Con trai 8 tuổi thấy mẹ cho em bé bú thì bất ngờ nói “Mẹ ơi, con cũng muốn bú”, câu trả lời của người mẹ khiến ai nấy thán phục
Vài ngày trước, khi con trai lớn nhìn thấy mẹ cho em bú, cậu bé bất ngờ sà vào và nói: “Mẹ ơi, con cũng muốn bú!”.
Trương Phương (32 tuổi) là một bà mẹ 2 con người Trung Quốc. Con trai lớn của cô lên 8 tuổi, năm ngoái cô vừa sinh đứa con thứ hai. Vài ngày trước, khi con trai lớn nhìn thấy mẹ cho em bú ti, cậu bé bất ngờ sà vào và nói: “Mẹ ơi, con cũng muốn bú ti!”. Trương Phương lúc đó rất sững sờ nhưng sau cùng cô chỉ nở nụ cười dịu dàng với con chứ không nói gì.
Sau khi cho em bé ăn xong, cô sang phòng con trai lớn, nhẹ nhàng nói với bé: “Con trai, mẹ thật sự nhớ khoảng thời gian lúc trước cho con bú. Dù là trước đây hay bây giờ thì mẹ đều rất yêu con. Nhưng hiện tại con đã lớn rồi, không còn là em bé nữa, mẹ không thể cho con ti mẹ được”. Nói xong cô dịu dàng ôm bé vào lòng. Con trai cô không tiếp tục đòi được ti mẹ mà quay đi làm việc của bé. Sau này đứa trẻ cũng chẳng hề lặp lại yêu cầu tương tự nữa.
“Dù là trước đây hay bây giờ thì mẹ đều rất yêu con”. (Ảnh minh họa)
Chắc hẳn tình huống này xảy ra ở không ít các gia đình có 2 con. Nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết cách xử lý đúng cách. Thường phản ứng của người mẹ sẽ rơi vào hai khả năng sau:
Một là, đáp ứng yêu cầu của con, đó là cho bé bú mẹ giống em bé. Cách làm này không được khuyến khích vì trẻ nhỏ đến một độ tuổi nào đó cần phải cai sữa. Khi trẻ đã lớn nhưng mẹ vẫn tiếp tục cho con bú sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ về giới tính. Và khi bạn đồng ý lần thứ nhất, sẽ rất khó để từ chối vào lần tiếp theo đứa trẻ yêu cầu, tình trạng càng trở nên rắc rối hơn.
Hai là, chỉ trích con khi bé đưa ra yêu cầu không ngoan như vậy. Song trên thực tế, khi trẻ đưa ra đề nghị đó, không phải thật sự trẻ muốn bú mẹ mà trẻ chỉ muốn nhận được sự yêu thương của mẹ giống như em bé mà thôi. Do đó, nếu lúc này mẹ mắng mỏ con chỉ làm đứa trẻ cảm thấy tồi tệ hơn. Bé sẽ cho rằng mẹ thực sự không yêu mình nữa, từ đó ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa người mẹ và đứa trẻ.
Nếu gặp phải tình huống tương tự, các bà mẹ hãy học tập cách xử lý của người mẹ trong câu chuyện phía trên. Cô vừa từ chối được con đồng thời thể hiện cho bé thấy cô vẫn luôn yêu bé như xưa, cho dù có thêm em bé thì tình yêu đó luôn chẳng thay đổi. Và đó chính là điều đứa trẻ cần, bé chắc chắn sẽ được yên tâm và hạnh phúc hơn.
Video đang HOT
Tú Cầu
Ám ảnh về chuyện mổ đẻ, mẹ An Giang hụt hẫng khi nghe câu nói: "Sinh thường mới tốt còn mổ là không biết đẻ"
Dù là sinh thường hay sinh mổ thì người mẹ cũng phải trải qua nhiều vất vả, đau đớn, họ đều đáng được trân trọng như nhau.
