Con trai 10 tuổi có IQ cao hơn cả Albert Einstein, bố mẹ mừng rơn nhưng không ngờ 15 năm sau bi kịch mới ập đến
Năm 10 tuổi, Kaczynski đã làm bài kiểm tra IQ và đạt số điểm đáng kinh ngạc 167. Được biết chỉ số IQ của anh còn cao hơn cả 2 thiên tài Albert Einstein và Stepen Hawking.
Theodore John Kaczynski, người Mỹ (SN 1942) được biết đến với tên nặc danh Kẻ đánh bom thư, là tội phạm khủng bố và sát nhân khét tiếng theo chủ nghĩa vô chính phủ. Giai đoạn năm 1978-1995, anh ta đã giết 3 người và làm bị thương 23 người khác trong một âm mưu ném bom toàn quốc nhằm vào những người tham gia vào ngành công nghiệp hóa. John Kaczynski bị bắt và kết án vào năm 1996.
Nếu chỉ đọc những thông tin trên, ai nấy đều cho rằng Kaczynski là một tên tội phạm có vấn đề tâm lý bình thường như mọi tên tội phạm khác. Ít ai biết, anh ta từng là một thần đồng toán học, có chỉ số IQ cao hơn cả Stephen Hawking và Albert Einstein. Mọi bi kịch của Kaczynski đến từ việc bị xã hội, gia đình kỳ vọng quá cao.
Theodore John Kaczynski khi bị bắt vào năm 1996.
Thần đồng toán học với IQ 167
Theodore John Kaczynski sinh ngày 22 tháng 5 năm 1942, ở Chicago, Illinois, Mỹ trong một gia đình lao động bình thường. Thuở nhỏ, Kaczynski cũng có tính cách vui vẻ, hòa đồng giống như bao đứa trẻ khác, thậm chí còn rất yêu động vật.
Điểm khác biệt duy nhất là anh ta sở hữu trí tuệ phi phàm gấp nhiều lần so với bạn bè cùng trang lứa. Từ năm lớp 1 đến lớp 4, Kaczynski học tại trường tiểu học Sherman ở Chicago. Các giáo viên ở đây đều đánh giá Kaczynski là một cậu bé ngoan hiền và rất thông minh. Năm 1952, gia đình anh ta chuyển đến sống ở vùng ngoại ô phía Tây Nam Illinois. Trong thời gian này, Kaczynski đã làm bài kiểm tra IQ và đạt số điểm đáng kinh ngạc 167. Được biết chỉ số IQ của anh ta còn cao hơn cả 2 thiên tài Albert Einstein và Stepen Hawking.
Một tấm ảnh thời trẻ của Theodore John Kaczynski.
Video đang HOT
Nhờ trí tuệ vượt trội, Kaczynski được học vượt cấp, chuyển lên lớp 6 khi mới chỉ 10 tuổi. Trong những năm trung học, anh ta bắt đầu hình thành lòng say mê sâu sắc với môn Toán. Mỗi ngày, Kaczynski sẽ dành hàng giờ liền để giải quyết các vấn đề toán học gặp phải. Không chỉ vậy anh ta còn tham gia vào một câu lạc bộ toán học để được tiếp xúc với những người có chung đam mê. Càng học, Kaczynski càng thể hiện trí tuệ vượt xa bạn bè đồng trang lứa và được nhảy cóc qua lớp 11.
Ở tuổi 15, Kaczynski tốt nghiệp trung học và được nhận vào Đại học Harvard danh tiếng vào năm 16 tuổi. Anh ta tốt nghiệp Harvard vào năm 20 tuổi, sau đó lấy bằng Thạc sỹ và Tiến sỹ Toán học lần lượt vào năm 22 và 25 tuổi. Trong giai đoạn này, Kaczynski đã có nhiều công trình nghiên cứu toán học tầm cỡ, đạt nhiều giải thưởng, tiêu biểu là giải Sumner B. Myers cho luận văn toán học hay nhất năm.
Không chỉ vậy, ở tuổi 25, Kaczynski còn trở thành trở thành trợ lý giáo sư toán học trẻ nhất trong lịch sử Đại học California, Berkeley. Tất cả giáo sư trong trường khi đó đều dành những mỹ từ để miêu tả anh ta như “thông minh phi thường”, “trí tuệ siêu việt”. Ai nấy đều tin rằng Kaczynski sẽ còn đạt được nhiều thành tích vượt trội hơn nữa trong tương lai. Tuy nhiên vào ngày 30/6/1969, anh ta đột ngột từ chức trợ lý giáo sư trong sự ngỡ ngàng của nhiều người.
Theodore John Kaczynski từng là nhà toán học trẻ tuổi tài ba.
Sống đời ẩn dật và trở thành kẻ sát nhân khét tiếng
Năm 1969, John Kaczynski bỏ việc và chuyển đến sống tại một căn nhà nhỏ ở vùng hẻo lánh, không có điện và nguồn nước cung cấp ổn định gần Lincoln (Montana). Anh ta bắt đầu một cuộc sống ẩn mình khỏi thế giới.
