Con tôi đi ôn thi, thủ dâm trong phòng trọ
Tôi cảm thấy trời đất quay cuồng, mắt tối sầm lại khi nhìn thấy đứa con trai ngoan ngoãn, học giỏi lại có hành động đáng xấu hổ như vậy.
ảnh minh họa
Con trai tôi năm nay đến tuổi thi đại học. Cháu là niềm tự hào của cả gia đình, suốt 12 năm học phổ thông đều là học sinh giỏi xuất sắc, luôn được thầy yêu bạn quý. Năng lực học của con tôi được chứng minh rõ ràng hơn khi cháu đạt điểm cao nhất trường trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua.
Tuy sức học của cháu như vậy nhưng vì đây chỉ là một ngôi trường ở tỉnh lẻ, nên ngay sau khi cháu thi tốt nghiệp xong, gia đình tôi quyết định cho con ra Hà Nội ôn luyện thêm để củng cố kiến thức, làm quen với môi trường mới cho đỡ ngỡ ngàng.
Cháu có 2 anh trong họ đã đỗ đại học cách đây 2 năm và đang ở trọ, nên gia đình tôi yên tâm cho con vào ở cùng, tôi cũng muốn con trai mình sẽ được 2 anh giúp đỡ bài vở trong quá trình ôn luyện.
Vậy là gia đình đã đưa cháu ra Hà Nội ôn thi, sau khi tìm được địa chỉ học ôn, sắm sửa cho cháu, chúng tôi yên tâm về quê làm việc. Sau đó một tuần tôi có xuống thăm con thì cháu nói mọi việc đều tốt, đi ôn thi cùng nhiều bạn bè, về phòng trọ thì có 2 anh sinh viên kèm cặp nên cũng không gặp khó khăn gì về việc ôn luyện.
Đến vừa rồi tôi lại ra thăm cháu lần nữa. Để gây bất ngờ cho con trai, tôi đã đi mà không báo trước. Dù là giữa chiều nhưng khi đến đầu ngõ phòng trọ không gian tĩnh lặng, tôi tiến gần tới phòng trọ của con trai. Cánh cửa phòng trọ được đóng chặt, chỉ có cái cửa sổ là hơi hé mở. Có tiếng động trong phòng, nên tôi đã ngó qua khe cửa sổ.
Trời ơi! Trước mắt tôi lúc này là một cảnh tượng kinh hoàng, chiếc màn hình máy tính chiếu thẳng ra khe cửa mà tôi có thể nhìn thấy là hình ảnh của 2 người trần trụi, họ… họ làm cái hành động mà tôi không thể nói ra thành lời. Thằng con tôi, ngồi trước máy tính… Trời ơi! Con tôi đang thủ dâm!Tôi sửng sốt kêu lên, trời đất như hòa vào nhau, mắt tôi tối sầm lại. Tôi cảm giác mình không thể đứng vững, bủn rủn chân tay. Thằng con trai ngoan ngoãn của gia đình tôi bấy lâu nay đây ư? Đây là ôn thi đại học ư? Trời ơi!
