“Con tôi “lộ hàng” trên mạng, tôi phải làm sao?”
Theo ghi nhận từ dịch vụ tư vấn tâm lý của tổng đài 1080 và một số trung tâm tư vấn hôn nhân-gia đình, chuyên gia thường xuyên tiếp nhận những băn khoăn của phụ huynh kiểu như: “Con tôi “lộ hàng” trên mạng, tôi phải làm sao?”, “Con tôi muốn thành hotgirl… tôi có nên ngăn cấm?”…
Trong khi các cậu ấm, cô chiêu đang cố tìm mọi cách thể hiện độ “hot” thì không ít ông bố, bà mẹ cũng nóng không kém vì thấy mình như đang ngồi trên đống lửa!
Hotgirl nổi loạn!
Sự bất an phủ trùm lên tổ ấm của chị Vương Thị Tâm An (Tân Bình, TP.HCM) từ cách đây hơn tháng, khi chị tình cờ được một đồng nghiệp trong công ty cho hay có nhìn thấy hình nude bán thân trên mạng rất giống con bé Tuyết Anh (16 tuổi) nhà chị! Tá hoả, tối hôm ấy chị An vội tra hỏi con, song con chị một mực không nhận. Thấy thái độ của con bất thường, tranh thủ lúc con ngủ, vợ chồng chị lục tìm trên máy tính cá nhân của con và cả hai gần như “lên máu” khi thấy hàng chục bức ảnh chụp đủ các tư thế mặc bikini, nude bán thân, thậm chí có cả ảnh không mặc gì chụp từ phía sau lưng của cô con gái đang tuổi ăn, tuổi học. Đánh thức con dậy hỏi, tưởng con sẽ hoảng sợ khi bị phát hiện, ai dè Tuyết Anh tỉnh bơ trả lời: “Cái này bình thường, con chụp nghệ thuật mà, tụi bạn con đứa nào cũng chụp vài tấm để đưa lên blog hết. Ở trường con là hotgirl rồi đó!” Ngay lập tức họ buộc con xoá bỏ hết những tấm hình nhạy cảm đó và cấm con tiếp tục làm như vậy. Mọi chuyện yên ấm một thời gian thì tuần rồi, chị tình cờ phát hiện con mình chỉ mặc đồ lót uốn éo tạo dáng chụp hình trước gương. Đến nước này, chị phải gõ cửa chuyên gia tâm lý để nhờ tư vấn.
Những ngày đầu tháng 12 vừa qua, một diễn đàn mạng của học sinh TP.HCM rúng động trước 20 tấm ảnh khoe “ngực khủng” của một cô bé mới 15 tuổi, từng là nữ sinh thanh lịch năm 2010 của trường K.N. Trên một trang Facebook được cho là chủ nhân của những bức ảnh này, mới đây cũng xuất hiện thông báo: “Hotgirl T. sẽ tung tiếp loạt ảnh mới vào dịp Noel năm nay, các bạn nhớ đón xem”!
Con “nóng”, cha mẹ “sốt”
Video đang HOT
Gia đình chị Võ Thị Hiếu Hạnh (Bình Thạnh, TP.HCM) đang đứng ngồi không yên khi gần đây cậu con trai ăn diện nhìn chẳng khác gì diễn viên Hàn Quốc. Hỏi ra mới biết anh chàng được trong lớp phong tặng danh hiệu hotboy vì đẹp trai, hát hay. “Suốt ngày cứ thấy con chải chuốt khi ra ngoài, tôi sợ nó bị đồng tính thì khổ!”, chị Hạnh kể.
Tương tự, gia đình chị N.T.H. (Đồng Nai) cũng đang ít nhiều bị xáo trộn từ khi con gái đoạt giải nhất cuộc thi “Người mẫu tuổi teen qua ảnh” 2011 do một tạp chí tổ chức. Trái ngược với sự vui mừng của con, chị H. lại thấy không vui chút nào. Sợ con sớm sa ngã, chị lấy lại điện thoại di động và hạn chế con lên internet quá một tiếng mỗi ngày. Thế nhưng cũng từ đó, trung bình một ngày, chị H. phải tiếp không dưới 20 cuộc điện thoại xin gặp con gái chị, đa số đều là nam. Hỏi ra mới biết, ai đó đã lấy hình ảnh con chị và số điện thoại nhà chị đưa lên mạng! “Giờ mỗi lần con đến lớp học thêm, tôi lại đứng ngồi không yên, sợ con theo bạn bè, bỏ bê việc học, bị người ta lừa gạt”, chị H. lo lắng nói.
