Con tem giá 190 tỉ đồng hồi hương sau 143 năm
Con tem hiếm nhất trên thế giới – British Guiana 1 cent Magenta lần đầu tiên trở về Anh sau 143 năm.
Con tem British Guiana 1 cent Magenta REUTERS
Con tem British Guiana 1 cent Magenta, được ví là “nàng Mona Lisa của thế giới tem”, đã được tổ chức buôn tem quý hiếm Stanley Gibbons tại Anh mua với giá 8,3 triệu USD (khoảng 190 tỉ đồng) trong cuộc đấu giá vào tháng trước, theo The Guardian ngày 15.7.
Stanley Gibbons thông báo nếu tính theo trọng lượng, con tem này là vật phẩm nhân tạo có giá trị nhất trên thế giới, gấp khoảng 2,5 triệu lần vàng 24 carat.
Con tem có hình bát giác, được in màu đen trên giấy đỏ tươi với kích thước 29×26 mm, cùng với hình một con tàu buồm ba cột buồm và khẩu hiệu “Damus Petimus Que Vicissim”, có nghĩa là “chúng ta cho đi và mong đợi được đền đáp lại”.
Đây là con tem duy nhất còn sót lại trong một lô nhỏ gồm 5.000 con tem in vào năm 1856, tại British Guiana – thuộc địa cũ của Anh ở Nam Mỹ và ngày nay là Guyana. Giám đốc bưu điện British Guiana E.T.E Dalton đã yêu cầu nhân viên ký tên lên từng con tem để tránh giả mạo.
Video đang HOT
Con tem sẽ được trưng bày tại Anh sau nhiều năm và nhiều đời chủ REUTERS
Theo Stanley Gibbons, con tem được dùng để giao báo và đến năm 1873, nó được một cậu bé người Scotland tên Louis Vernon Vaughan sống tại British Guiana tìm thấy trong một sấp giấy tờ của người chú. Cậu bé bán con tem lại cho một nhà sưu tập địa phương.
Con tem đã qua 12 chủ sở hữu bao gồm chính phủ Pháp và nhà từ thiện John du Pont người Mỹ. Kể từ năm 1873, mỗi chủ sở hữu cũ đã đánh dấu mặt sau của con tem, khởi nguồn từ nhà sưu tập tem nổi tiếng Philipp von Ferrary.
Theo The Guardian , con tem này đã từng được trưng bày tại Bảo tàng Tem Quốc gia Smithsonian ở thủ đô Washington, D.C khi ông Stuart Weitzman, một nhà thiết kế giày người Mỹ đang sở hữu nó.
Trong gần một thế kỷ rưỡi, con tem đã được lưu giữ trong các bộ sưu tập ở nước ngoài, nhưng từ giờ nó sẽ được trưng bày tại cửa hàng của Stanley Gibbons tại trung tâm London.
Nó sẽ được bảo vệ nghiêm ngặt, được vận chuyển bằng máy bay đến sân bay Heathrow, Anh và sau đó được chuyên chở bằng một chiếc xe tải bọc thép. Trước khi được đưa đến phòng trưng bày, nơi nó sẽ được cất giữ trong một căn hầm. Sau đó được trưng bày trong một khung chứa đặc biệt không ô xy.
Bên cạnh đó, Stanley Gibbons cho biết họ đang thiết lập một kế hoạch sở hữu chung, giúp những người đam mê sưu tập có thể cùng sở hữu con tem này.
Ông Graham Shircore, Giám đốc điều hành của Stanley Gibbons, ví British Guiana 1c Magenta là báu vật có một không hai của giới sưu tầm tem. “Chúng tôi rất vui mừng được chào đón nó trở lại đất Anh và hy vọng có thể lưu giữ nó”, ông Shircore nói.
Kỳ lạ chuyện cô gái không chịu được khi nghe tiếng thở của người khác
Một phụ nữ Scotland mắc một chứng bệnh lạ, cảm thấy khó chịu khi nghe thấy tiếng thở của người khác.