Video đang HOT
Nó đã khóc rất nhiều và cầu xin tôi tha thứ, trong tiếng khóc nghẹn ngào nó giải thích với tôi. Một hôm 2 anh cùng họ có thêm một anh bạn học cùng đến chơi, tối đó có ngủ lại. Đến đêm khi con đang ngủ thì tỉnh giấc thấy các anh đang xem phim “người lớn”. Hình ảnh trong phim cuốn hút con, con cũng lén lút xem… Sáng hôm sau các anh đi học, ở nhà một mình, do tò mò nên con đã tìm trên máy tính để xem, và từ hôm đó thành mê. Càng xem con càng cảm thấy người rạo rực và đã tìm cách tự “giải quyết”. Giờ đây, ngày nào không xem thứ phim ấy và không tự kích thích mình con thấy bứt rứt khó chịu…
Ảnh minh họa
Nghe con trai nói mà lòng tôi thắt lại. Nó vốn ngoan hiền, rất tự giác và chăm chỉ lo học hành mà giờ đây lại… mất nhân cách như vậy, lại chỉ để thời gian vào máy tính tìm phim “người lớn”. Băn khoăn suốt buổi chiều hôm đó, đau đáu suy nghĩ, tôi quyết định đưa con về nhà để giám sát, còn gần nửa tháng nữa là đến kỳ thi quan trọng nhưng tôi không muốn con mình lún sâu vào nghiện ngập cái đó. Về nhà cũng không có máy tính, nó sẽ chỉ còn mỗi việc là phải học thôi…
Về nhà tôi không để ai biết việc này mà âm thầm theo dõi con. Đúng là cháu không ra ngoài và cũng không tìm xem loại phim đấy nữa nhưng tôi thật thất vọng khi thỉnh thoảng lại bắt gặp con trai có hành động thủ dâm trong phòng ngủ. Lần này thì cháu thú nhận đã “nghiện” thủ dâm. Một ngày không làm việc này thì cháu sẽ toàn nghĩ về nó và ham muốn tự “giải quyết” nhu cầu rất cao, không tập trung học hành được.
Là một người mẹ tôi thấy vô cùng hoang mang. Tại sao con tôi lại có những hành động như vậy? Trong nhà vợ chồng tôi chưa bao giờ nói chuyện với con về chuyện bạn trai bạn gái, vì nghĩ con còn nhỏ, liệu là sai sao? Quả thực tôi đã đi vào bế tắc, không biết phải làm thế nào để con tập trung học hành và từ bỏ cái hành động tồi tệ kia? Tôi thấy xấu hổ và sợ mọi người ở quê biết được việc này. Tôi phải làm sao đây?
Theo Soha
Không đỗ đại học là... buông!
Nhiều học sinh sau khi kết thúc lớp 12, nếu không đỗ đại học thì thi lại đến khi đỗ mới thôi, hay vào đại một trường nào đó hoặc bỏ học lông bông chứ ít xác định con đường học nghề.
Không đỗ đại học thì... hỏng?
Một giáo viên THPT ở Vĩnh Long cho biết cứ đến mùa tuyển sinh là thầy cô căng thẳng thúc học sinh (HS) ôn thi để kiếm cho bằng được một suất vào đại học (ĐH). Không hẳn vì thành tích như đánh giá của nhiều người, rồi giáo viên biết rằng, chưa hẳn điều này tốt cho các em nhưng nếu trượt thì con đường sẽ chông chênh vô cùng.
Nhiều gia đình vẫn còn nặng tư tưởng, con không vào được đại học xem như... hỏng. (Ảnh minh họa)
"Nếu em nào có ý chí sẽ thi lại, hay bố mẹ xoay xở suất học nào đó, còn lại các em ở nhà lông bông, chẳng công việc và dễ sa ngã vào lối sống thiếu lành mạnh, có em thành thành phần bất bảo. Tôi nghĩ, hình như ở vùng quê nào cũng có đội ngũ các em HS lớp 12 không thi đỗ ĐH lông bông như vậy. Ý thức học nghề để lập nghiệp còn xa vời với các em", giáo viên này thẳng thắn.
Giáo viên này kể có nhiều học học trò cũ của mình thi đi thi lại nhiều năm không đỗ nhưng bố mẹ vẫn xác định để cậu tiếp tục ôn thi đến khi đỗ mới thôi. Với nhiều phụ huynh, con không vào ĐH xem như... hỏng.
Vấn đề học sinh học xong THCS không đỗ lên THPT hay sau khi học xong lớp 12 không vào được CĐ-ĐH thì bỏ học, không việc làm chứ không theo học nghề cũng từng được đề cập tại hội thảo "Tăng cường phân luồng học nghề sau trung học" diễn ra cách đây chưa lâu ở TPHCM. Theo nhiều ý kiến là do các em thiếu động cơ học tập rõ ràng, mất định hướng nghề nghiệp trầm trọng, rơi vào cảnh ăn xổi ở thì, không còn mục tiêu.
