Con tôi phải ‘trả giá’ khi mẹ góp ý với ban phụ huynh chuyện chi tiền
Tôi góp ý với ban phụ huynh rằng việc chi 10 triệu đồng thuê biên đạo, trang phục cho tiết mục 5-7 phút là lãng phí, không ngờ con tôi phải “trả giá” cho việc này.
Dịp 20/11, lớp con tôi đăng ký tham gia một tiết mục văn nghệ của trường. Ban phụ huynh gợi ý sẽ thuê biên đạo giúp các con có tiết mục thật hay để được chọn biểu diễn trên sân khấu. Giống như những lần khác, tôi và nhiều người tán thành vì nghĩ bản thân không giúp được gì, các bác trong ban phụ huynh đã bỏ công sức thì việc ủng hộ họ là đương nhiên. Hơn nữa, đa phần phụ huynh đều nghĩ thuê biên đạo múa cho một tiết mục văn nghệ của học sinh cấp 2 không quá tốn kém, có lẽ ban đã cân nhắc thu chi và sử dụng quỹ lớp hợp lý nên mới đưa ra ý tưởng như vậy.
Không ngờ, ngay sau khi toàn bộ phụ huynh bình chọn đồng ý, bác trưởng ban gửi tin nhắn kêu gọi quyên góp ủng hộ tiết mục văn nghệ của các con. Chị ấy nói đây là chi phí phát sinh, không nằm trong danh sách dự chi từ đầu năm, sẽ tốn gần chục triệu đồng bao gồm tiền thuê biên đạo, trang phục biểu diễn cho khoảng 15 bạn nên quỹ lớp chắc chắn không đủ.
Không cần thuê biên đạo, một tiết mục do học sinh tự chuẩn bị vẫn rất xuất sắc. (Ảnh: Facebook)
Một phụ huynh thắc mắc trong nhóm chat, đầu năm vừa đóng quý lớp 1 triệu đồng mỗi học sinh, lớp có 35 cháu, ban phụ huynh đã chi những gì mà lo không đủ tiền thuê biên đạo. Vị trưởng ban trả lời rằng ban phụ huynh có bảng kê thu chi rất rõ ràng, chi tiết, tuy nhiên vì một số vấn đề nên sẽ không gửi công khai, ai muốn xem thì gặp trực tiếp thủ quỹ của lớp. Ngay sau đó, tôi thấy vị phụ huynh kia thu hồi tin nhắn thắc mắc.
Tôi cũng góp ý rằng nếu thuê biên đạo tốn kém quá nhiều thì để các con tự tập văn nghệ với nhau cũng được, trước đến nay vẫn như vậy, đâu có vấn đề gì. Nếu được lựa chọn biểu diễn thì các con sẽ càng vui vì đó hoàn toàn là công sức của mình, không được chọn cũng không có vấn đề gì bởi đây chỉ là hoạt động ngoại khoá. Việc chi gần chục triệu đồng thuê biên đạo và trang phục để các con đứng trên sân khấu 5-7 phút là quá tốn kém và lãng phí. Ý kiến của tôi khi đó được rất nhiều phụ huynh khác đồng tình.
Video đang HOT
Thế nhưng, một phụ huynh khác bảo tôi suy nghĩ như vậy là không nên, rằng ban phụ huynh đang kêu gọi ủng hộ chứ không phải hỏi ý kiến hay bắt tôi phải tiền mà bảo là đắt rẻ với lãng phí; nếu tôi hay các phụ huynh khác không muốn bỏ tiền ủng hộ ít nhất cũng đừng phản đối. Ngay sau đó, vị này chuyển khoản ủng hộ 1 triệu đồng. Cùng lúc, các thành viên khác của ban phụ huynh người thì chuyển khoản 500 nghìn đồng, người chuyển 1 triệu đồng.
Thế là các phụ huynh khác, thậm chí cả những người ban đầu đồng tình với ý kiến của tôi, cũng chuyển tiền. Chỉ khoảng nửa tiếng, ban phụ huynh đã thông báo ngừng nhận ủng hộ vì đã đủ số tiền dự chi cho việc thuê biên đạo và trang phục biểu diễn của các con. Tin nhắn thông báo còn mang sắc thái mỉa mai bóng gió tôi, khiến cho tôi trông giống như kẻ keo kiệt và phá đám, “ném đá hội nghị”.