Người phụ nữ Scotland mắc chứng bệnh hiếm gặp có tên gọi là Misophonia, khiến người bệnh gặp tình trạng không thích hoặc ghét âm thanh cụ thể nào đó, gây ra phản ứng mạnh mẽ về cảm xúc hoặc sinh lý mà hầu hết mọi người coi là vô lý.
Đó còn gọi là hội chứng nhạy cảm với âm thanh, tình trạng gây ra tất cả các loại phản ứng, từ tức giận đến hoảng sợ hoặc muốn chạy trốn và thoát khỏi âm thanh kinh khủng.
Hãy nghĩ về loại âm thanh khiến bạn phát điên, nhân nó với hệ số 100, bạn sẽ hiểu đợc người mắc hội chứng Misophonia phải trải qua những gì.
Một số người cho rằng Misophonia chỉ gây ra do những âm thanh phổ biến gây khó chịu như tiếng nhai lớn, tiếng cào móng tay trên bảng đen nhưng thực tế cho thấy bất kỳ âm thanh nào cũng có thể gây ra hội chứng này.
Gần đây, một người phụ nữ đau khổ đến từ Scotland đã xuất hiện trên chương trình truyền hình nước Anh để kể chi tiết về trải nghiệm của bà ấy với chứng bệnh Misophonia.
Bà Karen xuất hiện trên truyền hình chia sẻ về hội chứng kỳ lạ mình đang trải qua
Kỳ lạ chuyện cô gái không chịu được khi nghe tiếng thở của người khác
Người phụ nữ có tên Karen không thể chịu đựng được khi nghe tiếng thở của người khác. Bà Karen cho biết: "Tiếng thở thật sự rất ồn ào. Tôi nghe xong càng thấy tức giận. Tiếng càng to tôi càng tức giận".
Đáng chú ý là không phải tiếng thở dồn dập hay thở hổn hển khiến Karen khó chịu mà chỉ là âm thanh yếu ớt từ nhịp thở bình thường. Karen chỉ muốn 'tiếng ồn' dừng lại nhưng điều đó không thể xảy ra vì mọi người cần thở, cô ấy cảm thấy không thể làm gì được.
Có thời điểm, người phụ nữ này cảm thấy tồi tệ đến mức cô nhờ bác sĩ tiến hành phẫu thuật để tai bị điếc, như vậy Karen sẽ không phải đối mặt với tiếng thở khó chịu nữa. Tất nhiên, không có bác sĩ nào thực hiện yêu cầu của Karen.
Sau khi trường hợp bệnh hiếm gặp của Karen xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, bà nhận được rất nhiều sự chú ý của mọi người. Có nhiều người mắc chứng bệnh lạ giống như bà đã lên tiếng chia sẻ và khẳng định rằng sống chung với tình trạng này như một cơn ác mộng.
'Nó huỷ hoại cuộc sống của tôi hàng ngày, tôi chấp nhận chịu mọi tổn thất để có thể chữa trị dứt điểm, tuy nhiên bác sĩ chỉ khuyên tôi rằng hãy cố gắng vượt qua', một cư dân mạng chia sẻ.
Trường hợp khác về nữ sinh trung học 18 tuổi Ellie Rapp ở Pittsburgh, Mỹ. Cô không thể chịu đựng nổi âm thanh mọi người trong gia đình tạo ra lúc nhai đồ ăn bữa tối.
Ellie Rapp từng chia sẻ rằng: "Tim tôi đập mạnh, tôi bắt đầu phản ứng theo hai cách. Tôi bắt đầu khóc hoặc tức giận dữ dội. Thực sự kinh khủng, giống như bạn sắp chết vậy".
Người đàn ông được ưu tiên tiêm vaccine Covid-19 vì 'cao 6,2 cm' Một người đàn ông 32 tuổi, không mắc bệnh lý nền, được ưu tiên tiêm vaccine Covid-19 sớm vì Dịch vụ Y tế Quốc gia của chính phủ Anh (NHS) mắc sai sót. Theo The Guardian , biên tập viên chuyên mục chính trị báo Liverpool Echo, Liam Thorp có chiều cao thực là 1,88 m đã được ghi nhận là 6,2 cm...