Khoảng thời gian này, Kaczynski tự học các kỹ năng sinh tồn như nhận biết các dạng thực vật ăn được, canh tác hữu cơ,… Đây cũng là lúc ngành công nghiệp hóa nổ ra mạnh mẽ, nhiều vùng đất ở Mỹ trở thành các dự án phát triển bất động sản và công nghiệp. Phẫn uất với tình trạng các vùng đất hoang xung quanh nơi mình ở bị tàn phá, Kaczynski đã có những quyết định, âm mưu điên rồ.
Từ năm 1978-1995, Kaczynski đã tiến hành đánh bom thư trên toàn quốc, nhằm vào đối tượng là những người tham gia các dự án công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những quả bom của Kaczynski đã giết chết 3 người và làm bị thương 23 người khác. Đến năm 1996, anh ta bị bắt và kết án tù chung thân.
Từ năm 1978 -1995, Kaczynski đã tiến hành đánh bom thư trên toàn quốc.
Bi kịch đến từ áp lực thần đồng
Nhìn lại cuộc đời của Kaczynski, nhiều người thắc mắc tại sao một thần đồng có tương lai tươi sáng, rực rỡ như vậy phút chốc lại từ bỏ ánh hoàng quang, trở thành một kẻ ẩn dật và có hành vi chống phá xã hội. Từ nhiều cuộc nghiên cứu dựa trên thời gian đi học, các mối quan hệ với bạn bè, gia đình, các chuyên gia đã chỉ ra Kaczynski thực chất đã gặp phải các vấn đề tâm lý từ lâu. Ở tuổi 16, John Kaczynski trở thành sinh viên Đại học Harvard nhưng cũng bắt đầu gặp bất ổn về tâm lý khi bị bạn bè xa lánh và sinh viên lớp trên bắt nạt.
Sự khác biệt về tuổi tác và cả trí tuệ khiến anh ta bị các sinh viên khác cô lập. Không chỉ vậy, Kaczynski còn gặp phải áp lực lớn từ phía gia đình. Mẹ Kaczynski đặt kỳ vọng rất lớn về con trai và luôn muốn anh ta chỉ dành thời gian học và nghiên cứu trong phòng kín. Kaczynski không có tuổi thơ, không có bạn bè, càng không có những kinh nghiệm xã hội.
Theo Nhà nghiên cứu Tôn Vân Hiểu (công tác Trung tâm Nghiên cứu Thanh thiếu niên Trung Quốc), thần đồng kỳ thực là một nhóm có nguy cơ mắc vấn đề tâm lý rất cao. Đặc biệt là những đứa trẻ thông qua nỗ lực phi thường mà được gọi là thần đồng thì càng chịu áp lực tâm lý hơn. Bởi càng dành nhiều thời gian vào học tập thì các em sẽ càng mất đi khoảng thời gian cho việc vui chơi, học tập các kỹ năng sống,.. Tình trạng này tiếp diễn trong một thời gian dài sẽ dẫn đến sự u uất trong tâm lý. Trường hợp của John Kaczynski chính là một trường hợp điển hình.
Linh cẩu độc chiến sư tử: Bi kịch...
Linh cẩu đơn độc quá yếu thế trong cuộc chiến lần này với chúa sơn lâm.
Khi đi theo bầy đàn, sư tử không phải là mối đe dọa với linh cẩu nhưng khi chỉ đơn độc một mình thì không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra. Câu chuyện dưới đây là minh chứng cho một cái kết bi thương của linh cẩu.
Linh cẩu đơn độc trong cuộc chiến với sư tử
Không hiểu vì sao con linh cẩu này chỉ có một mình khi đối đầu với một con sư tử đực to lớn. Những âm thanh của cuộc đụng độ khiến mọi người chú ý và nhanh chóng chụp lại những hình ảnh này.
Rõ ràng, sư tử muốn linh cẩu trở thành con mồi của mình nên quyết một sống một còn chứ không chỉ phải muốn đuổi linh cẩu ra khỏi khu vực của mình.
Bằng sức mạnh áp đảo, sư tử dành những đòn chí mạng về cho linh cẩu và muốn kết liễu con mồi càng sớm càng tốt. Trong khi đó, linh cẩu dường như không có bất cứ sự chống cự nào đáng kể vì đã bị thương khá nặng.
Một cái kết không thể nào khác dành cho kẻ yếu thế hơn trong cuộc chiến này. Những hình ảnh được chụp lại tại Vườn quốc gia Kruger, Nam Phi.
Rõ ràng, sư tử áp đảo hoàn toàn đối thủ của mình trong cuộc chiến không cân sức
Linh cẩu bị thương không nhẹ trong cuộc chiến này
Một cuộc chiến mà linh cẩu cầm chắc cái chết
Không có phép màu nào trong lần đụng độ này
Điều ít biết về chỉ số thông minh: Những người có IQ cao lại có trí nhớ "tồi" IQ là viết tắt của cụm từ 'lntelligence Quotient' trong tiếng Anh. Dưới đây là những sự thật thú vị về chỉ số thông minh mà không phải ai cũng biết. Chỉ số IQ của Albert Einstein chưa được xác định rõ ràng vì ông chưa bao giờ trải qua các bài kiểm tra. Song các chuyên gia ước đoán IQ của nhà...