Cơn sốt đất trong Metaverse chỉ là ảo?
Nền tảng Decentraland được khẳng định là “ bất động sản tương lai” đang tràn ngập lỗi phần mềm, các máy chủ trống và nguy cơ lừa đảo.
Cơn sốt đất kĩ thuật số bắt đầu khi sau khi Facebook đổi tên công ty thành Meta. Các nhà đầu tư bỏ ra hàng triệu USD để mua những lô đất ảo, với suy nghĩ rằng nếu nhiều người đổ tiền vào metaverse như vậy thì ắt hẳn phải có lợi nhuận.
Tuy nhiên, tác giả Eric Ravenscraft của Wired cho rằng thực tế của những nền tảng đất ảo gần giống với những hình thức đầu tư pump-and-dump, khi những người nắm phần lớn thao túng thị trường bằng cách “thổi giá” một tài sản kĩ thuật số nào đó lên cao, rồi sau đó liên tục bán ra.
Những “lời đường mật”
Các bài báo quảng bá về sự “bùng nổ đất kĩ thuật số” xuất hiện khắp mọi nơi, từ Business Insider đến New York Times. Việc 116 lô đất ảo trong Decentraland được bán với giá 2,4 triệu USD là một sự kiện lớn.
Về cơ bản, các nền tảng như Decentraland sử dụng các token dựa trên NFT để bán các lô đất ảo. Dan Olson, chủ kênh YouTube Folding Ideas chuyên giải thích các trào lưu mạng cho rằng việc này tương đương mua token để được quyền xây dựng trong thế giới ảo.
Một thông cáo báo chí từ Tokens.com – công ty sở hữu 50% cổ phần của tập đoàn Metaverse cho biết công ty này đã khởi công một toà tháp tại Decentraland. New York Times cũng đã đưa tin về việc tòa tháp trên đang được “xây dựng” trên các lô đất thuộc Metaverse Group.
Decentraland quảng cáo rằng việc sử dụng NFT khiến đất đai trong trò chơi trở nên khan hiếm và có giá trị. Bạn có thể mua một lô đất và bán lại khi giá trị đất tăng, hoặc cho các thương hiệu có nhu cầu quảng cáo hay tổ chức sự kiện thuê đất. Ngoài ra, bạn có thể mở cửa hàng và bán các tài sản kỹ thuật số cho người dùng.
Nói cách khác, các nhà phát triển vẽ ra viễn cảnh mua “bất động sản” trên các nền tảng này giống như mua bất động sản ở ngoài đời thực, nhưng sự thật không phải vậy.
Thực tế
Về cơ bản, Decentraland là một dạng game nhập vai. Bạn điều khiển nhân vật 3D của mình bằng chuột và bàn phím và khám phá một thế giới ảo. Sự mới lạ duy nhất Decentraland mang lại là việc sử dụng NFT và tiền mã hoá.
Mặc dù webgame (trò chơi trên trình duyệt) này đã bắt đầu bán các lô đất ảo từ năm 2017, Decentraland chỉ mới mở cửa từ tháng 2/2020. Khu vực sảnh ban đầu nơi người dùng ghé thăm thường chỉ có khoảng vài chục người chơi. Phần còn lại của bản đồ hầu như trống rỗng.
Video đang HOT
Đến nay, số người chơi đồng thời của Decentraland cũng không mấy ấn tượng.
Một đia điểm có tên “Quận thời trang” chiếm một phần đất lớn ở Decentraland. Mặc dù quảng cáo của các thương hiệu lớn như Chanel, Dolce & Gabbana và Tommy Hilfiger xuất hiện trên các tòa nhà, không có cửa hàng nào ở khu vực này.
Không có gì để người dùng nhấp vào hoặc mua bán. Không rõ liệu các thương hiệu này có chấp thuận hoặc biết việc logo của họ đang được sử dụng hay không. 166 lô đất vừa được bán với giá gần 2,5 triệu USD hoàn toàn trống trơn.
Có một số phòng trưng bày giới thiệu tác phẩm NFT. Tuy nhiên, bạn không thể mua những tác phẩm này trong game. Thay vào đó, bạn sẽ được chuyển hướng đến một trang web bên ngoài, thường là những trang web mua bán NFT có sẵn như OpenSea hoặc Rarible để xử lý giao dịch.
Người dùng sẽ được đưa đến một liên kết bên ngoài khi mua NFT.
Ngay cả khi Decentraland có thu hút được các thương hiệu thời trang cao cấp, thì những cửa hàng này cũng sẽ không có khách. Một công cụ theo dõi cho thấy chỉ có trung bình 1600 người dùng trực tuyến cùng một lúc.
Bản thân trò chơi này cũng xuất hiện nhiều lỗi và các công cụ điều hành thì gần như không có.
Trong tương lai, những thương hiệu cao cấp có thể xây dựng các cửa hàng trong thế giới ảo này giúp người dùng mua sắm như thể họ đang ở trong một cửa hàng ngoài đời thực. Nhưng với một hệ thống phần mềm lỗi và lượng người dùng ít ỏi, thì tỷ lệ thành công của nền tảng này gần như bằng 0.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư dường như vẫn đặt niềm tin vào khả năng lợi nhuận của nền tảng này.
