Con tin Pháp núp trong kho lạnh, chui dưới bồn nước để sống sót
Trong số những người may mắn sống sót sau 2 vụ khống chế con tin gây chấn động nước Pháp có hai cha con núp trong kho đông lạnh của siêu thị và một nhân viên siêu thị lẩn trốn dưới bồn rửa chén trong nhà in.
Cảnh sát bao vây bên ngoài nhà in ở vùng Dammartin-en-Goele, đông bắc Paris, nơi hai anh em nghi phạm vụ thảm sát tại tòa soạn báo Charlie Hebdo đang cố thủ – Anh: Reuters
Tại nhà in ở vùng Dammartin-en-Goele, đông bắc Paris, nơi 2 anh em nghi phạm vụ thảm sát tại tòa soạn báo Charlie Hebdo khống chế con tin và cố thủ với cảnh sát, một nhân viên đã trốn “bên dưới bồn rửa chén trong căn tin” để nhắn tin ra ngoài cho nhà chức trách, công tố viên Paris Francois Molins kể lại với AFP.
Nguồn tin thân cận trong cuộc điều tra tiết lộ người này là một nhân viên thiết kế đồ họa 26 tuổi tên Lilian. Ông Molins cho hay anh này “đã rất hoảng loạn”. Nhưng khi đã vượt qua được nỗi sợ hãi do thấy mình không bị phát hiện, Lilian đã bắt đầu liên lạc với cảnh sát đang bao vây bên ngoài thông qua các tin nhắn chứa “các thông tin tối quan trọng, chẳng hạn như nơi anh đang ẩn nấp” bọn khống chế con tin bên trong khu nhà của nhà in”, nguồn tin của AFP cho biết.
Lilian còn nghe được các nghi phạm trò chuyện để thuật lại cho lực lượng an ninh bên ngoài.
Hai anh em Cherif và Said Kouachi, nghi phạm vụ thảm sát đẫm máu 12 người ở tòa soạn báo Charlie Hebdo tại Paris hôm 7.1, đã bị bao vây ở nhà in. Công tố viên Molins cho biết trước đó người anh Said đã bị thương nhẹ ở cổ sau một vụ đọ súng với cảnh sát. Cả hai mang theo cả một kho vũ khí, bao gồm bom xăng và một khẩu súng phóng lựu đã lên nòng, theo AFP.
Trong số các con tin trong nhà in có một quản lý, nhưng người này sau đó được thả sau khi giúp băng bó vết thương cho Said, ông Molins cho biết.
Cảnh sát vũ trang Pháp sau cùng đã đột kích vào bên trong và tiêu diệt 2 nghi phạm. Toàn bộ con tin đều an toàn, bao gồm cả nhân viên trốn dưới bồn rửa chén trong căn tin.
Lilian được đưa đến đồn cảnh sát, nơi anh đoàn tụ với gia đình. Một nguồn tin của AFP cho biết anh này “bị sốc” nhưng vẫn “Ok”.
Núp trong kho đông lạnh gần 5 tiếng đồng hồ
Video đang HOT
Con tin bỏ chạy khỏi siêu thị ở Pháp sau khi cảnh sát ập vào hạ sát tay súng khống chế con tin – Anh: Reuters
Cách nhà in khoảng 40 km, một ông bố tên Ilan và cậu con trai 3 tuổi đang đi mua sắm tại một siêu thị ở vùng Vincennes thì bất chợt Amedy Coulibaly xông vào cửa hàng, tay cầm 1 khẩu Kalashnikov. Người cha và cậu bé nhanh trí giấu mình trong một kho đông lạnh của siêu thị, thân nhân 2 bố con này thuật lại với AFP. Có ít nhất 3 người khác cũng ở trong đó với họ, một nguồn tin thân cận với cuộc điều tra tiết lộ.
Để giữ ấm cho con, Ilan, khoảng 30 tuổi, đã cởi áo khoác của mình và choàng cho con trai. Hai cha con cùng những người khác đã ở trong kho lạnh gần 5 tiếng đồng hồ.
