Con trai đi học mẫu giáo được vài ngày đã bị nhà trường trả về, nguyên nhân lại do một hành vi vô tư của mẹ gây ra
Bà mẹ này không ngờ hành động đơn giản hàng ngày của mình lại khiến con bị nhà trường trả về không cho học nữa.
Cách đây không lâu, một bà mẹ người Trung Quốc có tên là Tiểu Văn đã lên mạng xã hội chia sẻ câu chuyện của con trai để cảnh tỉnh các bậc cha mẹ khác nên xem lại hành vi của bản thân.
Bà mẹ này kể rằng con trai đi học mẫu giáo được vài ngày thì chị nhận được điện thoại của cô giáo: “Tôi nhận được điện thoại của cô giáo thông báo rằng có khả năng nhà trường sẽ không thể tiếp tục nhận con của tôi, vì bé có những hành vi thiếu văn minh và lịch sự. Điều này làm ảnh hưởng đến tâm lý của những đứa trẻ khác trong trường” .
Khi nghe xong câu nói của cô giáo, chị Tiểu Văn đã thật sự vừa tức giận vừa kinh ngạc vì theo chị, con trai vốn là một đứa trẻ hiền lành. ngoan ngoãn. Cảm thấy không chấp nhận được chuyện này, chị Tiểu Văn đã nhanh chóng đến trường để nói chuyện với cô giáo và ban giám hiệu.
Chị Tiểu Văn vẫn thường thay quần áo trước mặt con và chị cho đó là hành động bình thường (Ảnh minh họa).
Theo như lời giáo viên đứng lớp, mặc dù chỉ mới đi học được vài buổi nhưng con trai của chị Tiểu Văn lại có thói quen nhìn trộm các bạn nữ đi vệ sinh. Ngoài ra, cậu bé còn nhìn chằm chằm khi cô giáo thay quần áo ở trường. Nghe vậy, chị Tiểu Văn liền ngắt lời: “Tôi thấy có vấn đề gì đâu cơ chứ. Ở nhà tôi vẫn thường xuyên thay quần áo trước mặt con. Trẻ con thì biết gì, các cô cứ làm lớn chuyện”.
Tuy nhiên, cô giáo lại phản đối: “Nhưng đây là trường học, không phải là nhà của bé. Ở đây còn có rất nhiều những đứa trẻ khác. Hành vi của con chị sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý các bé: một là sợ hãi, hai là bắt chước theo. Việc nhìn trộm người khác thay đồ hay đi vệ sinh là dấu hiệu cho thấy bé có vấn đề liên quan đến tâm sinh lý, chị nên thay đổi hành vi thay đồ trước mặt con của mình”.
Và cho dù chị Tiểu Văn có phản đối như thế nào đi nữa thì ban giám hiệu và cô giáo vẫn cương quyết không nhận con chị. Bà mẹ này chỉ có thể chuyển trường cho con hoặc về nhà giáo dục giới tính cho con rồi cho đi học lại.
Video đang HOT
Vì sao cha mẹ cần phải giáo dục giới tính cho con?
Theo Tiến sĩ Jason Rafferty – một bác sĩ nhi khoa công tác tại Bệnh viện Nhi đồng Hasbro, đồng thời ông còn là thành viên của Hiệp hội Y học và Sức khỏe Vị thành niên và Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, cho biết trẻ em khoảng 2 tuổi đã phân biệt được bạn trai và bạn gái. Lên 3 tuổi, trẻ đã biết bản thân mình là con trai hay con gái. Và khi được 4 tuổi, hầu hết các bé đều có ý thức về bản dạng giới tính của mình. Nói cách khác trẻ đã biết mình là con gái phải để tóc dài, mặc váy, đi giày búp bê, cài nơ trên tóc. Hay con trai sẽ cắt tóc ngắn, mặc áo thun, chơi siêu nhân, ô tô, đá banh…
Khi được 4 tuổi, hầu hết các bé đều có ý thức về bản dạng giới tính của mình nên cha mẹ tuyệt đối không được thay quần áo trước mặt hay tắm chung với con nữa (Ảnh minh họa).