Câu chuyện sinh thường hay sinh mổ đôi khi không phải là điều các sản phụ có quyền được quyết định mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên bấy lâu nay, không ít người vẫn quá tôn sùng chuyện sinh thường. Dẫu biết việc sinh nở một cách tự nhiên có nhiều lợi ích cho cả mẹ và con nhưng như vậy không có nghĩa sinh mổ là không tốt, là người mẹ không chịu cố gắng hay "không biết đẻ".
Vậy tâm trạng của một sản phụ trong ca mổ đẻ diễn ra như thế nào? Sinh mổ có thực sự nhàn hơn sinh thường hay không? Hãy thử cùng lắng nghe những tâm sự của một bà mẹ đã từng có trải nghiệm đầy hoang mang đằng sau cánh cửa phòng mổ.
Chị Hương khi đang mang thai 8 tháng.
Chị Phạm Thị Diễm Hương, 23 tuổi (Châu Đốc, An Giang) kể, trước ngày dự kiến sinh 1 tuần, chị bỗng dưng có dấu hiệu chuyển dạ nên lập tức vào bệnh viện khám. Sau khi thăm khám bác sĩ cho chị về nhà theo dõi thêm. Đến sáng hôm sau, chị Hương đau bụng rồi bất ngờ vỡ ối, thấy nước ối có lẫn phân su, chị cùng chồng tức tốc vào viện. Lúc này, cổ tử cung của chị Hương vẫn chưa mở phân nào, vị trí đầu của em bé nằm còn khá cao song nước ối đã bẩn, sợ em bé ngạt nên chị được chỉ định mổ lấy thai.
Vốn là lần mang thai đầu tiên nên chị Hương còn nhiều lo lắng, sợ hãi. Khi nghe bác sĩ nói cần mổ lấy thai gấp là người mẹ trẻ đã cảm thấy lo sợ, không biết con mình có ổn không. Cũng vì lo cho con nên dù trước đây rất sợ tiêm nhưng lúc vào phòng mổ, chị chỉ mong sớm được gặp con nên khi bác sĩ gây tê tuỷ sống, chọc kim mấy lần mới được; cắm kim truyền vào người chị cũng không để ý, không có cảm giác gì.
Vì mong sớm được gặp con nên chị Hương vào phòng mổ mà đầu óc trống rỗng.
Ngay sau hôm mổ đẻ 1 ngày, chị Hương phải xuống giường tập đi, mất 3-4 hôm chị mới có thể đi lại chầm chậm.
" Khi bắt đầu mổ, mình cảm nhận rõ từng đường dao rạch trên bụng, các bác sĩ ấn bụng rồi lôi em bé ra, nhìn lên đèn trên trần phản chiếu, mình thấy tất cả quá trình. Rồi bác sĩ đặt bé lên người cho bé da kề da với mẹ, cảm giác đó chắc chắn người mẹ nào cũng không bao giờ quên được. Đó là sự thiêng liêng, hạnh phúc khi mình tạo ra một đứa trẻ và nó đã an toàn, khoẻ mạnh nằm trong vòng tay của mình, bao đau đớn cũng quên đi hết." - chị Hương nhớ lại.
Sau khi mổ xong, chị Hương được đưa xuống phòng hồi sức. Căn phòng lạnh lẽo khiến chị rét run như đang bị sốt nhưng chị vẫn không thấy sợ, niềm háo hức muốn được sớm gặp con đã khiến chị mạnh mẽ hơn rất nhiều.
Nhưng đau đớn vẫn chưa dừng lại ở đó, chị Hương còn tiếp tục phải đối diện với cơn đau sau mổ và hệ luỵ của việc mổ đẻ: " Mổ xong ngày hôm sau là phải dậy tập đi rồi, chẳng nói chuyện đi mà chỉ cần tập ngồi thôi cũng là cả một quá trình, bước xuống được khỏi giường là rơi bao nhiêu nước mắt. Cứ đi mãi mới được được 2, 3 bước rồi lại đứng thở hổn hển.
Bà mẹ trẻ vào phòng mổ khi tâm trạng đầy lo lắng, chỉ mong em bé của mình được chào đời khoẻ mạnh.