Cha mẹ có thể làm gì?
Thạc sĩ tâm lý Lê Thị Linh Trang, giảng viên trường đào tạo cán bộ TP.HCM cho biết nhiều bậc phụ huynh tỏ vẻ lo lắng khi nghe những từ hotboy, hot girl gắn với tên con mình. Điều này cho thấy không phải phụ huynh nào cũng theo kịp những trào lưu của giới trẻ. Vậy muốn tác động, định hướng và điều chỉnh con cái kịp thời, tất yếu cha mẹ phải quan tâm nhiều hơn đến con. “Không chỉ quan tâm đến kết quả học tập, đến chiều cao, cân nặng, mà cần phải hiểu rõ những tâm tư tình cảm của con, đời sống tinh thần, diễn biến tâm lý của con mỗi ngày trước các tác động diễn ra xung quanh chúng. Nếu làm được điều này ngay từ đầu trong quá trình trưởng thành của con, chắc hẳn cha mẹ sẽ ít gặp khó khăn hơn trong việc giám sát con”, bà Trang nói. Bà cũng đưa ra một vài gợi ý ứng xử cho các ông bố, bà mẹ có con là hotboy, hotgirl: từ bỏ thói quen “cung phụng” cho con những thứ tốt nhất. Cho con biết rõ quan điểm của mình trong chuyện “nổi tiếng” và những đề nghị, yêu cầu nếu có. Gần con nhiều hơn, trao đổi trò chuyện nhiều hơn để có thêm thông tin về con, về tính cách, xu hướng của con, về những mối quan hệ và tác động đang có quanh chúng. Cho con những bài học về giá trị sống bằng sự khuyên nhủ, bằng những câu chuyện thực tế, bằng việc tổ chức cho con tham gia các hoạt động xã hội, giao công việc cho chúng đảm trách, và bằng chính cuộc đời của cha mẹ.
Theo thạc sĩ tâm lý Võ Minh Trung, giảng viên khoa giáo dục đặc biệt, đại học Sư phạm TP.HCM, ở tuổi này các em có xu hướng muốn thể hiện mình, làm được điều gì đó có ý nghĩa cho nhiều người và cũng muốn được mọi người tôn trọng, đánh giá cao khả năng của các em. “Tuy nhiên, các em thường có xu hướng đánh giá khá cao về năng lực và giá trị của bản thân, do vậy, vấn đề quan trọng là phụ huynh cần giúp các em nhận định chính xác về khả năng bản thân, cũng như hỗ trợ để các em định hướng đúng trong việc xác định giá trị sống và lựa chọn con đường phát triển trong tương lai”, ông Trung nói.
Tự gây hại cho bản thân Bùi Ngọc Thanh Thảo, lớp 10A3, THPT Phú Nhuận, TP.HCM Em thấy những bạn trẻ muốn trở thành hotboy, hotgirl chắc dư thời gian lắm! Trong đầu mấy bạn đó chỉ nghĩ đến chuyện nên thể hiện bên ngoài thế nào cho nổi, còn chỗ đâu mà nghĩ đến những chuyện khác nữa. Như vậy là tự gây hại cho bản thân. Không phải hotboy, hotgirl nào cũng là người dễ hư hỏng, nhưng nếu hot theo kiểu làm màu thì trước sau cũng hư thôi. Không nên cấm đoán Nguyễn Đình Quang Khương, sinh viên đại học Kinh tế TP.HCM
Theo Hoàng Trinh
SGTT
Hà Nội có trên 1.000 trẻ tự kỷ đang học cấp tiểu học
Sáng 15/12, Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức hội thảo "Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ". Hội thảo nhằm tìm ra cách thức tiến hành giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ ở địa bàn thủ đô được tốt hơn trong thời gian tới.
Theo thống kê của Phòng Giáo dục tiểu học (Sở GD-ĐT Hà Nội) năm học 2011-2012, hiện nay ở thủ đô có 1.021 trẻ tự kỷ đang học cấp tiểu học. Tại hội thảo ông Phạm Xuân Tiến - Trưởng Phòng Giáo dục tiểu học chia sẻ: "Dạy trẻ vốn là một công việc đầy khó nhọc, nhưng dạy trẻ tự kỷ còn lại khó nhọc hơn nhiều, bởi vì công việc này đòi hỏi người thực hiện không chỉ có chuyên môn vững vàng, mà còn phải lòng thương yêu cao cả và tinh thần trách nhiệm và quan trọng hơn nữa là cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà chuyên môn, các bậc phụ huynh, các cơ quan ban ngành, đoàn thể, các tổ chức trong và ngoài nước, những người quan thực sự quan tâm đến tương lai và cuộc đời của trẻ em tự kỷ. Trong tình hình hiện nay, do kinh nghiệm còn ít, do điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn nên việc thực hiện công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ cấp tiểu học trên địa bàn Hà Nội chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn".