Do đó, việc cha mẹ thường xuyên thay quần áo trước mặt con sẽ gây ra một số tác hại lên tâm lý và tính cách của trẻ. Cụ thể là:
1. Ý thức về giới tính của con bị mờ nhạt
Trên thực tế có nhiều ông bố bà mẹ nghĩ rằng con còn bé nên cứ vô tư thay quần áo, tắm chung, ngủ chung với con. Nhưng theo các nhà tâm lý, đây là hành vi khiến trẻ không có sự phân định rạch ròi về giới tính. Trẻ sẽ cho rằng con trai và con gái có quyền được thay quần áo cùng một lúc trong một phòng. Mình có thể khỏa thân trước mặt người khác mà không có vấn đề gì cả.
Dần dần con sẽ không có ý thức giữ khoảng cách với bạn khác giới. Nghĩa là bé trai sẽ vô tư nhìn vào cơ thể bạn gái, còn bé gái thì hồn nhiên để lộ cơ thể mình trước mặt bạn trai. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, nhất là khi con bước vào tuổi dậy thì.
2. Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của con
Việc được nhìn thấy cơ thể trưởng thành của cha mẹ sẽ khiến con tò mò vì sao bộ phận đấy nó lại như thế. Và thông thường khi con hỏi đến các vấn đề về giới tính, các bậc phụ huynh luôn tìm cách trả lời qua loa khiến con càng hoang mang và tò mò hơn.
Chính vì thế, trẻ sẽ bắt đầu tìm hiểu, nhất là bước vào tuổi vị thành niên. Và nếu bản thân không được trang bị đủ các kiến thức cần thiết về giới tính, trẻ sẽ có những hành vi sai lầm, thậm chí là vi phạm pháp luật.
3. Con sẽ có ý thức bảo vệ bản thân kém
Do ý thức về giới tính kém, lại thêm suy nghĩ về việc đụng chạm hay khỏa thân trước mặt người khác là điều bình thường, nên trẻ sẽ không có ý thức bảo vệ bản thân. Việc này sẽ tạo điều kiện cho kẻ xấu có cơ hội lạm dụng con.
Do đó, giáo dục giới tính cho con là việc làm quan trọng mà cha mẹ nên dạy ngay từ khi con còn bé. Điều này không chỉ giúp trẻ hình thành nhận thức đúng đắn về bản giới mà còn giảm thiểu khả năng trẻ phạm tội, hoặc trở thành nạn nhân của lạm dụng tình dục ở một mức độ nhất định. Nhưng trước tiên, cha mẹ phải thay đổi hành vi của chính mình, tuyệt đối không được thay quần áo trước mặt con hay tắm chung với con nữa.
Cho cháu đeo vòng vàng đến trường rồi làm mất, bà nội tức giận nghi cô giáo ăn cắp, sự thật làm cả nhà tẽn tò
Câu chuyện này đang gây phẫn nộ trên mạng và ai cũng cho rằng bà nội đã sai rành rành vì cho cháu đeo vòng vàng đi học.
Khái niệm "ngậm thìa vàng" để chỉ những đứa trẻ sinh ra trong một gia đình vốn giàu có, chúng nhận được sự bảo bọc không chỉ từ cha mẹ mà còn là ông bà, họ hàng và được tạo điều kiện tốt nhất để lớn lên. Chúng được chu cấp đầy đủ về vật chất thâm chí quá mức cần thiết và luôn được định hướng để sau này tiếp quản khối tài sản lớn từ gia đình.
Theo phong tục truyền thống ở một số nơi, khi một đứa trẻ được sinh ra, để gửi gắm những lời chúc tốt đẹp và mong ước về cuộc sống sung túc cho đứa trẻ sau này mà người ta thường cho trê đeo vòng tay, lắc tay vàng, bạc từ nhỏ. Ở Trung Quốc, nhiều người cao tuổi còn không cho phép bố mẹ tháo những trang sức được xem là may mắn này ra khỏi người cháu của mình.
