Con suy thận cấp vì cha mẹ nhờ thầy cúng chữa bệnh
Thay vì đưa trẻ đến viện điều trị, gia đình nhờ thầy cúng. Sự chậm trễ khiến trẻ rơi vào tình trạng suy thận cấp, đe dọa tính mạng.
Bệnh nhi T.H.T. (11 tuổi, dân tộc Dao, trú tại xã Đồng Sơn, Hạ Long, Quảng Ninh) được đưa đến khoa Nhi, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh), trong tình trạng mệt mỏi, sốt từng cơn, môi khô, đi ngoài, huyết áp tụt. Gia đình bệnh nhi cho biết tình trạng này đã diễn ra khoảng một tuần trước đó.
“Khi ở nhà, cháu bị đau đầu, mệt mỏi, nôn, đêm ngủ mơ. Dân tộc chúng tôi từng có nhiều người mời thầy về cúng và khỏi bệnh nên tôi cũng đưa cháu đến đó. Tuy nhiên, cháu không khỏi bệnh, vẫn đau đầu, nôn nhiều. Ngoài ra, gần đây mưa nhiều, tôi không đưa con đến bệnh viện”, mẹ bé T. cho biết.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi 11 tuổi. Ảnh: BVCC.
Video đang HOT
Sau khi bác sĩ thăm khám, trẻ được chẩn đoán nhiễm trùng đường tiêu hóa, rối loạn điện giải, suy thận cấp. Bé T. được truyền dịch, cân bằng điện giải, dùng kháng sinh kết hợp. Sau 3 ngày điều trị, tình trạng suy thận và nhiễm trùng cải thiện, bệnh nhi có thể ăn uống, không còn buồn nôn, tiêu chảy.
BSCKI Nguyễn Thị Sơn, Phó trưởng khoa Nhi, cho hay việc trì hoãn đưa trẻ nhập viện điều trị do tin thầy cúng, kèm theo thời tiết xấu, vô tình đẩy tình trạng bệnh diễn biến nặng đến mức suy thận cấp, đe dọa tính mạng.
Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo ngay khi trẻ bị bệnh, cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế để thăm khám. Việc tin vào mê tín dị đoan, không xác thực về mặt khoa học hoặc tự ý dùng thuốc tại nhà sẽ bỏ lỡ cơ hội điều trị cho trẻ, bệnh có thể tiến triển nặng, thậm chí tử vong.
Sốt, tiểu ít, bé 6 tháng tuổi suy thận cấp vì sỏi tiết niệu hiếm gặp
Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng bàng quang và đường tiết niệu có nhiều sỏi. Sau phẫu thuật, kết quả kiểm tra cho thấy, bé bị sỏi cystine đường tiết niệu, hiếm gặp.
Ngày 28/8, BS Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố cho biết, tại đây vừa tiếp nhận và can thiệp cho một trường hợp biến chứng nhiễm trùng tiểu do sỏi tiết niệu. Bệnh nhi là bé trai 6 tháng tuổi nhập viện vì sốt, tiểu ít.
Gia đình bệnh nhi cho biết, khoảng 3 tuần qua trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần, tiểu khó, nôn ói 4 đến 5 lần mỗi ngày, bú kém. Tại một phòng khám nhi, kết quả siêu âm bụng cho thấy bé bị nhiều viên sỏi nhỏ nằm trong niệu quản 2 bên và bàng quang.
Hình ảnh X-quang bụng cho thấy bệnh nhi bị nhiều sỏi ở niệu quản 2 bên và bàng quang
Bệnh nhi được chẩn đoán sỏi đường tiết niệu biến chứng nhiễm trùng tiểu, được điều trị kháng sinh, hạ sốt, nâng đỡ. Tuy nhiên, tình trạng bệnh không cải thiện nên gia đình chuyển đến bệnh viện điều trị.
Tại Nhi Đồng Thành Phố bác sĩ ghi nhận, bệnh nhi bứt rứt, sốt cao, mạch nhanh, cao huyết áp, không tiểu. Kết quả X-quang bụng bác sĩ ghi nhận có nhiều viên sỏi đường tiết niệu, xét nghiệm máu cho thấy bé bị nhiễm trùng với số lượng bạch cầu tăng cao và suy thận cấp.
Các bác sĩ đã cho bệnh nhi sử dụng kháng sinh, hạ sốt, điều trị cao huyết áp. Sau hội chẩn, bệnh viện quyết định phẫu thuật lấy sỏi bàng quang và niệu quản cho bệnh nhi. Các bác sĩ đã thực hiện thành công cuộc mổ, giải phóng tắc nghẽn đường tiết niệu. Sau phẫu thuật bệnh nhi được chuyển tới khoa Hồi sức Ngoại theo dõi điều trị. Hậu phẫu 1 tuần, bé đã cai được máy thở, lượng nước tiểu khá nhiều, sức khỏe đang dần bình phục.
BS Minh Tiến cho biết, kết quả xét nghiệm chức năng thận ghi nhận creatine máu trở về bình thường. Mẫu xét nghiệm cặn lắng nước tiểu ghi nhận nhiều tinh thể hình lục giác còn gọi là tinh thể cystine đây chính là nguyên nhân tạo sỏi.
Bệnh nhi may mắn qua được nguy kịch sau khi bác sĩ phẫu thuật, điều trị tích cực
Phân tích chuyên môn của BS Minh Tiến chỉ ra: "Bệnh sỏi cystine đường tiết niệu, hiếm gặp ở trẻ em, tần suất 1/7000 trẻ sinh sống do bất thường đột biến gen mã hóa protein có chức năng vận chuyển hấp thu cystine (là một acid amin) ở ống thận. Sau khi cystine được bài tiết qua cầu thận, nồng cystine tăng cao trong nước tiểu, dễ kết tủa thành sỏi khi nước tiểu ở trạng thái toan (acid) hoặc tạo muối kết tủa với natri hay calci".
Trong quá trình điều trị, các bác sĩ đang tăng lượng dịch nhập để tăng lượng nước tiểu, hạn chế muối, đạm, dùng thuốc kiềm hóa nước tiểu không chứa các chất kết hợp cystine thành chất phức hợp hòa tan để tránh kết tủa tạo sỏi.
Từ trường hợp trên, bác sĩ khuyến cáo phụ huynh, khi thấy con em mình sốt, tiểu vàng, đục, tiểu khó, rát buốt, tiểu ít, ói mửa, ăn uống kém,...cần đưa trẻ đến bệnh viện có chuyên khoa nhi để được thăm khám, xét nghiệm chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Người cha bắt rắn hổ mang chúa bị biến chứng suy đa cơ quan, bệnh viện dồn lực cứu chữa Do nọc độc của rắn hổ mang chúa, ông Phan Văn Tâm (38 tuổi, tỉnh Tây Ninh) đã bị suy thận cấp, suy gan, viêm cơ tim, chỉ số bạch cầu thấp, tiên lượng rất xấu. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sang - khoa bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy - kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân - Ảnh: Bệnh viện cung...