Con thi Toán giữa kỳ được 8.5 điểm, ông bố TP.HCM hốt hoảng xin trợ giúp: Viết có vài câu mà nhận đống “gạch đá”
Những tưởng sẽ nhận được sự đồng tình, nhưng ông bố không ngờ mình hứng về cả rổ “gạch đá”.
Một ông bố có con đang học lớp 6 ở TP.HCM mới đây “đăng đàn” nhờ hội phụ huynh hướng dẫn việc có nên con đi học thêm ở trung tâm hay không. Lý do anh đưa ra gây tranh cãi: Điểm kiểm tra Toán giữa kỳ của con chỉ được… 8,5 điểm. Điểm kiểm tra thường xuyên trước đó con cũng “chỉ” được 8 và 9. Hiện con đang học thêm với cô giáo bộ môn.
“Thấy điểm con vậy, mình có cần cho con học thêm Toán ở trung tâm không? Mong muốn con sẽ đạt được điểm trên 9 trong thi cuối kỳ”, ông bố này thắc mắc.
Những tưởng sẽ nhận được sự đồng tình, nhưng ông bố không ngờ mình hứng về cả rổ “gạch đá”.
Ảnh minh họa
“Chậm lại 1 chút”
Nhiều người cho biết, có rất nhiêu bài học từ việc ép con học đã và đang xảy ra trước mắt, nhưng đâu đó vẫn còn rất nhiều phụ huynh chạy theo thành tích. Không phải cứ ép con học thật nhiều lớp học thêm là con giỏi, điểm cao. Điểm 9 bố mẹ muốn chưa chắc đã giúp đường đời con thành công, nhưng có thể lấy mất hết của con những năm tháng tuổi thơ không thể quay lại lần nào nữa.
Video đang HOT
Sau này đi làm, nhà tuyển dụng sẽ xem xét và hỏi bạn có năng lực xử lý công việc không, có tự tin vào bản thân không, có cách ứng xử khéo léo không, chứ không ai hỏi lúc đi học có đạt điểm 9, 10 không. Vậy nên đừng vì mong muốn của mình mà làm con mệt mỏi. Hãy hướng dẫn con học tập thật khoa học, để cho con chút tuổi thơ và có thời gian rèn luyện sức khoẻ, kĩ năng sống.
“Chậm lại 1 chút đi bạn ơi. Con bạn có đủ thời gian ăn ngủ và nghỉ ngơi không? Nó có mong muốn đi học thêm nữa không? Và bạn muốn điểm trên 9 để làm gì?”, một người nêu ý kiến.
Dù vậy, vẫn có ý kiến cho rằng, mong muốn của vị phụ huynh không có gì bất thường. Tùy khả năng của mỗi bé mà phụ huynh đặt ra yêu cầu cho con. “Áp lực tạo nên kim cương”, bất kì thứ gì cũng cần được tôi rèn dưới một áp lực, sức ép nhất định để trở thành phiên bản tốt nhất.
“Con mình lớp 9 điểm thường xuyên Toán toàn 10, giữa kì 9,3, mình vẫn cho con đi học thêm Toán, Văn, Anh để chuẩn bị cho thi tuyển sinh. Quan trọng là mình cư xử với con vui vẻ, không tạo áp lực nên con vẫn học thêm, chơi game, đi đá bóng, cân bằng việc học và chơi.
Nếu vị phụ huynh này đặt nguyện vọng cho con thi vào trường top đầu và bé cũng đồng ý thì việc rèn luyện để nâng điểm số cũng bình thường. Theo mình thấy lớp 6 mà chưa đạt trên 9 thì lên các lớp trên kiến thức càng khó, kéo theo điểm càng khó đạt hơn nữa. Quan trọng là mình hiểu khả năng con mình tới đâu để phấn đấu thôi”, một phụ huynh đồng tình.
Một số đưa ra lời khuyên, ông bố nên xem trong bài kiểm tra con bị trừ điểm lỗi nào, nếu lỗi do con không hiểu bài thì xem xét, còn lỗi do trình bày thì con chỉ cần cố gắng cẩn thận hơn. Cũng có thể do mới đầu năm nên 1 số bé chưa bắt kịp nhịp độ của cấp học mới.
