Con tê giác già nhất thế giới vừa chết tại Tanzania
Con tê giác đực già nhất thế giới đã chết sau hơn 50 năm sinh sống trong môi trường hoang dã ở khu bảo tồn thiên nhiên Ngorongoro, Tanzania.
Theo Guardian, nhà chức trách Tanzania hôm 28/12 cho biết con tê giác đen được cho là già nhất thế giới đã chết tại khu bảo tồn Ngorongoro ở tuổi 57.
Con tê giác đực có tên Fausta được cho là chết vì lý do tự nhiên hôm 27/12, sau khi đã sống phần lớn cuộc sống của nó trong môi trường hoang dã ở khu bảo tồn Ngorongoro.
Tê giác đen Fausta chết tại khu bảo tồn Ngorongoro ở tuổi 57. Ảnh: Alamy Stock.
“Hồ sơ ghi chép cho thấy Fausta sống lâu hơn bất cứ con tê giác nào trên thế giới, nó sinh trưởng và hoạt động ở Ngorongoro, một khu vực tự nhiên, trong hơn 54 năm cuộc đời”, thông báo của cơ quan quản lý khu bảo tồn Ngorongoro cho biết.
Video đang HOT
Tê giác Fausta được đưa tới khu bảo tồn Ngorongoro vào năm 1965 bởi một nhà khoa học từ Đại học Dar Es Salaam khi nó khoảng 3 tuổi. Năm 2016, sức khỏe con tê giác bắt đầu trở nên xấu đi sau khi bị linh cẩu tấn công, buộc các nhà khoa học đưa nó vào khu nuôi nhốt tạm thời.
Trước đó, con tê giác cái Sana từng được coi là con tê giác già nhất thế giới. Tê giác Sauna chết tại khu nuôi nhốt ở công viên sinh thái Planète Sauvage tại Pháp năm 2017.
Theo tính toán, tuổi thọ trung bình của loài tê giác là từ 37-40 năm trong điều kiện hoang dã. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi nhốt và được con người chăm sóc, loài tê giác có thể sống tới trên 50 tuổi.
Theo news.zing.vn
Linh cẩu hợp sức săn tê giác: Làm liều ăn nhiều
Những con mồi của linh cẩu khi đi theo đàn có thể là những con vật lớn, trong đó có cả tê giác.
Linh cẩu được biết đến là loài thường xuyên ăn xác hay thức ăn thừa của người khác. Thế nhưng, nhiều người quên rằng chúng cũng là loài đi săn rất hiệu quả, đặc biệt là khi đi theo đàn.
Một đàn linh cẩu 5 con quyết chơi lớn khi tấn công tê giác
Những con mồi của linh cẩu khi đi theo đàn có thể là những con vật lớn, trong đó có cả tê giác. Câu chuyện vừa xảy ra tại Công viên quốc gia Kruger, Nam Phi đã minh chứng cho sự nguy hiểm của linh cẩu.
Theo đó, một đàn gồm 5 con linh cẩu đã bao vây một con tê giác. Chúng thay nhau tấn công vào con mồi to lớn mà đến cả sư tử cũng không dám động tới này.
Người chụp những tấm hình, Schalkwijk cho biết con tê giác bị thương ở chân nên đã thu hút sự chú ý của đàn linh cẩu. Tình trạng này của con tê giác có thể do đụng độ với đồng loại trước đó.
Con tê giác này cũng chưa phải là một con vật đã trưởng thành và rõ ràng, nó không khoẻ mạnh do ảnh hưởng của đợt hạn hán gần đây tại Nam Phi. Thông thường với độ tuổi của nó vẫn có mẹ đi cùng nhưng lần này không hiểu sao nó chỉ có một mình.
Sự dai dẳng và kiên trì tấn công của đàn linh cẩu cũng có tác dụng khi chúng hạ gục được tê giác và thưởng thức bữa ăn quá thịnh soạn này.
Là loài động vật thường ăn thừa đồ ăn, lần này linh cẩu quyết làm liều
Con tê giác này chưa trưởng thành và bị thương, có lẽ vì thế nó trở thành mục tiêu cho đàn linh cẩu
Cả đàn linh cẩu liên tục tấn công con mồi của mình
Đợt hạn hán đang hoành hành cũng là nguyên nhân khiến tê giác không khoẻ mạnh
Kiên trì tấn công, cuối cùng linh cẩu cũng hạ được tê giác
Anh Minh
Theo baodatviet.vn
Voi giúp dân đánh đuổi tê giác hung dữ trở lại rừng Các nhân viên bảo vệ động vật hoang dã sử dụng voi để đánh đuổi con tê giác hung dữ trở lại rừng sau khi nó gây náo loạn các khu dân cư ở Ấn Độ. (Nguồn: Daily Mail) Con tê giác hung dữ thoát khỏi rừng và gây náo loạn tại các ngôi làng gần vườn quốc gia Kaziranga ở bang Assam,...