(Ảnh: Lê Phương)Theo Th.s Nguyễn Thị Thanh, cán bộ giảng viên trường CĐ Sư phạm Trung ương, hiện nay có ba mô hình đào tạo dành cho trẻ tự kỷ: mô hình giảng dạy chuyên biệt, môt hình giảng dạy bán hòa nhập và mô hình giảng dạy hòa nhập. Tuy nhiên theo thời gian nghiên cứu thì mô hình hiệu quả hơn cả chính là giáo dục hòa nhập.
Th.s Thanh cũng cho rằng, trẻ tự kỷ là những trẻ bị mắc một tổ hợp những khiếm khuyết về thần kinh dẫn đến trẻ gặp những khó khăn về mặt giao tiếp, xã hội và hành vi. Mức độ tự kỷ ở mỗi trẻ mắc phải có sự khác nhau từ nhẹ đến nặng và thời điểm triệu chứng thể hiện cũng khác nhau. Tuy nhiên tất cả trẻ tự kỷ đều có một điểm chung giống nhau là khó khăn về giao tiếp và tương tác xã hội. Chính vì thế khi trẻ tự kỷ hòa nhập vào giáo dục cộng đồng sẽ tạo ra sự tương tác cần thiết nhưng cũng hết sức chú ý trong giao tiếp.
"Có lần tôi đến thăm một trường học một em chạy ra nói: "Lớp em có một bạn bị tự kỷ", nghe xong câu nói này em HS tự kỷ luôn lảng tránh không muốn giao tiếp với tôi nữa..." - Th.s Thanh nêu dẫn chứng.
Theo đánh giá của các cán bộ, giáo viên tham gia hội thảo thì con số hơn 1.000 trẻ tự kỷ học ở bậc tiểu học chưa phải là con số thực tế. Bởi không ít HS có biểu hiện tự kỷ hoặc khuyết tật về trí tuệ nhưng các bậc phụ huynh vẫn chưa dám đối mặt, chưa thừa nhận. Trong khi đó việc giáo dục trẻ tự kỷ cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình, nếu thiếu sự phối hợp chắc chắn hiệu quả sẽ không cao.
Dưới góc độ nghiên cứu, PGS.TS Lê Văn Tạc (Viện khoa học Giáo dục Việt Nam) nhấn mạnh: "Đối với trẻ tự kỷ nếu được hòa nhập và dìu dắt một cách khoa học thì các em có thể học tập và trưởng thành như trẻ bình thường khác".
Cũng tại hội thảo sáng nay, một số mô hình giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ cấp tiểu học hiệu quả ở quận Cầu Giấy cũng được chia sẻ để đánh giá và rút kinh nghiệm...
"Chúng tôi mong muốn sau hội thảo này sẽ tìm ra được cách thức hợp lý nhất dành cho nhà trường, giáo viên, phụ huynh... để triển khai công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ" - Trưởng phòng giáo dục tiểu học Phạm Xuân Tiến bày tỏ.
Ở Việt Nam, hội chứng tự kỷ mới được chẩn đoán gần 10 năm trước nhưng đã phát triển rất nhanh. Năm 2003, bệnh viện Nhi đồng I chỉ điều trị 2 trẻ, đến năm 2007 là 170 trẻ, năm 2008 là 350 trẻ. Còn tại bệnh viện Nhi Trung ương, số lượng trẻ tự kỷ cũng tăng theo từng năm: năm 2007 là 405 trẻ, năm 2008 là 963 trẻ và năm 2009 là 1.752 trẻ. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn rất nhiều trẻ tự kỷ chưa được đến khám và can thiệp kịp thời.
Theo DT
Việt Nam thắng lớn tại cuộc thi Bàn tính số học trí tuệ quốc tế lần thứ 17 31/38 học sinh Việt Nam dự thi đã đoạt giải trong cuộc thi Bàn tính số học trí tuệ (UCMAS) quốc tế lần thứ 17, năm 2011. Cuộc thi được tổ chức tại thành phố Kuala Lumpur, Malaysia với sự tham gia của 28 nước với 2.500 thí sinh. Đây là một kết quả rất đáng mừng vì nếu so sánh với đoàn...