Con tôi bị so với “cháu nhà người ta”
Nhiều bạn nhỏ gánh chịu áp lực từ bố mẹ, phải thông minh, vượt trổi, điểm số và năng khiếu đều thuộc hàng “ con nhà người ta”. Nhà tôi thì lại rơi vào trường hợp oái oăm hơn chút, người đặt áp lực lên nhóc con là ông bà nội chứ không phải bố mẹ.
Vợ chồng tôi ngay từ lúc chưa mang thai đã xác định mục tiêu dạy con là hướng con biết sống hạnh phúc, tự lập chứ không cần phải làm thần đồng này nọ. Khi tin vui đến hai vợ chồng đã rất hào hứng. Giây phút vui vẻ nhất trong ngày là lúc bố mẹ cùng trò chuyện với con, thường chỉ là những câu chuyện tầm phào, vui vẻ, cốt chỉ mong bé cảm nhận được giọng nói của bố mẹ ngay từ trong bụng và tạo không khí thoải mái cho cả nhà.
Nhưng ngay từ cách dạy con trong bụng mẹ, tôi đã không nhận được sự đồng tình của bố mẹ chồng. Đặc biệt là mẹ, mẹ yêu cầu tôi mở tiếng Anh cho bé nghe liên tục để sau này bé có thể nói ngoại ngữ như gió. Tôi có giải thích nhiều nghiên cứu đã chứng minh nhịp tim của bé chậm lại, dịu hơn khi nghe giọng bố mẹ, điều này khiến bé an tâm hơn và tạo nên mối liên kết đặc biệt giữa bé và gia đình. Nhưng mẹ vẫn khó chịu ra mặt mỗi lần vợ chồng tôi ríu rít nói chuyện với con thay vì mở tiếng Anh.
Trong thời gian bầu bì, bố mẹ chồng ngày nào cũng nói những câu nói khiến tôi nghe nhiều bỗng thấy áp lực: “Con dâu phải đẻ cho bố mẹ một thằng cu khắc phục được những nhược điểm của bố nó, đừng có ít nói lầm lì như bố”, “Chịu khó dị ứng một chút, ăn nhiều tôm cua vào để cháu nó cao trên mét tám, “Con ăn nhiều trứng gà vào chứ sau này cháu mà giống bố nó đen sì thì xấu xí lắm”, “Hình như bên nhà ngoại toàn mũi tẹt phải không, nhỡ cháu mình giống thế thì chết”.
Video đang HOT
Vợ chồng tôi nhẹ nhàng góp ý bố mẹ đừng kỳ vọng quá nhiều thế, chỉ cần cháu ra đời khỏe mạnh là đủ, nhưng tình hình không mấy cải thiện. May mà tôi đã hạ sinh một bé trai không đến nỗi nào, mũi không quá tẹt, da không quá ngăm, tôi mới thầm thở phào nhẹ nhõm.
Đến lúc con tôi bước vào thời kỳ ăn dặm, mối xung đột mẹ chồng nàng dâu mới thực sự bùng nổ. Tôi muốn áp dụng kết hợp kiểu ăn dặm của Nhật và kiểu bé tự quyết để con cảm nhận tốt mùi vị thức ăn và thích thú, tự giác trong việc ăn uống. Nhưng mẹ tôi lại đặt sự phát triển cân nặng lên hàng đầu, bà trung thành với kiểu ăn dặm truyền thống. Điệp khúc của mẹ luôn là cháu nhà nọ, nhà kia tăng được mấy kg rồi cháu nhà mình phải bồi dưỡng thêm nữa để được mập mạp, tròn trĩnh. Sau quá trình đấu tranh, cuối cùng nhà tôi kết hợp kểu Nhật và kiểu truyền thống.
Đến bây giờ con tôi đã sắp vào lớp Một, bé không mập nhưng cũng không thể gọi là còi xương. Được cái con cao nhỉnh hơn các bạn cùng tuổi và ít khi ốm đau. Tôi không quá lo lắng về thể chất của bé, bố mẹ chồng thì ngược lại. Bố chồng cứ dăm ba ngày lại gọi thằng nhóc ra cân, rồi thở dài sao mà vẫn thua thằng cháu nhà hàng xóm 2kg. Mẹ chồng thì lo lắng vì cháu chưa tham gia lớp học thêm nào để chuẩn bị vào lớp Một.