Không phải tôi tiếc tiền ủng hộ để các con được biểu diễn văn nghệ trên sân khấu trường, nhưng tôi nghĩ chi khoản tiền lớn cho việc này là không cần thiết. Các con tự tập văn nghệ với nhau vừa tiết kiệm mà lại vừa ý nghĩa, đây là tiết mục cây nhà lá vườn, quý ở chỗ bản thân học sinh tự cố gắng và sáng tạo, chứ đâu phải là cuộc đua của nghệ sỹ chuyên nghiệp hay cuộc đua về độ hoành tráng và chịu chi.
Tôi chắc chắn rằng quan điểm của tôi được rất nhiều người đồng tình, ấy vậy mà khi có người nêu ý kiến trái chiều, họ lại làm trái với mong muốn thực sự chỉ vì không muốn bị coi là tiếc tiền, chuyển khoản cho xong chuyện.
Không hiểu sao một thời gian sau, cuộc trao đổi này của phụ huynh lại đến tai các con và thành đề tài bàn tán; con tôi bị một số bạn mỉa mai, chế giễu. Cháu rất buồn, học hành sa sút, hỏi gì cũng bảo không sao cả. Thấy sắp hết học kỳ mà con mãi ủ rũ như vậy, hôm qua tôi gặng hỏi mãi thì con mới nói sự thật. Tôi vừa xót con vừa uất ức khi sự bất đồng quan điểm của phụ huynh lại khiến một đứa trẻ phải chịu oan ức.
Liệu tôi có gì sai không khi nêu quan điểm của mình trong nhóm, một quan điểm đi ngược với ban phụ huynh?
Mẹ chồng lương hưu 10 triệu nhưng vẫn báo tăng tiền học của cháu nội để ăn chênh lệch dù biết con cái vô cùng khó khăn
Có lẽ cả đời tôi sẽ không quên được những gì mẹ chồng đã làm với mình vào những ngày tháng khó khăn này...
Cuộc sống luôn bộn bề muôn vàn khó khăn, tôi luôn hiểu điều đó và chẳng bao giờ than thân trách phận vì sao mình không được như thế này, vì sao mình không có cái kia, tất cả những gì tôi làm là cố gắng hết sức để có được chất lượng cuộc sống tốt hơn cho con mình.
Tôi đi lấy chồng cũng là mây tầng nào gặp gió tầng ấy, tôi không mơ cao sang gì, chỉ mong rằng vợ chồng hòa thuận mà bảo ban nhau làm ăn nuôi nấng con cái mà thôi.
Là con dâu trong một gia đình không mấy khá giả, tôi đã, đang và vẫn luôn cố gắng làm tròn trách nhiệm của mình. Vì làm ăn khó khăn, ở nhà ôm nhau mãi chỉ có chết đói mà thôi nên tôi đã nhờ người quen xin cho làm công nhân tại một nhà máy cách xa nhà. Còn chồng tôi thì làm công việc tạm bợ. 2 vợ chồng thuê căn trọ xập xệ ở để bám trụ làm ăn.
Tuy rằng không có nghề nghiệp ổn định nhưng chồng tôi là người chịu thương chịu khó, ai thuê gì làm nấy, anh còn trẻ, còn khỏe nên chẳng ngại ngần gì hết kể cả bốc vác phụ hồ. Chẳng ai nghèo khổ mà lại thấy sung sướng hạnh phúc cả nhưng cả tôi và chồng đều hiểu rằng ngoài phấn đấu ra thì cũng chỉ có thể là phấn đấu hơn nữa mà thôi.
Để có thể tập trung cho công việc, vợ chồng tôi đã quyết định gửi đứa con nhỏ của mình về cho bà nội chăm sóc.
Thu nhập của cả 2 vợ chồng tôi hiện tại là 11 triệu/tháng. Mỗi tháng tôi gửi về nhà cho bà nội 3 triệu tiền ăn của con bé, còn tiền học và các khoản khác bà nội báo bao nhiêu thì tôi chuyển bấy nhiêu. Tổng cộng tháng nào cũng phải gửi về trên dưới 6 triệu, có tháng còn lên tới 8 triệu.