Khoảng 5, 7 ngày sau mình mới bớt đau được một chút và bế con được nhiều hơn. Đến bây giờ đã hơn 3 tháng sau sinh, mình vẫn còn đau ê ẩm vết mổ, phần bụng phía trên vết mổ đến giờ chỉ là một mảng da không còn cảm giác khi sờ vào.
Tác hại của việc gây tê tuỷ sống khiến mình không nhúc nhích được lưng khi nằm, muốn trở mình thì phải cố gắng lắm mới từ từ xoay người được. Trái gió, trở trời là người rét run, hoa mắt chóng mặt do mất máu nhiều. Đầu óc thì nhớ nhớ quên quên, nói xong quên ngay không nhớ mình vừa nói gì".
Phải trải qua nhiều vất vả, đau đớn như vậy để em bé được chào đời mạnh khoẻ nhưng chị Hương lại rất buồn khi nghe thấy nhiều người nói rằng: " Đẻ thường mới là tốt nhất, đẻ mổ là không biết đẻ" hay " Con có 2,6kg sao không cố đẻ thường mà phải mổ, hay muốn đẻ mổ cho nhàn thân?". Nghe vậy, chị Hương chỉ biết im lặng vì chị chỉ cần có con là hạnh phúc rồi, những lời nói như vậy chị không muốn bận tâm. Hơn nữa, có lẽ có nói thì mọi người cũng khó mà hiểu được nếu như chính họ không trải qua.
Bà mẹ trẻ cảm thấy buồn khi nhiều người nói rằng "sinh thường mới tốt, sinh mổ là không biết đẻ".
Qua câu chuyện của mình, chị Hương cũng chỉ muốn những ai còn hiểu lầm sinh mổ là dễ dàng hiểu rằng: " Dù sinh con bằng phương pháp nào, điều đó cũng đều thiêng liêng và vất vả, đau đớn như nhau nên không ai có quyền xem thường việc đẻ mổ.
Bản thân người mẹ nào cũng muốn đẻ thường để nhanh phục hồi, có sức khoẻ mà chăm con nhưng có những yếu tố không có phép thì phải mổ để đảm bảo an toàn cho bé, đó mới là điều quan trọng nhất. Những ai ở trong hoàn cảnh đó mới thấm thía được thôi".
Những nguy cơ khi sinh mổ
Theo PGS.TS.Trần Danh Cường (Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Trưởng bộ môn Phụ sản Trường Đại học Y Hà Nội) sinh mổ có nhiều biến chứng hơn sinh thường:
- Khi sinh mổ, người mẹ có thể bị những tai biến do gây mê hay do phẫu thuật (phạm phải động mạch tử cung, bàng quang, ruột, khâu trúng niệu quản...).
- Người mẹ sẽ mất máu nhiều hơn. Sau mổ có thể bị biến chứng nhiễm trùng vết mổ nên khả năng phải dùng kháng sinh nhiều hơn và lâu hơn.
- Thời gian hồi phục sức khỏe của người mẹ sẽ lâu hơn kéo theo thời gian phải nằm viện cũng dài hơn.
- Nếu mổ lấy thai con thứ nhất thì nhiều khả năng khi sinh các con sau cũng sẽ phải thực hiện mổ lấy thai bởi vì tử cung có sẹo rồi thì tỷ lệ mổ tăng rất cao.
- Sẹo mổ trên thân tử cung có thể bị nứt trong những thai kỳ sau. Vết mổ trên tử cung cũng có thể gây ra dính ruột, tắc ruột đối với bà mẹ.
Vô tình thấy bao cao su trong cặp con gái, mẹ lớn tiếng quát mắng nhưng biết chân tướng mới ân hận xin lỗi Ngay khi thấy chiếc bao cao su trong cặp sách của con, người mẹ liền trách mắng vô hồi. Nhưng sau đó, chị mới nhận ra mình đã quá vội vàng kết tội cô bé. Nhiều bậc phụ huynh có lối suy nghĩ truyền thống, cho rằng việc giáo dục giới tính là điều không nên nói với trẻ em. Thậm chí, con...