Vợ chồng tôi vẫn kiên định với quyết định cho con được tận hưởng thoải mái thời gian nghỉ hè, không đặt nặng con phải quá giỏi giang, hết lớp Một chỉ cần biết mặt chữ, mặt số. Để con được vui vẻ đi học bơi như sở thích của con và thỉnh thoảng về chơi với ông bà ngoại ở quê, gần gũi hơn với thiên nhiên, chúng tôi đã phải chịu nhiều áp lực từ bố mẹ chồng. Trước mặt thằng bé, ông bà không ngại ngần đưa ra những lời so sánh khá nặng nề, rằng cháu nhà người ta không những đã biết đọc tiếng Việt lại còn nói tiếng Anh vanh vách, cháu nhà người ta một bữa ăn vài bát cơm mà cháu mình biếng ăn bố mẹ nó cũng không thèm dỗ ăn thêm.
Con trai đang phát triển từng ngày, con bắt đầu biết lắng nghe và suy nghĩ về những lời nói của người lớn. Tôi sợ con tôi lớn lên sẽ ngày càng mang nhiều áp lực từ sự kỳ vọng của ông bà. Chúng tôi cũng không thể dọn ra ở riêng vì chồng tôi là con một. Bố mẹ suy cho cùng đều là những người tình cảm, rất quan tâm con cháu, chỉ là cách quan tâm giữa hai thế hệ mâu thuẫn nhau. Vợ chồng con trai và cháu nội ra ở riêng chẳng khác nào một cú tát đối với ông bà. Tôi đang rối bời, mong nhận được sự góp ý của mọi người.
Theo Dân Trí
Chồng đánh con vì cháu không muốn đi du lịch với bà nội
Sau vụ việc trên, tôi thà ly dị chồng chứ không muốn con tiếp xúc nhiều với ông bà nội nữa.
ảnh minh họa
Tôi 35 tuổi, lấy chồng được 10 năm, có một cháu trai 9 tuổi và một cháu gái 3 tuổi rưỡi. Chồng tôi làm kinh doanh vật liệu xây dựng nối nghiệp bố mẹ, tôi là quản lý bộ phận cho một doanh nghiệp nước ngoài. Kinh tế trong nhà do anh đóng góp chủ yếu, bù lại anh bận rộn đi lại các nơi, ít có thời gian giúp đỡ tôi việc nhà và dạy dỗ chăm sóc các con. Chúng tôi yêu nhau từ khi còn là sinh viên. Sau khi ra trường, tôi xin học bổng đi du học thạc sĩ tại Ba Lan 2 năm, còn anh không đi kiếm việc mà tiếp quản công việc quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng của bố mẹ.
Trải qua nhiều sóng gió, cuối cùng chúng tôi cũng đến được với nhau dù hai gia đình phản đối. Bố mẹ tôi làm công chức nhà nước, mong muốn tôi lấy một người có cùng gia cảnh và học vấn. Tôi học thạc sĩ còn chồng tốt nghiệp một trường cao đẳng hạng trung, một phần cũng vì tôi không theo tiếp chương trình học tiến sĩ mà về nước để lấy anh. Bố tôi từng hy vọng chuyện tôi tiếp tục học tiến sĩ ở nước ngoài vì ông đã dang dở cơ hội này. Tuy nhiên tôi thấy mình không đủ can đảm để học tiếp 5 năm nên đã về nước rồi kết hôn. Còn phía gia đình chồng tôi ban đầu không thích tôi, lý do tôi trầm tính, ngoại hình bình thường, công việc không thể hỗ trợ gì cho việc kinh doanh của anh.
Tôi đến bây giờ cũng nhiều lúc thấy hối hận khi không nghe lời khuyên của bố ngày trước. Việc nền tảng, lối sống của hai gia đình khác nhau khiến cuộc sống chúng tôi có nhiều mâu thuẫn. Chồng tôi đã suy nghĩ thoáng hơn bố mẹ anh, nhưng nhiều quan niệm sống và tư duy của anh vẫn có nhiều điều giống ông bà nội, đặc biệt trong vấn đề giáo dục con cái. Trong khi tôi luôn hướng cho 2 con tự lập, sống giản dị, yêu thiên nhiên, ham thích khoa học thì phía nhà nội luôn chê trách tôi dạy con không khéo, để các cháu còi dù chiều cao cân nặng các cháu đều trong chuẩn, đen vì các cháu đều thích vận động ngoài trời, không cho cháu đi học thêm, không ăn diện cho các cháu.