Tuy nhiên, với trẻ nhỏ, việc đeo lên người những trang sức quá đắt tiền đôi khi sẽ gây ra những phiền toái không đáng có, đặc biệt là đối với những em đã bắt đầu đi học mẫu giáo.
Mới đây, một câu chuyện đã được trang Sina chia sẻ và đang thu hút sự quan tâm của dân mạng. Theo đó, một phụ nữ Trung Quốc họ Vương có đứa cháu nội được bố mẹ đưa tới nhà trẻ. Ngay từ khi mới chào đời, đứa bé đã được bà tặng hẳn một chiếc vòng vàng có giá trị và đeo vào tay cháu, bà căn dặn con trai và con dâu mình không được tùy ý tháo chiếc vòng ra vì chiếc vòng chứa đựng những may mắn và bảo vệ đứa trẻ.
Khi đưa cháu đến trường, cô giáo khuyên bà Vương không nên để trẻ đeo vòng vàng vào lớp. Theo nội quy, nhà trường cũng đã phổ biến với phụ huynh điều này thế nhưng bà nội của cô bé đã phớt lờ điều này và vẫn để cháu mang vòng đến lớp. Không những thế, bà còn dặn đi dặn lại đứa trẻ che chắn và để ý chiếc vòng cẩn thận, tránh để cho người khác nhòm ngó.
Một hôm cô bé đi học về, bà Vương tá hỏa phát hiện trên tay của cháu mình không còn chiếc vòng vàng nữa, Bà nội gặng hỏi mãi nhiều lần những đứa trẻ vẫn ngơ ngác vì không biết vì sao chiếc vòng biến mất.
Trước tình hình này, bà tỏ ra tức giận vì nghĩ rằng có ai đã đánh cắp mất món đồ có giá trị của cháu gái mình, và những người bà nghi ngờ nhất lại là các cô giáo của cháu. Thế là bà nói với con dâu để chị tức tốc đến trường để hỏi cho ra lẽ và nhất quyết bắt đền nhà trường món tài sản quý giá mà cháu mình bị mất. Ở văn phòng, mẹ của đứa trẻ không kìm được cơn nóng và buông những lời hết sức khó nghe với giáo viên và suýt chút nữa đã dùng ngôn từ mang tính chất xúc phạm nếu không bị ngăn lại.
Cuối cùng, các giáo viên đã cùng phụ huynh chia nhau ra đi tìm xem chiếc vòng ở đâu và bất ngờ là nó nằm trên bãi cỏ ở sân trường, nơi mà cô bé đã vui chơi trước đó. Dù đã tìm được chiếc vòng, thế nhưng người hứng chịu hậu quả lại chính là đứa trẻ tội nghiệp, cũng là chủ nhân của món đồ. Theo đó, sau khi các phụ huynh khác nghe được chuyện bèn không cho con mình lại gần và tiếp xúc với cô bé. Nhiều người lên tiếng, sự việc này bà Vương đã sai hoàn toàn khi không nghe theo nội quy đã được nhà trường thông báo, lại còn lớn tiếng với người trực tiếp dạy dỗ con mình.
Trên thực tế, hầu hết các trường mầm non đều không cho phép trẻ mang đồ đạc có giá trị vào lớp vì chúng còn quá nhỏ để có thể ý thức được việc tự bảo quản, giữ gìn tài sản, ngoài ra điều này còn gây vướng víu cho các hoạt động trong ngày của trẻ. Một lý do nữa là việc này sẽ gây ra sự phân biệt giàu nghèo giữa những đứa trẻ với nhau.
Con đi nhà trẻ ngày đầu, sáng khoẻ chiều gãy xương, mẹ "xử lý" một câu cô giáo bật khóc Đứa trẻ bị ngã trong lúc ngủ trưa vào ngày đầu tiên đi học mẫu giáo, khi đến bệnh viện khám bác sĩ thông báo bị gãy xương. Gần đây, trên mạng xã hội Trung Quốc đang lan truyền đoạn video một người mẹ kể lại câu chuyện của mình. Bà mẹ này cho biết, con trai cô ngay ngày đầu đến trường...