Con trai 10 tháng tuổi đi ngủ trong vui vẻ, khỏe mạnh nhưng lại mãi mãi không tỉnh dậy nữa
“Mỗi lần thức giấc, tôi đau đớn nhận ra con đã đi thật xa. Trước khi mất, con khỏe mạnh và hay ăn chóng lớn, không bị ốm, cũng không mắc bệnh hiểm nghèo nào. Con cũng không bị đuối nước hay bị tai nạn…”.
Dưới đây là những dòng chia sẻ đầy xúc động của bà mẹ người Úc – Edwina Symonds khi một sáng tỉnh dậy, cô đã mãi mãi mất đi đứa con đầu lòng yêu dấu mới được 10 tháng tuổi.
Tỉnh giấc và nhận ra con không còn nữa
Được làm mẹ là một điều vô cùng thiêng liêng. Đưa một sinh mệnh đến với thế giới này dù có đau đớn và khổ cực đến mấy thì chỉ cần thấy con lớn khôn mỗi ngày là mẹ đã thấy tất cả những gì mẹ hi sinh đều xứng đáng. Và vì thế, không khó để tưởng tượng nỗi đau của người mẹ khi đứa con bé bỏng chưa tận hưởng cuộc sống bao lâu đã vội rời bỏ thế giới này. Mỗi lần thức giấc, tôi đau đớn nhận ra con đã đi thật xa.
Con tôi mới được 10 tháng khi bé mất ngày 31 tháng 7 năm 2018. Trước khi mất, con khỏe mạnh và hay ăn chóng lớn, không bị ốm, cũng không mắc bệnh hiểm nghèo nào. Con cũng không bị đuối nước hay bị tai nạn. Khi chồng tôi ra xem con đang nằm trong cũi thì con đang bị co giật. Hai vợ chồng đưa con đến bệnh viện nhưng cơn co giật tồi tệ hơn những gì chúng tôi nghĩ. Bé không bao giờ tỉnh dậy nữa. Lúc đó chúng tôi mới biết con chỉ có thể sống được ít lâu do một hội chứng rối loạn di truyền, chứ trước đó không có dấu hiệu nào từng khiến chúng tôi băn khoăn cả. Cuộc đời bé tuy ngắn ngủi nhưng luôn ngập tràn hạnh phúc và ý nghĩa. Thế nhưng, bỗng một ngày bé chẳng còn nữa và tôi phải đối mặt với hiện thực trống vắng đến phũ phàng.
Nụ cười của bé đã thắp sáng cuộc sống của người mẹ.
Dường như hình bóng bé vẫn còn ở khắp xung quanh, thế nhưng đôi tay tôi không thể chạm vào con nữa. Đôi bàn tay dường như vẫn cảm thấy sức nặng cơ thể khi tôi bế bé, hay cảm giác khi nắm lấy những ngón tay mập mạp ấy, cảm giác trống trải khiến tôi chết lặng. Bé là con đầu của tôi, bé là tất cả những gì mà vợ chồng tôi mong đợi. Bé ăn ngon, ngủ ngoan và ít quấy khóc. Bé vui vẻ và hay cười. Bé thích nhìn cây trong vườn, thích nhìn hình ảnh phản chiếu trong gương, thích đi ngắm biển. Bé yêu khám phá là vậy, mà bây giờ bé đã đi xa mãi mãi.
Cú sốc tinh thần khiến cảm xúc tôi rối loạn. Đôi khi bất chợt tôi không biết con ở đâu, và rồi giật mình nhớ ra con không còn trên cõi đời này nữa. Có lúc tôi tìm thấy mấy bộ quần áo tôi mua cho con từ mấy tuần trước và nhận ra con sẽ chẳng bao giờ có cơ hội mặc nữa. Tôi khóc nức nở đến không thể đứng vững. Hay như khi mang đồ giặt đi phơi và không thấy những bộ đồ nhỏ xinh, yếm và khăn mặt của bé. Những khoảnh khắc nhỏ bé ấy khiến tôi nhận ra 10 tháng bé đến bên chúng tôi là 10 tháng đầy những khoảnh khắc yêu thương. Những kí ức ấy sẽ còn mãi mãi.
Đôi khi bất chợt tôi không biết con ở đâu, và rồi giật mình nhớ ra con không còn trên cõi đời này nữa.
Video đang HOT
Nỗi đau tột cùng của người mẹ mất con
Tôi lạc lối trong nỗi đau buồn và tiếc nuối. Làm sao bạn có thể mang đến một sinh mệnh, yêu thương thật nhiều và rồi đột nhiên chỉ còn lại khoảng trống trong tim cơ chứ. Khoảng trống này không thể lấp đầy được.
