Con trai đi học về, bố mở cặp ra kiểm tra thì phát hiện tờ giấy lạ: Cầm lên đọc liền tái mặt, mất ngủ luôn 2 ngày
Cú shock mà ông bố này nhận được xem chừng lớn lắm.
Có nhiều yếu tố để đánh giá một đứa trẻ và thành tích học tập là một trong số đó. Thậm chí, đối với nhiều người, đây còn là yếu tố then chốt. Họ cho rằng đứa trẻ nào sở hữu thành tích học tập xuất sắc, trong tương lai nhiều khả năng có được cuộc sống ổn định. Ngược lại, những đứa trẻ có thành tích học tập không quá nổi trội rất có thể sẽ gặp nhiều khó khăn trong tương lai.
Ngày 26/11 vừa qua, tại Quý Dương ( Trung Quốc) xảy ra một sự kiện vô cùng hài hước liên quan phần nào đến chủ đề này. Theo đó, một ông bố trẻ đã buồn rầu chia sẻ kết quả thi giữa kỳ môn Ngữ văn của con trai học lớp 3 của mình lên mạng xã hội. Được biết, cậu bé chỉ đạt 5,5/100 điểm ở bài thi môn Ngữ văn, một kết quả quá thấp.
Nhìn thấy số điểm mà con đạt được, đôi tay của ông bố không ngừng run rẩy, cảm xúc giận dữ bao trùm lấy người bố. Ông bố nói sau đó: “Mấy hôm trước bố thấy một phụ huynh khác, con họ thi được 92 điểm, phụ huynh đó tức tới mức phải nhập viện. Còn con thì chỉ được 5,5 điểm, bố nên phản ứng thế nào nhỉ?”.
Con trai đạt điểm thấp, bố mất ngủ 2 ngày vì tức giận.
Chưa dừng lại ở đó, cảm giác bất lực ấy còn đeo bám người bố suốt nhiều ngày sau đó. Thậm chí, ông bố này đã mất ngủ 2 đêm liên tục vì cứ nghĩ đến mức điểm 5,5 mà con đạt được là… máu trong người ông lại dồn hết lên não, vừa bực vừa bất lực.
Tuy nhiên sau đó, cả 2 vợ chồng nhận ra rằng, kết quả học tập bết bát của con một phần đến từ chính mình. Hóa ra, kể từ khi có em bé thứ hai, cả hai người vừa bận rộn với công việc và vừa phải dành nhiều thời gian để chăm sóc con út, nên đã vô tình bỏ bê con trai lớn. Sau khi suy nghĩ kỹ lưỡng, 2 vợ chồng nhận ra con trai của mình không hề học kém, chỉ là do bản tính ham chơi. Do đó, vợ chồng quyết tâm dành nhiều năng lượng và thời gian hơn cho việc học tập của con, cung cấp cho con sự đồng hành và hướng dẫn, từ đó giúp nó dần cải thiện thành tích học tập.
Vấn đề học tập của con cái thực sự là một chủ đề rất phức tạp. Một mặt, phụ huynh mang trong mình kỳ vọng sâu sắc, mong muốn con cái mình đạt được kết quả xuất sắc trong học tập để có thể vào được trường đại học top sau này, rồi có không gian phát triển rộng lớn. Mặt khác, phụ huynh lại mong muốn con cái họ sở hữu sở thích và tài năng đặc biệt.
Video đang HOT
Nhưng phụ huynh cần phải hiểu rằng, để tìm kiếm được một đứa trẻ giỏi toàn diện quả thực rất khó. Vậy nên, việc con học giỏi môn này, nhưng lại học không tốt môn khác là điều hoàn toàn bình thường. Dù cậu bé lần này không đạt điểm cao trong môn Ngữ văn, nhưng điều đó không có nghĩa là các môn khác của cậu cũng vậy. Có thể hiện tại cậu chỉ chưa tìm ra cách để học tốt môn Ngữ văn, hoặc chỉ là do sơ suất và không thể hiện hết khả năng mình mà thôi, nhưng tương lai thế nào thì vẫn chưa thể nói được.
Có không ít học sinh ban đầu kết quả học tập không tốt, nhưng thông qua việc không ngừng tìm tòi và cố gắng, cuối cùng đã đảo ngược tình thế.
