhiều... lại dễ làm gia tăng mỡ bụng. Ngoài các thói quen xấu thì tình trạng rối loạn hormone cũng có thể gây ảnh hưởng tới cân nặng và khiến cơ thể bạn chất chứa đầy mỡ ở vòng 2.
Dưới đây là một vài dấu hiệu giúp bạn nhận biết cơ thể đang bị rối loạn hormone, có thể gây ảnh hưởng tới số đo vòng 2 của mình.
Luôn có cảm giác thèm đồ ngọt
Tình trạng kháng insulin trong cơ thể có thể gây ảnh hưởng tới các hormone quan trọng khác, bao gồm cả leptin. Trong khi đó, leptin lại là hormone chịu trách nhiệm làm ức chế cơn đói và tạo cảm giác no lâu. Thế nên, khi nồng độ insulin tăng thì hormone leptin cũng sẽ gia tăng.
Tuy nhiên, nồng độ leptin dư thừa quá lâu có thể gây rối loạn chức năng hoạt động của các thụ thể leptin. Lúc này, các thụ thể sẽ ngừng gửi tín hiệu đến não để trì hoãn cảm giác đói. Do vậy, khi hormone leptin mất cân bằng thì bạn sẽ có cảm giác thèm ăn và muốn tìm đồ ngọt để giúp tinh thần minh mẫn, tỉnh táo. Vậy nhưng, điều này cũng gián tiếp khiến mỡ thừa ở vòng 2 tăng lên nhanh chóng.
Mệt mỏi, mất ngủ thường xuyên
Tình trạng rối loạn hormone cũng có thể gây ảnh hưởng tới giấc ngủ và khiến cơ thể bạn kiệt sức nhanh chóng. Nếu bạn không để cơ thể ngủ đủ thì tình trạng căng thẳng, uể oải suốt cả ngày sẽ xảy ra, từ đó khiến hormone cortisol gia tăng.
Khi cơ thể dư thừa hormone cortisol thì nó có thể gây ảnh hưởng tới tuyến giáp và khiến bạn mất kiểm soát cân nặng, từ đó làm ảnh hưởng tới quá trình tái tạo mô, suy giảm cơ bắp cũng như sức khỏe tổng thể.
Kích cỡ vòng 2 tăng dù ăn uống rất lành mạnh
Nếu kích cỡ vòng 2 của bạn đột nhiên tăng lên bất thường thì đó cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo rối loạn hormone mà bạn không nên chủ quan bỏ qua. Do khi đến độ tuổi trưởng thành, cơ thể của bạn sẽ trở nên kháng insulin, từ đó tạo điều kiện cho chất béo lưu trữ thay vì đốt cháy. Tình trạng mất cân bằng hormone này cũng có thể gây kháng insulin và khiến mỡ bụng tích tụ nhiều ở vòng 2.
Hay gặp căng thẳng
Khi cơ thể dư thừa hormone cortisol do căng thẳng gây ra thì nó cũng có thể khiến mỡ bụng ở vòng 2 gia tăng. Chính vì vậy, bạn cần kiểm soát căng thẳng, áp lực từ công việc cũng như cuộc sống để ngăn ngừa sự hình thành của hormone cortisol, gây tăng cân mất kiểm soát.
Vậy cần làm gì để giúp cân bằng các hormone trong cơ thể và ngăn ngừa tình trạng mỡ thừa tích tụ?
Ngoài sử dụng thuốc thì bạn nên chủ động thay đổi lối sống sinh hoạt hàng ngày của mình thông qua một số nguyên tắc sau:
- Tập luyện đều đặn mỗi ngày.
- Ngủ đủ từ 7 - 8 tiếng mỗi ngày, tránh thức khuya thường xuyên.
- Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu.
- Cắt giảm lượng đường, muối trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Theo trí thức trẻ
Xuất tinh chậm, vì sao? Trong quan hệ vợ chồng, tôi thường kéo dài khá lâu mới xuất khiến vợ tôi không vui và nghi ngờ này nọ. Thực sự tôi cũng lo lắng vì tôi mới hơn 50, tình trạng này khiến bản thân cũng thấy mệt mỏi! Tôi nên làm gì để khắc phục? Theo như bạn miêu tả, có thể bạn bị chứng xuất tinh...