Con trai 6 tháng tuổi đột nhiên bị bại não, bác sĩ kiểm tra và phát hiện do hành động này của bố mẹ, hầu hết ai cũng từng làm
Có một điều không thể phủ nhận rằng, trẻ con nào cũng thích cảm giác mạnh, giống như việc bố mẹ hay bế chúng lên cao cho có cảm giác như đang bay. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng đây lại là hành động vô cùng nguy hiểm cho trẻ.
Gần đây, một người phụ nữ họ Trần sống ở Quảng Tây, Trung Quốc đã phải trải qua khoảng thời gian kinh hoàng khi phát hiện đứa con nhỏ 6 tháng tuổi bị bại não chỉ vì hành động của mình. Được biết, cô Trần và chồng năm nay cũng lớn tuổi, phải khó khăn lắm họ mới sinh được đứa con trai đầu lòng. Mỗi ngày, hai vợ chồng đi làm về đều tranh thủ chơi cùng con, đặc biệt cậu con trai rất thích được bố đưa lên cao và xoay vòng vòng. Mỗi lần như thế, cậu bé cười không ngừng, thấy con thích nên anh Trần thường xuyên làm và càng lúc càng mạnh hơn.
Tuy nhiên đến một ngày, con trai 6 tháng tuổi đột nhiên bị sốt co giật, kèm theo ói mửa. rối loạn vận động. Quá sợ hãi, hai vợ chồng cô Trần đã đưa con đến bệnh viện địa phương để kiểm tra thì bác sĩ nói rằng cậu bé đã mắc hội chứng rung lắc ở trẻ em. Sau khi chia sẻ với bác sĩ, anh Trần thừa nhận rằng mình thường xuyên bế con và rung lắc vì nghĩ rằng cậu bé thích cảm giác mạnh. Sự việc đau lòng xảy ra khiến anh Trần vô cùng đau đớn và hối hận. Các bác sĩ cho biết, điều duy nhất bây giờ có thể làm là tiến hành điều trị một cách triệt để.
Câu chuyện của gia đình cô Trần là bài học cảnh tỉnh cho nhiều bậc phụ huynh khác. Nhiều người vì muốn chơi với con và muốn chúng vui nên bằng lòng làm mọi thứ mà chúng thích. Nhưng trên thực tế, mọi người cần biết rằng có những điều cần phải tìm hiểu nếu không sẽ gây ra hậu quả khôn lường. Các bác sĩ cho biết, hội chứng rung lắc ở trẻ em là một dạng bạo hành nghiêm trọng lên trẻ em. Nó thường xảy ra khi bố mẹ hoặc người chăm trẻ rung lắc để trẻ giải tỏa sự cáu gắt, thường là để dỗ trẻ ngừng khóc. Nhưng đây là cách dỗ hoàn toàn sai và cực kỳ nguy hiểm.
Chuyên gia nói thêm, nhóm cơ cổ của trẻ còn rất yêu và không đủ sức nâng đỡ đầu. Vì vậy, việc rung lắc mạnh sẽ làm đầu trẻ di chuyển mạnh từ trước ra sau, gây tổn thương não nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Hội chứng này chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là nhiều ca xảy ra với trẻ trước 1 tuổi.
Video đang HOT
Những triệu chứng thường không tìm thấy rõ rệt ở bên ngoài, nhưng chủ yếu xuất phát từ bên trong. Một số biểu hiện mà phụ huynh có thể nhận ra trẻ có hội chứng rung lắc là: Rối loạn vận động ở nhiều mức độ, sốt co giật hay thậm chí hôn mê, đồng tử giãn, chán ăn, nôn mửa, thở bất thường,… Khi thấy trẻ có những biểu hiện này bố mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện để kiểm tra gấp, nếu không trường hợp xấu nhất sẽ xảy ra.
Nguồn: Sohu
Đang hoàn toàn khỏe mạnh, bé 22 tháng tuổi bỗng không thể nói chuyện và di chuyển cơ thể được: Tai nạn tất cả bắt nguồn từ... một quả táo
Cậu bé 22 tháng tuổi hoàn toàn khỏe mạnh trước tai nạn, giờ không thể nói chuyện, nuốt bình thường hoặc di chuyển cơ thể sau một tai nạn thương tâm tâm ngoài ý muốn.
Một nhóm theo dõi chăm sóc trẻ em đang kêu gọi các bộ luật chặt chẽ hơn sau khi một trẻ mới biết đi ở Rotorua (New Zealand) bị tổn thương não sau khi bị nghẹn táo tại một trung tâm giữ trẻ.