Mỗi lần cho các cháu về nhà nội chơi là một lần tôi phải căng mình để bảo vệ các con khỏi những "lời dạy dỗ" của nhà nội. Tôi dạy con ý thức bảo vệ thân thể mình thì ông bà chê trách các cháu không tình cảm, lạnh lùng như mẹ, không cả cho bà nội "sờ chim". Con trai tôi rất thích chó thì ông bà bắt cháu xem cảnh làm thịt chó "để sau này còn biết mà làm" khiến cháu bị ám ảnh mất nhiều ngày, đến bữa còn bắt cháu ăn dù cháu không thích, mắng cháu yếu đuối. Cô em gái của chồng tôi thì mang con gái tôi ra trang điểm để chụp ảnh đăng lên mạng xã hội. Hai ông bà thường xuyên lén tôi cho các cháu ăn bánh kẹo, trà sữa, đồ ăn vặt chiên rán để vỗ béo cháu. Ông nội đi đánh bài ăn tiền còn rủ con trai tôi đi cho cháu "tập làm toán". Bà nội và cô cho con gái tôi mặc những trang phục không phù hợp, nhồi vào đầu cháu suy nghĩ "sau này phải xinh đẹp thì mới lấy được chồng giàu có".
Tôi đã nhiều lần nói với chồng về việc này, nhưng chồng tôi chỉ ậm ừ. Anh nói hiểu cách giáo dục cháu của ông bà không phù hợp nhưng lại không nói thẳng thắn được với ông bà. Có lẽ chính anh cũng một phần ngầm đồng tình với những điều đó. Đỉnh điểm là việc con trai tôi đạt giải thưởng một cuộc thi sáng tạo cho trẻ em, phần thưởng cho cháu là một chuyến du lịch 2 ngày 2 đêm quan sát thiên nhiên tại một khu du lịch với một người thân là cha mẹ hoặc ông bà ruột thịt. Đây là thành quả nỗ lực của cháu suốt nhiều tuần đọc sách tìm hiểu, ghi chép và làm mô hình với sự giúp đỡ của ông ngoại. Cháu rất hào hứng cho chuyến đi và muốn ông ngoại đi cùng.
Bà nội cháu biết chuyện, muốn đi cùng nhưng cháu nói là muốn đi cùng ông ngoại do ông đã giúp đỡ rất nhiều trong việc xây dựng mô hình. Trong lúc tức giận, bà có chửi cháu: "Mày được thông minh giỏi giang như này là giống nhà nội, chứ giống ông ngoại mày thì được cái trò trống gì". Con trai tôi cãi lại: "Ông ngoại trước đây làm kỹ sư mới lắp được mô hình cho cháu, cả nhà nội toàn người không đi học có ai biết gì mà giúp cháu đâu". Ngay lập tức, cháu bị bố đánh vì tội láo, dám cãi ông bà. Chồng còn chỉ trích tôi dạy con khinh thường nhà nội dù tôi chưa bao nói điều gì không tôn trọng nhà nội với cháu.
Hiện tại chúng tôi chiến tranh lạnh với nhau. Bố tôi biết chuyện, gọi điện nói dối cháu là có hẹn với bạn nên không đi với cháu được, còn động viên cháu rủ ông bà nội đi cùng. Tuy nhiên nhìn cháu buồn rầu, đi chơi trong miễn cưỡng làm tôi không cam lòng. Vợ chồng tôi đều bận không thể đi được cùng cháu, chứ tôi không muốn bao công sức cháu cố gắng để rồi lại có một chuyến đi không vui vẻ. Làm sao để nhà nội tôn trọng cách sống và quyết định của các cháu? Sau vụ việc trên, tôi thà ly dị chồng chứ không muốn con tiếp xúc nhiều với ông bà nội nữa.
Theo VNE
Vợ tôi sẵn sàng ly dị vì gã thợ xây bẻm mép Tôi là bác sĩ ở bệnh viện huyện còn vợ tôi làm văn thư tại ủy ban xã. Sau 4 năm chung sống, vợ chồng tôi đã có đứa con trai kháu khỉnh. Cháu được ông bà nội ngoại chăm bẵm hết lòng nên vợ tôi cũng nhàn, càng ngày càng xinh đẹp, đúng kiểu gái một con. ảnh minh họa Tôi thì...