Trong khi đó, mẹ của Ilan cũng nhanh chóng nhận ra con trai và cháu của bà đang trốn và quyết định không tìm kiếm liên lạc với họ, thậm chí là không gửi tin nhắn, theo AFP. Tuy nhiên hãng tin Pháp không nói rõ mẹ của ông Ilan có mặt trong siêu thị hay đứng bên ngoài quan sát khi vụ việc diễn ra.
Bà này sau đó đã gửi số điện thoại của Ilan cho cảnh sát và nhờ vậy cảnh sát đã lần ra nơi ẩn náu của cha con Ilan cùng những con tin khác bên trong siêu thị.
Công tố viên Molins cho biết diễn biến này có lẽ đã góp phần giúp họ sống sót sau khi cảnh sát ập vào hạ sát Coulibaly.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Xa dần hy vọng tìm thấy người sống sót trên QZ8501
Sau hai ngày tìm kiếm, giới chức Indonesia buộc phải hạ mức kỳ vọng tìm thấy người sống sót trong chuyến bay QZ8501 mất tích. Vụ việc đang dấy lên câu hỏi về vấn đề đảm bảo an toàn hàng không.
Chị Nani với bức hình gia đình nhà chủ, những hành khách trên chuyến bay định mệnh QZ8501. Ảnh: New York Times
Sau hai ngày tìm kiếm chiếc máy bay QZ8501 của hãng AirAsia không có kết quả, giới chức Indonesia hôm qua buộc phải hạ mức kỳ vọng về việc tìm thấy người sống sót trong chuyến bay định mệnh hôm 28/12.
"Chúng tôi nhận ra rằng, cần phải tính đến trường hợp xấu nhất", Phó tổng thống Indonesia Jusuf Kalla nói với các phóng viên tại Surabaya, thành phố mà QZ8501 cất cánh bay đi Singapore.
Ông Kalla cũng cho biết hiện nay có 30 chiếc tàu và 15 máy bay của bốn quốc gia tham gia nhiệm vụ tìm kiếm tại khu vực biển Java. Hôm qua, phía Jakarta cũng đề nghị sự hỗ trợ từ Mỹ và tàu USS Sampson đang trên đường đến khu vực này.
Cũng trong cuộc họp báo ngày hôm qua, ông Bambang Soelistyo, đội trưởng cứu nạn, dự đoán rằng máy bay rất có thể đã chìm sâu dưới đáy đại dương và Indonesia thiếu các thiết bị tìm kiếm dưới nước.
Người thân các hành khách trên chuyến bay QZ8501 tập trung tại các sân bay ở Surabaya và Singapore, đợi chờ điều kỳ diệu nào đó sẽ xảy ra. Tại sân bay Surabaya, một người phụ nữ có nét mặt thất thần, tay nắm chặt bức ảnh của một gia đình năm người. "Gia đình họ đi Singapore thăm cô con gái 12 tuổi. Cháu ấy giờ đây đã trở thành trẻ mồ côi mất rồi", chị Nani nói. Chị là người giúp việc của gia đình này.
Hôm qua, đội tìm kiếm cứu nạn phát hiện ra một số mảnh vỡ, nhưng đó lại chỉ là những vật thể nổi không liên quan. Công tác tìm kiếm máy bay MH370 mất tích hồi tháng 3 cũng từng gặp những tình trạng tương tự.
Do thiếu các thông tin chi tiết từ chính phủ, một số chuyên gia chỉ rằng có hai khả năng dẫn đến tình trạng máy bay mất tích, hoặc là do thời tiết quá xấu, hoặc là do tốc độ bay quá chậm dẫn đến hiện tượng mất lực nâng.
Theo các chuyên gia, trong tình huống thời tiết mưa bão lớn, góc độ và tốc độ của QZ8501 có thể chưa đạt được đủ mức để duy trì lực nâng của máy bay. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến vụ tai nạn máy bay của hãng Air France tại Đại Tây Dương năm 2009.