Bất cứ người mẹ nào cũng hiểu cảm giác gắn kết sâu sắc khi có một sinh mệnh lớn dần trong cơ thể mình. Tôi đang trải qua điều này khi một em bé nữa đang lớn lên trong bụng, thật gần với trái tim còn chưa lành từ nỗi đau mất con. Trái tim dường như không thuộc sở hữu của bản thân nữa, nhịp đập nảy lên khi cảm nhận sinh mệnh của con và chùng xuống khi sinh mệnh ấy không còn.
Tôi không biết tương lai sẽ ra sao, cũng không biết những việc tôi làm có ý nghĩa gì. Thế giới của tôi đã bị đảo lộn hoàn toàn và chẳng có lối ra. Tôi không muốn so sánh nỗi đau của mình với ai, nhưng tôi nghĩ mình không cô đơn. Có rất nhiều bà mẹ cũng đã rơi những giọt nước mắt đau lòng như thế. Nỗi đau mất con khó có thể bù đắp nổi, nhưng tôi luôn tin tưởng và hi vọng ngày mai tươi sáng hơn sẽ dẫn đường chỉ lối.
Những hình ảnh cuối cùng của cậu bé 10 tháng tuổi.
Dù đau lòng, nhưng tôi thấy không có gì cần hối tiếc. Tôi nghĩ con biết mình luôn cảm nhận được bố mẹ yêu thương, và đó là điều quan trọng nhất. Tôi trân quý từng bức ảnh, từng thước phim, bất cứ thứ gì con từng chạm tới. Tay lật mở từng trang của cuốn album ảnh, thế rồi cũng tới trang không còn bức ảnh nào nữa. Những trang ấy sẽ chẳng bao giờ được lấp đầy nữa.
Mỗi đêm, tôi bật điện phòng con và đọc truyện cho con nghe theo thói quen. Thói quen chắc sẽ dần nhạt phai theo thời gian, nhưng sẽ không phai mờ trong trái tim tôi. Tôi sẽ luôn là mẹ của con, đọc truyện cho con nghe, hôn trán con chúc ngủ ngon trong tâm trí. Dù con không còn, tôi vẫn là một người mẹ. Con của tôi đang yên nghỉ ở một nơi rất xa. Dù không thể ôm con nữa, tôi biết con ở trên những ngôi sao xa xôi, trong làn gió nhẹ mơn man mái tóc, trong con sóng nhẹ vỗ vào bờ. Thận của con đã cứu được mạng sống của một thanh niên, một phần của cơ thể con được sống tiếp trong cơ thể người khác. Tôi mong một ngày được gặp họ để cho họ nghe về cậu bé đã thay đổi cuộc đời tôi và cuộc đời họ nữa.
Nguồn: Kidspot
Nguyên nhân bất ngờ gây tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh và cách phòng tránh
Bệnh tưa lưỡi rất dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng lưỡi đóng mảng trắng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Dù không nguy hiểm nhưng nó khiến bé hay quấy khóc, bỏ bú.
Tưa lưỡi là một bệnh rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Dù bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại khiến bé hay quấy khóc, thậm chí bỏ ăn vì đau rát lưỡi. Thêm vào đó, bệnh rất dễ gây nhầm lẫn với tình trạng lưỡi đóng trắng thường thấy ở trẻ sơ sinh, dẫn đến bệnh ngày càng nặng do không được chữa trị kịp thời. Hãy cùng phân biệt bệnh tưa lưỡi với lưỡi trắng bình thường ở trẻ sơ sinh để có biện pháp xử trí phù hợp.
Nếu là bệnh tưa lưỡi, những mảng màu trắng sẽ khó lau sạch, thậm chí xuất huyết nếu bạn cố cọ sạch (Ảnh minh họa).
Lưỡi đóng trắng bình thường
Hầu như tất cả các bé sơ sinh đều có một lớp màu trắng mỏng trên lưỡi. Nguyên nhân là do trong 6 tháng đầu đời, nguồn dinh dưỡng duy nhất mà các bé nạp vào là sữa. Nếu bé ăn sữa ngoài chứ không bú mẹ thì lớp phủ trên lưỡi sẽ dày hơn một chút. Tuy vậy, thông thường lớp màu trắng này sẽ bong ra khi bé bú sữa vì lưỡi sẽ cọ sát vào phần ngạc cứng trong miệng.