TS Vũ Đắc Hưng, Vụ trưởng Vụ GD-ĐT, Dạy nghề (Ban tuyên giáo Trung ương) cho rằng, tổng HS tốt nghiệp THPT chưa tiếp tục học hoặc số HS bỏ học và các em trượt tốt nghiệp hàng năm có đến khoảng 400.000 HS. Nếu những HS này được học nghề sẽ kéo theo nhiều lợi ích như quy mô học nghề, lao động qua đào tạo nghề tăng thì hiệu quả kinh tế sẽ tăng cao.
Tuy nhiên, nhiều năm qua tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT cao và xu hướng tăng lên. Sau khi tốt nghiệp, các em tập trung cho mục tiêu CĐ-ĐH. Như năm 2007 - 2008 khoảng 405.000 sinh viên, chiếm 43% HS tốt nghiệp THPT và khoảng trên 30% các em học TCCN. Còn lại là học nghề và... bỏ học.
Ai ai cũng khát làm thầy!
Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM, mỗi năm cả nước có hơn một triệu HS thi vào các trường ĐH, CĐ. Hơn 400.000 em đạt nguyện vọng này và khoảng 370.000 em chọn vào các trường dạy nghề. Hơn 1/3 HS chờ kỳ thi năm sau chứ không học nghề, tạo gánh nặng cho gia đình, xã hội cũng như gây lãng phí nguồn nhân lực.
12 năm ở trường phổ thông chủ yếu chỉ chỉ dẫn cho các em vào đại học chứ không phải là con đường khám phá phá năng lực bản thân.
Và đặc biệt, điều đáng ngại là do chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng nên khi rớt ĐH trường mình lựa chọn, các em thường chọn đại một ngành nào đó, một trường nào đó để học mà hoàn toàn không quan tâm trường, ngành đó có phù hợp với năng lực, sở thích và xu hướng thị trường lao động hay không. Chọn sai ngành nghề cũng là lý do dẫn đến nhiều SV ra trường khó xin được việc làm phù hợp.
Nhưng vì đâu các em và gia đình lại "sùng" ĐH đến như vậy? Không chỉ còn đó tư duy chỉ có thể tiến thân, thành danh bằng con đường học hành còn nặng nề; nhiều cơ chế chính sách chưa thật sự tạo được lực đẩy hay vị thế cho những người có tay nghề...
Hay như lời một chuyên gia tâm lý, sự ganh đua của các ông bố bà mẹ cũng góp phần thúc đẩy... vào ĐH bằng được. Bố mẹ nào cũng nhìn con nhà người khác để áp đặt cho con mình, muốn con mình hơn hoặc phải bằng người khác, một xã hội mà ai ai cũng muốn làm thầy người khác - dù là thầy kiểu nào đi nữa. Hậu quả của việc thừa thầy thiếu thợ, cử nhân ra trường không xin được việc làm cũng do "thầy không ra thầy" dẫn đến.
"Khi chọn những con đường khác không thành công nhiều thường cho rằng do không có bằng cấp mà quên nhìn thẳng năng lực của mình. Họ quên mất rằng, nhiều lắm những người có bằng cấp cũng không thành công", chuyên gia này nói và bày tỏ lo ngại về tâm lý "không yên tâm nếu không có bằng cấp" đang rất nặng.
Việc "sính" bằng cấp thì thực tế cơ hội để tiếp cận các lĩnh vực nghề của HS, nhất là ở các vùng quê còn rất hạn chế. 12 năm ăn học, từ phương pháp đào tạo, kết quả đánh giá, thi cử... đều chỉ vẽ ra cho các em mục tiêu ĐH. Khi mục tiêu này không đạt, con đường khác lại chòng chành các em rất dễ buông xuôi, chới với.
Hoài Nam
Theo Dantri
Cẩm nang dinh dưỡng cho sĩ tử ôn thi Những kỳ thi quan trọng đang đến gần, nhiều bậc phụ huynh đang rất lo lắng về sức khỏe của con mình, khi mà các kỳ thi diễn ra trong những ngày hè nóng bức khắc nghiệt. Với mong muốn con luôn khỏe mạnh và có thể lực tốt để ôn thi... Việc tăng cường bổ sung năng lượng trong thời gian ôn...