Chuyến bay năm đó cũng gặp phải tình trạng thời tiết xấu, trong khi hệ thống thiết bị trục trặc. Điều này khiến các phi công không kịp thời nhận ra máy bay đã rơi vào tình trạng mất lực nâng không khí.
Ông Hugh Ritchie, tổng giám đốc Công ty Tư vấn Hàng không Quốc tế, cho rằng tốc độ của QZ8501 chậm hơn so với tốc độ bình thường khoảng 185km/ giờ. Tốc độ này vẫn nằm trong phạm vi an toàn, nhưng có thể dự đoán rằng trong quá trình bay lên cao, máy bay gặp phải tình trạng kết băng nghiêm trọng, hoặc phải giảm tốc để đối phó với vùng nhiễu loạn không khí.
"Cá nhân tôi cho rằng, họ không nên bay trong tình trạng thời tiết như vậy", ông Ritchie nói. "Nhìn vào lộ trình bay, có thể thấy đây vừa là do thời tiết xấu, vừa là do thao tác sai lầm của phi công".
Dấu hỏi cho ngành hàng không Indonesia
Vụ mất tích QZ8501 ảnh hưởng tiêu cực hơn nữa đến ngành hàng không Indonesia. Ảnh: AP
Vụ việc lần này ảnh hưởng tiêu cực đến ngành hàng không Indonesia. Mặc dù vấn đề đảm bảo an toàn của ngành hàng không nước này luôn bị chất vấn, với việc xuất hiện một loạt sự cố trong những năm vừa qua, du lịch qua đường hàng không tại Indonesia vẫn duy trì tốc độ phát triển nhanh chóng mặt.
Từ năm 2007 đến nay, Liên minh châu Âu (EU) đã cấm hàng chục công ty hàng không của Indonesia hoạt động trên vùng trời của khối này, nhằm gây sức ép buộc Jakarta nâng cao tiêu chuẩn an toàn.
"Người ta lo ngại rằng quy định về tiêu chuẩn an toàn của Indonesia không theo kịp tốc độ phát triển của ngành hàng không nước này", bình luận viên Thomas Fuller của tờ New York Times cho biết.
Ông Bob Marshall, tổng giám đốc Công ty Earth Network chuyên giám sát tình hình thời tiết toàn cầu, đặt câu hỏi về việc liệu phi công có đủ số liệu cảnh báo về tình hình thời tiết hay không.
"Trên thực tế, điện thoại thông minh của bạn có có nhiều ứng dụng tự động cảnh báo hơn là trên máy bay. Trên thế giới hiện nay vẫn còn rất thiếu các kỹ thuật và thiết bị cảnh báo để giúp phi công đảm bảo an toàn cho chuyến bay", ông Marshall nói.
Mặc dù vậy, AirAsia được đánh giá là một trong những hãng hàng không phát triển nhanh nhất thế giới, với hồ sơ an toàn bay tốt. Chi nhánh Indonesia của hãng này cũng không nằm trong danh sách đen của EU.
"Toàn bộ các nhân viên AirAsia của tôi, hãy mạnh mẽ lên, tiếp tục là số một", ông Tony Fernandes, người đứng đầu công ty viết trên tài khoản Twitter của mình. "Đây là cơn ác mộng tồi tệ nhất của tôi. Nhưng chúng tôi sẽ không đầu hàng".
Đức Dương
Theo VNE
Máy bay AirAsia mất tích: Ít cơ hội tìm thấy người sống sót Công tác tìm kiếm chiếc máy bay mất tích của AirAsia Indonesia tiếp diễn trong hôm nay 29.12. Các chuyên gia hàng không cảnh báo có rất ít cơ hội tìm thấy người sống sót. Một máy bay của AirAsia ở sân bay Kuala Lumpur, Malaysia - Ảnh: Reuters Chiếc Airbus 320-200 (chuyến bay QZ8501) của AirAsia Indonesia chở 162 người biến mất...