Mọi người cứ thử nghĩ xem số tiền còn lại vợ chồng tôi phải chi phí thế nào bây giờ. Tôi ăn tằn uống tiện, chồng nai lưng ra làm để có tiền gửi về nuôi con nhỏ nhưng càng ngày tôi càng cảm thấy không ổn. Cuộc sống của chúng tôi vốn dĩ đã chật vật, mọi thứ càng trở nên khó khăn hơn khi tôi phát hiện ra mẹ chồng mình cố tình báo chênh lệch các khoản tiền học và tiền tiêm chủng cho cháu.
Mỗi tháng, hai vợ chồng tôi dành dụm từng đồng lương của mình để gửi về nhà, với hy vọng rằng con bé sẽ được chăm sóc tốt nhất. Tôi luôn cảm thấy day dứt khi phải rời xa con, nhưng lòng tôi càng nặng trĩu hơn khi biết rằng những khoản tiền tôi gửi về không chỉ dùng để chi tiêu cho con. Những lần gọi điện về nhà, bà nội luôn than phiền về việc giá cả tăng cao, tiền học phí, tiền tiêm chủng đắt đỏ, khiến tôi không khỏi lo lắng.
Một hôm, tình cờ tôi nhận được tờ biên lai tiêm chủng của con từ một người hàng xóm, tôi chợt nhận ra sự chênh lệch lớn giữa số tiền thực tế có trong biên lai và số tiền mà mẹ chồng báo. Tôi cảm thấy như trái tim mình bị chặt đứt, một cảm giác phản bội và mất mát tràn ngập tâm hồn. Lương hưu 10 triệu mỗi tháng của bà, nếu như bà không có đồng ra đồng vào hoặc vợ chồng tôi khá giả thì không nói làm gì, đằng này bà không thiếu tiền và bà biết vợ chồng tôi khó khăn như thế nào, vì sao lại làm như vậy với chúng tôi?
Tôi phải đấu tranh tư tưởng không biết bao lần để đưa ra quyết định. Tôi biết mình cần phải nói chuyện với mẹ chồng, nhưng lại sợ rằng mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu sẽ trở nên căng thẳng. Tôi cũng không muốn làm tổn thương bà, người đã đồng ý chăm sóc đứa cháu bé bỏng trong khi bản thân tôi không thể làm điều đó. Tôi băn khoăn không biết liệu có nên nói chuyện thẳng thắn với chồng mình hay không, bởi điều đó có thể gây ra một cuộc xung đột lớn trong gia đình.
Mỗi đêm, sau những giờ làm việc mệt nhọc, tôi lại mất ngủ vì những suy nghĩ này. Tôi cảm thấy mình đang bị kẹt giữa bổn phận là một người mẹ và một người con dâu. Tôi yêu thương con hết lòng nhưng cũng không muốn xúc phạm đến mẹ chồng vì quả thật hiện tại vợ chồng tôi đang phải nhờ vả bà chuyện con cái. Tôi nhận ra rằng, không chỉ là vấn đề tiền bạc nữa, đây còn là vấn đề về niềm tin và sự chia sẻ trong gia đình.
Cuối cùng, sau nhiều đêm trăn trở, tôi quyết định phải đối diện với tình huống này một cách nhẹ nhàng nhưng quả quyết. Tôi không thể nói với mẹ chồng rằng tôi biết bà khai khống tiền bạc nên tôi lựa chọn rút lui. Tôi bàn với chồng chuyện đón con lên ở cùng mình. Biết rằng sẽ khó khăn nhưng chúng tôi cũng đã tính toán được phần nào mọi việc khá ổn rồi.
Tôi hiểu rằng mối quan hệ gia đình không chỉ dựa trên tiền bạc và không phải chuyện gì cũng có thể rạch ròi trắng ra trắng, đen ra đen... Nên thôi khi đây là cách duy nhất tôi có thể làm để cân bằng mọi việc. Thế nhưng, có lẽ cả đời tôi sẽ không quên được những gì mẹ chồng đã làm với mình vào những ngày tháng khó khăn này...
Chồng đưa cho vợ 14 triệu/tháng, sau 10 năm đòi tôi 2 tỷ, lý do anh đưa ra làm tôi choáng váng đầu óc Nếu biết có ngày hôm nay thì tôi đã không cầm dù chỉ một đồng của chồng. Chồng không bao giờ công khai số tiền kiếm được là bao nhiêu, tháng nào anh cũng đưa cho vợ đúng 14 triệu suốt 10 năm nay. Tiền của chồng, tôi gửi tiết kiệm, còn lương của tôi để chi tiêu sinh hoạt hằng ngày. Khi...