Thực ra, phụ huynh nên bình tĩnh lại, với một tâm trạng thoải mái để giao tiếp tốt với con cái, hiểu rõ về những khó khăn mà con đang gặp phải trong quá trình học tập. Từ đó, cha mẹ giúp con tìm ra phương pháp học phù hợp với bản thân, và xây dựng nền tảng vững chắc cho con đường phát triển tương lai.
Đi học về phát hiện không có ai ở nhà, cậu bé 8 tuổi vứt phịch chiếc cặp xuống đất rồi làm loạt hành động không thể tin nổi
Hành động của cậu bé khiến chính người mẹ cũng phải bất ngờ.
Hiện nay, nhiều người lớn hay giữ quan điểm: "Trẻ con có biết gì đâu". Quan điểm này không hiếm gặp trong xã hội, nhưng nó lại chứa đựng những hiểu lầm rất lớn. Thực ra, trẻ con dù còn nhỏ, nhiều việc chưa từng trải qua bao giờ, nhưng chỉ cần có cơ hội được quan sát người lớn, chúng sẽ bắt chước làm theo. Thậm chí đôi khi còn làm thuần thục hơn cả người lớn cũng nên.
Ngày 20/11 vừa qua, tại Tứ Xuyên (Trung Quốc), một bà mẹ chia sẻ câu chuyện thú vị về cậu con trai của mình. Vào ngày xảy ra sự việc, con trai sau khi tan học về nhà thì phát hiện ra không có ai ở nhà cả. Rơi vào trong trường hợp này, một vài đứa trẻ sẽ hoảng sợ, la um sùm để gọi bố mẹ, nhưng cậu bé này lại hành xử đầy bình tĩnh.
Theo đó, cậu bé bình thản đi xuống nhà hàng ở ngay dưới nhà và "order" ngay 3 món ăn và một bát canh để lấp đầy "chiếc bụng đói" sau những giờ học căng thẳng. Sau đó, cậu còn mượn điện thoại của chủ nhà hàng để gọi cho mẹ đến trả tiền và đón về.
Người mẹ chia sẻ rằng, con trai chị năm nay đã lên 8 tuổi. Nhà cách trường học không xa, nên hàng ngày cậu bé sẽ tự đi đi về về. Bình thường, khi con về thì luôn có người lớn ở nhà. Nhưng hôm đó, do có một số công việc đột xuất nên bố mẹ chưa tan làm thì cậu bé đã có mặt ở nhà và sau đó chính là một loạt hành động khiến người lớn cũng ngạc nhiên ở trên.
Đi học về không thấy ai, cậu bé tiểu học đã nhanh trí chạy xuống tầng order ngay một bàn "ê hề" đồ ăn.
Được biết, sau cú điện thoại của con trai, chị đã nhanh trong hoàn thành công việc và xuất hiện ở nhà hàng dưới nhà. Đập vào mắt người mẹ là cảnh tượng con trai chị ngồi một mình quanh chiếc bàn đầy thức ăn, rồi ung dung thưởng thức các món.
Nhìn con trai đang ăn, mẹ cười hỏi: "Con gọi mấy món ăn vậy?".
Cậu con trai hơi ngượng ngùng trả lời: "Con gọi 3 món ạ!".
"Không đúng, còn có một bát canh nữa mà?", người mẹ nói một câu với giọng điệu nhẹ nhàng, không hề trách móc.
Cậu con bé thấy thế cũng cười theo.
Sau đó, người mẹ đã ngồi xuống ăn cùng con. Trong lúc ăn, chị dò hỏi lý do vì sao con chỉ có một mình mà lại nghĩ đến việc gọi nhiều món như thế. Đứa trẻ thật thà nói, do nghĩ đến việc cả nhà ai cũng về muộn không kịp nấu cơm, bố mẹ tan ca cũng cần ăn, nên cậu đã "đại diện" gia đình gọi luôn. Dù gọi nhiều món là vậy, nhưng bản thân cậu bé ăn rất ít, bởi cậu muốn để phần các thành viên khác trong gia đình.
Thấy con trai ăn ngon lành, người mẹ vừa thấy buồn cười lại vừa tự hào vì con trai không chỉ biết tự chăm sóc bản thân mà còn rất hiểu chuyện.