Nếu vì lí do nào đó mà lưỡi không ma sát với ngạc cứng trong thời gian dài thì ba mẹ cần chú ý theo dõi để giúp bé chăm sóc vệ sinh lưỡi và có biện pháp can thiệp phù hợp. Nếu nguyên nhân là tật dính thắng lưỡi, tức phần mô dưới lưỡi bám sâu khiến lưỡi khó cử động thì bạn có thể đưa bé đi khám để tiến hành phẫu thuật tách hãm lưỡi để bé có thể cử động lưỡi bình thường. Trong trường hợp nguyên nhân gây ra là do ngạc cứng quá cao nên lưỡi không với tới được, khiến cặn sữa đọng lại làm trắng lưỡi thì hãy đưa bé đi khám bác sĩ nhi khoa để nhận được phác đồ điều trị phù hợp.
Bệnh tưa lưỡi
Đừng quá hoảng hốt, bởi tưa lưỡi (tưa miệng) là một tình trạng bệnh rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tưa lưỡi là bệnh do một loại nấm có tên Candida Albicans gây ra. Theo các bác sĩ chuyên khoa thuộc Dịch vụ y tế quốc gia Anh thì loại vi khuẩn này có trong miệng của cả những người khỏe mạnh và không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên, đôi khi loại vi khuẩn này sinh sôi vượt kiểm soát do một thay đổi nào đó trong cơ thể và gây tổn thương các tổ chức trong miệng.
Dù bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại khiến bé hay quấy khóc, thậm chí bỏ ăn vì đau rát lưỡi (Ảnh minh họa).
Vậy nguyên nhân nào khiến vi khuẩn này đột nhiên sinh sôi bất thường?
Nếu bé mới được cho uống kháng sinh thì rất có thể đây chính là thủ phạm gây ra tình trạng tưa lưỡi. "Tác dụng phụ" này là do khi tiêu diệt các vi khuẩn có hại thì kháng sinh cũng vô tình tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong miệng, tạo ra môi trường lí tưởng cho nấm hoành hành. Nếu mẹ bị nấm âm đạo hoặc dùng kháng sinh trong thời gian dài thì nguy cơ trẻ bị tưa lưỡi sẽ cao hơn.
Điểm khác biệt giữa bệnh tưa lưỡi và lưỡi đóng trắng
Cách phân biệt thật ra rất đơn giản. Nếu là lưỡi đóng cặn trắng, thì lớp cặn sẽ bong ra khi dùng khăn ẩm lau, để lộ ra màu hồng nhạt khỏe mạnh của lưỡi. Nếu là bệnh tưa lưỡi, những mảng màu trắng sẽ khó lau sạch, thậm chí xuất huyết nếu bạn cố cọ sạch. Nếu bệnh không được phát hiện sẽ khiến bé quấy khóc, bỏ bú.
Cách chữa bệnh tưa lưỡi
Các mẹ đừng quá lo nếu bé bị tưa lưỡi bởi thường thì bệnh này cũng không nguy hiểm. Bạn có thể bôi thuốc trị nấm vào trong miệng cho bé hoặc cho bé uống thuốc, tùy từng trường hợp do bác sĩ chỉ định. Bạn cũng nên bớt sử dụng các thực phẩm nhiều đường nếu bé đang uống hoặc bôi thuốc trị nấm để giúp bé bú dễ dàng hơn.
Biện pháp phòng bệnh tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh
Mẹ bị nấm nhũ hoa có thể khiến con nhiễm nấm gây tưa lưỡi khi cho bú (Ảnh minh họa).
- Rửa sạch tay sau khi thay tã cho bé để hạn chế tình trạng nấm lây lan vì nấm có thể thoát ra theo đường tiêu hóa của bé.
- Nếu bị nhiễm nấm âm đạo khi mang thai, mẹ cần điều trị dứt điểm để tránh lây nhiễm cho em bé trong quá trình sinh thường.
- Một mẹ bị nấm quanh núm vú trong quá trình cho con bú cũng nên được điều trị ngay lập tức. Điều này sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng lây nhiễm sang em bé.
- Nếu trẻ đang dùng kháng sinh kéo dài, bổ sung probiotic có thể giúp khôi phục lại sự cân bằng của hệ thực vật đường ruột và sức khỏe đường ruột. Điều này làm giảm khả năng xảy ra tình trạng tưa lưỡi.
Theo Helino
5 lầm tưởng khi bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho trẻ em Probiotic (lợi khuẩn) chẳng giúp bé bớt quấy khóc về đêm và việc bổ sung probiotic cho các bé khỏe mạnh cũng không có tác dụng phòng bệnh. Gần đây, trên các phương tiện truyền thông xuất hiện các sản phẩm bổ sung probiotic - lợi khuẩn đường ruột - với tần suất dày đặc khiến nhiều bậc cha mẹ cảm thấy không...