Một ngiên cứu gần đây nhất tại khoa Sức khỏe Vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương về các rối loạn tâm lý ở học sinh tại một số trường trung học cơ sở tại Hà Nội (từ lớp 6 đến lớp 9) cho thấy, các biểu hiện lo âu ở trẻ chiếm tỉ lệ 38%, tiếp theo là stress với 33% và trầm cảm là 26,1%.
Ngiên cứu của Đại học Stanford (Mỹ) cũng cho thấy rằng, khi trẻ em áp lực quá trình trong việc đạt điểm số cao, các em có thể rơi vào trạng thái lo âu, thậm chí là trầm cảm.
Điểm số quan trọng nhưng trẻ em cũng cần được nuôi dưỡng trong một môi trường khuyến khích sự sáng tạo, tôn trọng và một không gian an toàn, nơi trẻ cảm thấy mình được yêu thương và chấp nhận. Hãy nhớ rằng, sự thành công của trẻ không chỉ nằm ở số trên bảng điểm mà còn là sự phát triển toàn diện về mặt trí tuệ, cảm xúc và xã hội.
Phụ huynh Hà Nội hốt hoảng vì con cứ nằng nặc đòi chuyển trường dù thi cử điểm rất cao, nguyên nhân từ đối tượng không ai ngờ
Người mẹ này đã phải tìm đến sự trợ giúp từ hơn 220 nghìn người.
Mới đây, trong một group phụ huynh với hơn 220.000 lượt theo dõi, một người mẹ đã đăng tải câu chuyện của con mình, thu hút sự quan tâm của dân tình.
Toàn bộ chia sẻ như sau:
"Con gái em học lớp 9, đang chơi thân với nhóm bạn. Đặc thù của lớp của con là chơi theo nhóm, giống như kiểu chia bè phái. Lần thi khảo sát chất lượng đầu năm con em được điểm cao hơn hẳn so với nhóm bạn chơi cùng. Thế là các bạn ấy tỏ ra không bằng lòng và không muốn chơi với con em nữa. Giờ con em đang rơi vào tâm lý chán nản không muốn đi học, muốn chuyển trường, nhưng năm nay cuối cấp rồi rất khó cho việc chuyển trường. Mà cứ để tình trạng này em e rằng con sẽ bị ảnh hưởng đến việc thi vào 10. Xin các bác có kinh nghiệm cho em lời khuyên ạ. Em cảm ơn!".
Bên dưới phần bình luận, bên cạnh những lời động viên, thấu hiểu cho cảm xúc của người mẹ, không ít netizen đưa ra quan điểm của bản thân để giải quyết triệt để vấn đề:
- Mình nghĩ bạn tốt là người phải biết động viên khích lệ và cùng nhau phấn đấu. Chứ bạn mà có suy nghĩ hơn thua như thế thì cũng không nên giao du. Mẹ cần phân tích để con hiểu, không việc gì phải chuyển trường cả.
- Bạo lực học đường có 2 hình thức mẹ à. Một là đánh tác động vật lí, hai là áp lực tâm lý. Con đang gặp khó khăn như vậy, chị phải động viên để cùng con vượt qua. Như em thấy đó là con bị tâm lý kiểu không có niềm vui nào khác ngoài tìm niềm vui nơi các bạn ạ. Con nhà em luôn được em giáo dục về cả 2 hình thức bạo lực này. Em lúc nào cũng động viên con là không cần chơi với đông bạn, chỉ cần 1-2 người cùng chí hướng, hợp gu là đủ. Với các bạn khác con giữ tâm lý hài hòa không đối đầu. Bạn có gây khó dễ thì con tạm thời tránh và nếu việc đó lặp đi lặp lại thì con phải nói với mẹ hoặc cô để tìm cách giải quyết vấn đề. Chị cũng nên cho con biết đấy chỉ là chuyện nhỏ, không phải vấn đề lớn. Mẹ nghĩ con làm đúng rồi thì không cần lo nghĩ gì cả, dần rồi các bạn sẽ hiểu con thôi.