"Tôi rất vui. Sau này chúng tôi mà không có ở nhà, con ít nhất cũng biết kiếm cái ăn. Và thằng bé còn chu đáo nữa chứ, nghĩ đến việc bố mẹ chưa ăn rồi gọi nhiều món luôn. Bình thường ở nhà mỗi khi không có thời gian nấu ăn, chúng tôi cũng hay đến nhà hàng này ăn, vì vậy, con đã quen với quy trình gọi món", người mẹ chia sẻ.
Câu chuyện sau khi được đăng tải lên MXH cũng khiến cộng đồng mạng được phen cười bò. Bên cạnh đó, mọi người cũng dành lời khen cho cậu bé 8 tuổi. Chỉ với vài món ăn này, người ta đã thấy được một đứa trẻ ân cần và ấm áp, biết quan tâm chính mình cũng như những người thân yêu.
Sự quan trọng của việc rèn luyện tính tự lập cho con
Việc rèn luyện sự chủ động cho trẻ từ nhỏ là hết sức quan trọng, nó không chỉ giúp trẻ tự tin hơn trong cuộc sống mà còn phát triển khả năng tự lập và tư duy sáng tạo. Dưới đây là một số phương pháp có thể áp dụng để nuôi dưỡng tính chủ động cho con.
Đầu tiên, cha mẹ cần tạo điều kiện cho trẻ tự mình thực hiện các công việc hàng ngày phù hợp với độ tuổi của mình. Có thể bắt đầu từ những việc nhỏ như tự dọn dẹp đồ chơi, tự mặc quần áo, hoặc tự chuẩn bị đồ dùng học tập. Qua đó, trẻ sẽ học được cách tự chủ trong cuộc sống và trách nhiệm với hành động của mình.
Thứ hai, khuyến khích trẻ tham gia vào việc đưa ra quyết định liên quan đến bản thân mình. Cha mẹ có thể để trẻ chọn lựa món ăn, quần áo hoặc cách giải quyết một số vấn đề nhỏ trong gia đình. Điều này giúp trẻ rèn luyện kỹ năng suy nghĩ độc lập và đánh giá hậu quả của quyết định của mình.
Rèn luyện sự chủ động cho con là điều vô cùng quan trọng.
Thứ ba, tạo cơ hội để trẻ được thử thách. Đặt ra những mục tiêu nhỏ, có thể đạt được và khuyến khích trẻ tự mình nỗ lực để đạt được. Dù kết quả có thể không như mong đợi, nhưng quá trình này sẽ giúp trẻ nhận ra rằng mọi cố gắng đều xứng đáng và từ đó hình thành niềm tin vào bản thân.
Thứ tư, dạy trẻ cách quản lý thời gian của mình. Việc sắp xếp lịch trình học tập, vui chơi, và nghỉ ngơi một cách hợp lý sẽ giúp trẻ hiểu được giá trị của thời gian và cách tận dụng nó một cách có ích.
Cuối cùng, mô hình hóa là một cách hiệu quả để trẻ học hỏi. Cha mẹ cần trở thành những tấm gương sáng về sự chủ động và tự chủ. Khi cha mẹ thể hiện tính chủ động trong công việc và cuộc sống, trẻ sẽ dễ dàng bắt chước và học theo.
Qua những bước nhỏ nhưng đều đặn, cha mẹ sẽ thấy được sự thay đổi tích cực trong thái độ và hành động của trẻ. Sự chủ động không phải là một phẩm chất tự nhiên mà nó cần được nuôi dưỡng và phát triển qua thời gian, thông qua sự hỗ trợ và khích lệ từ cha mẹ và môi trường xung quanh.
Con trai lần đầu viết văn tả mẹ, mẹ đọc xong "tái mặt" còn netizen thì chấm em 10 điểm thật thà Viết văn thật thà mà chữ đẹp như này thì chắc mẹ cậu bé đọc xong cũng "xúc động" lắm. Học sinh tiểu học với trí tưởng tượng vô bờ bến và sự hồn nhiên trong sáng, đã tạo ra những tác phẩm văn học "bá đạo" khiến người lớn không khỏi cười xỉu mỗi khi đọc. Những bài văn miêu tả của...