Báo cáo của Tiến sĩ Sarah Alexander thuộc nhóm theo dõi diễn đàn trẻ em cho biết bé Neihana Renata, 22 tháng tuổi bị tổn thương não do thiếu oxy sau khi bị nghẹn một quả táo tại trung tâm Little Lights Kindy ở vùng ngoại ô Rotorua của Western Heights (New Zealand) vào ngày 31 tháng 5 năm 2016.
"Đứa trẻ mới biết đi bị chấn thương não do thiếu oxy và bại não nghiêm trọng - bé không thể nói chuyện, nuốt bình thường hoặc di chuyển cơ thể.
Việc cho trẻ ăn những loại thực phẩm như bỏng ngô, các loại hạt và táo sống... có thể khiến trẻ dễ dàng bị nghẹn, và điều đó là trái với lời khuyên về sức khỏe ở New Zealand và quốc tế", tiến sĩ Sarah cho biết.
Bé Neihana Renata trước khi gặp tai nạn
Tiến sĩ Sarah cho biết thêm rằng Neihana "bình thường so với tuổi và không có tình trạng sức khỏe hoặc khuyết tật" trước tai nạn.
Nhưng sau khi bị nghẹn táo, cậu bé đã ở bệnh viện được hai tháng và kể từ đó bé phải quay lại bệnh viện nhiều lần vì Neihana dễ bị nhiễm trùng ngực.
Mẹ của Neihana, một bác sĩ đa khoa có trình độ đầy đủ, đã phải từ bỏ công việc làm bác sĩ để chăm sóc con mình.
Bộ Giáo dục đã được thông báo về tai nạn vào ngày vụ việc xảy ra, nhưng tiến sĩ Sarah cho biết Bộ không có bất kỳ hành động nào để đình chỉ giấy phép của trung tâm hoặc hạ giấy phép xuống tạm thời.
Neihana Renata bị tổn thương não do thiếu oxy sau khi bị nghẹn một quả táo.
Vụ tai nạn đã khiến bé không thể nói chuyện, nuốt bình thường hoặc di chuyển cơ thể
"Nó dường như coi vụ việc là một tai nạn không thể ngăn chặn được. Bộ cũng không đặt câu hỏi về việc sơ cứu ban đầu cho đứa trẻ, cũng không liên lạc với gia đình. Gia đình không được thông báo về quyền khiếu nại của họ. Hành động của Bộ Giáo dục là nhằm mục đích giữ cho vụ việc im lặng", tiến sĩ Sarah bày tỏ.
Nhưng phó thư ký của Bộ, bà Katrina Casey, cho biết vụ việc đã được che đậy bởi lời khuyên của các trung tâm chăm sóc trẻ em.
"Tai nạn khủng khiếp này đã thay đổi cuộc sống của đứa trẻ này và gia đình bé mãi mãi. Chúng tôi biết trẻ nhỏ đặc biệt dễ bị nghẹn, ngay cả đối với những thứ chúng có thể đã ăn nhiều lần trước hoặc kể cả khi đang được giám sát, như trường hợp bi thảm ở đây.
Báo cáo của WorkSafe New Zealand cho thấy trung tâm tuân theo các hướng dẫn sơ cứu và giám sát, đã có nhân viên được đào tạo phù hợp và gọi dịch vụ khẩn cấp ngay lập tức. Nhân viên tại trung tâm đã làm tất cả những gì có thể để giúp cậu bé này", bà Katrina cho biết.
Tai nạn hóc sặc có thể xảy ra ở mọi tuổi nhưng thường ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến dưới 3 tuổi. Ở độ tuổi này, bé thường sẽ rất tò mò, những thứ tưởng như vô hại với người lớn lại vô cùng nguy hiểm với trẻ nhỏ (hạt nhãn, hạt điều, kim may, đinh ghim, hạt dẻ, hạt dưa, bỏng ngô, kẹo cứng,...), chúng đều có thể trở thành thủ phạm gây tổn thương bé.
Nguồn: Kidspot
Người đầu tiên hiến sữa cho ngân hàng sữa mẹ tại TP HCM Chị Tuyền chăm con sinh non tại Bệnh viện Từ Dũ, mỗi ngày vắt sữa gửi vào Ngân hàng sữa mẹ. Con trai đầu lòng chị Phạm Thị Tuyền chào đời tại Bệnh viện Từ Dũ vào mùng một Tết Kỷ Hợi 2019 lúc 26 tuần tuổi. Cậu bé sinh non nặng 900 gram được đưa vào chăm sóc cách ly tại Khoa...