- Bây giờ hiện tượng này nhiều lắm ạ. Mẹ cần dạy con vững vàng tâm lý và cách hành sử trong những trường hợp như thế này. Cái này nó lại thuộc vào kỹ năng sống và kỹ năng xử lý tình huống, cũng khó đấy!
- Mẹ nên xem xét nguyện vọng của con như thế nào. Nếu con thực sự không chịu được các bạn ấy thì chắc chắn sẽ đòi chuyển trường cho bằng được. Lúc đó có thể xem xét chuyển trường hoặc chuyển lớp cho con bạn ạ. Đừng để con phải nặng nề từ ngày này qua ngày khác mỗi khi đến trường, như thế thì ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và đặc biệt là tập trung cho kỳ thi sắp tới lắm. Bạn nhà mình năm rồi cũng vừa thi nên mình ưu tiên để con thoải mái nhất có thể.
Cha mẹ nên làm gì khi con bị các bạn bè cô lập, tẩy chay?
Khi con bị các bạn bè cô lập hoặc tẩy chay, cha mẹ cần thể hiện sự ủng hộ vững chắc, cung cấp sự an toàn và yêu thương để giúp con vượt qua khó khăn. Đầu tiên và quan trọng nhất, cha mẹ cần lắng nghe con mà không phán xét để hiểu rõ tình cảm và suy nghĩ của con trong hoàn cảnh này. Sự lắng nghe chân thành sẽ tạo điều kiện để con mở lòng và chia sẻ về những gì con đang trải qua, từ đó giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về nguyên nhân của vấn đề và cách thức để hỗ trợ con một cách hiệu quả nhất.
Sau khi nắm được thông tin, cha mẹ cần phải bình tĩnh và không tỏ ra quá lo lắng hoặc nóng giận - những phản ứng này có thể làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn. Thay vào đó, phụ huynh nên khuyến khích con tự tin và khẳng định mình, đồng thời giúp con nhận ra giá trị bản thân. Điều này có thể bao gồm việc cùng tham gia vào các hoạt động ngoại khóa hoặc phát triển sở thích, nơi con có thể kết bạn mới và tạo dựng mạng lưới mối quan hệ xã hội chất lượng hơn.
Cha mẹ cũng nên học cách trang bị cho con những kỹ năng xã hội cần thiết để xử lý và giải quyết xung đột với bạn bè một cách lành mạnh. Bằng cách mô hình hóa và thảo luận về các tình huống, cha mẹ có thể dạy con cách thể hiện cảm xúc, đặt ranh giới cá nhân và đối phó với sự cô lập một cách tích cực.
Phụ huynh hãy khuyến khích con phát triển các mối quan hệ độc lập và tìm kiếm cách giải quyết vấn đề một cách chủ động. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ nhà trường nếu cần thiết, thảo luận với giáo viên để đảm bảo rằng môi trường học đường là nơi an toàn và tích cực cho tất cả mọi người.
Cuối cùng, điều quan trọng nhất là tạo ra một không gian gia đình an toàn - nơi con cảm thấy được yêu thương và chấp nhận vô điều kiện. Sự ủng hộ này tạo ra nền tảng vững chắc để con có thể phục hồi từ những tổn thương tinh thần và phát triển khả năng phục hồi cần thiết để đối mặt với thách thức của cuộc sống. Cha mẹ cần nhấn mạnh rằng, dù trong hoàn cảnh nào, con luôn có một nơi an toàn để trở về, nơi mà con được chấp nhận và hiểu rõ giá trị thực sự của mình.
Bức ảnh ông bố ở TP.HCM ngồi trong sân trường nhìn qua rất bình thường, nhưng thứ cầm trên tay gây tranh cãi Là người chụp ảnh "không lịch sự" hay ông bố này có cách hành xử chưa đúng? Mới đây, một phụ huynh ở TP. HCM đăng tải lên hội nhóm lớn hình ảnh một ông bố đang đợi đón con. Bức ảnh thoạt nhìn trông rất bình thường, nhưng trên tay ông bố này lại xuất hiện một thứ gây tranh cãi, đó...