Loại tiền tệ dễ bị thao túng
Một trong những điểm mấu chốt để quảng bá của Decentraland là việc người dùng có thể “mua đất” trong trò chơi, nhưng quy trình này rất phức tạp. Người dùng không thể mua đất trực tiếp bằng USD hay bằng Ethereum. Thay vào đó, Decentraland có hệ thống tiền mã hoá của riêng mình mang tên “Mana”, hoạt động trên một sidechain (chuỗi phụ) của Ethereum.
Về cơ bản, hệ thống sidechain cho phép các dự án tải mã dữ liệu sang một blockchain riêng có nhiều tính năng và thường có phí giao dịch thấp hơn so với chuỗi chính. Điều này có nghĩa là mặc dù Decentraland dựa trên Ethereum, giá của Mana có thể biến động hơn nhiều so với Ether.
Hiện tại, những mảnh đất rẻ nhất ở Decentraland thường được bán với giá khoảng 4.000 Mana, tương đương với 15.000 USD. Bởi vì đất là một token không thể thay thế, khi người dùng mua đất, họ sẽ sở hữu tài sản đó cho đến khi ai đó muốn mua lại.
Biểu đồ thay đổi giá Mana theo thời gian.
Tuy nhiên, Mana là token có thể thay thế được, có nghĩa là nếu một người dùng đang nắm giữ lượng lớn Mana, họ có thể bán những token đó cho bất kỳ ai cần mua, bao gồm những người dùng mới muốn mua đất.
Vì đất rất đắt và thị trường tiêu thụ Mana quá nhỏ, không cần tốn nhiều công sức để thay đổi giá của cả hai. “Một thông tin trên báo chí khó có thể thay đổi giá của Ether, nhưng giá Mana và đất thì có”, Olson giải thích.
Điều tương tự đã từng xảy ra với giá Mana. Trong 2 ngày sau khi Facebook đổi tên thương hiệu thành Meta, giá Mana vào thời điểm đó đã tăng vọt từ chưa đầy 1 USD lên 3,71 USD.
Vào thời điểm đó, từ các trang web dành cho người quan tâm đến tiền mã hoá như CoinDesk tới các trang tin lớn như CNBC đều báo cáo về việc giá Mana tăng và giải thích đó là một sự quan tâm tích cực đến “metaverse”.
Vài tuần sau, vào hôm 22/11, 166 lô đất ở “Quận thời trang” của Decentraland được đề cập ở trên đã được bán với giá 618.000 Mana. Ngày hôm sau, Tokens.com đã đưa ra một thông cáo báo chí công bố “phi vụ mua đất lớn nhất trong lịch sử metaverse.” Giá Mana lúc bấy giờ là khoảng 4,1 USD.
Chỉ 2 ngày sau, giá Mana tăng hơn 41%, chạm đỉnh 5,79 USD. Đơn vị tiền tệ được sử dụng để mua đất ở Decentraland đã tăng gấp 5 lần trong khoảng một tháng.
Mặc dù việc giá Mana bị đẩy lên cao chưa chắc đã là một âm mưu bất chính, nhưng sự gia tăng của các kế hoạch pump-and-dump tiền mã hoá là một lời cảnh tỉnh cho các nhà đầu tư. Vào ngày Mana chạm đỉnh, khối lượng giao dịch của token này đã đạt hơn 11,4 tỷ USD, cao hơn rất nhiều con số 2,4 triệu USD được chi cho một lần bán đất.
Nguy cơ bị quấy rối tình dục trong vũ trụ ảo
Vấn nạn quấy rối tình dục trên Internet đã xuất hiện từ lâu. Trong môi trường thực tế ảo, điều này có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
Vào một buổi chiều se lạnh, bạn có thể chơi trò chơi bắn súng laze, bay qua một thị trấn trên cây chổi thần kỳ, giết thây ma trong trung tâm mua sắm bỏ hoang và đi chơi với một người bạn cũ sống cách đó hơn 3.200km. Điều đáng nói là bạn có thể làm tất cả những điều trên ở trong phòng khách mà không cần rời khỏi nhà.
Horizon Worlds là nỗ lực đầu tiên của Meta trong việc xây dựng metaverse
Đây là những điều mà bạn có thể làm trong Horizon Worlds, vũ trụ thực tế ảo mới của Meta (tiền thân là Facebook). Nền tảng này đã được phát hành tại Mỹ và Canada từ đầu tháng 12.
Horizon Worlds được xem là nỗ lực đầu tiên của Meta trong việc xây dựng metaverse (vũ trụ ảo) theo tầm nhìn mới của CEO Mark Zuckerberg. Đây là một nền tảng mở rộng, nơi mà những người tham gia có thể kết nối với nhau giống như trong bộ phim "Ready Player One".
Nền tảng này cho phép người dùng truy cập miễn phí bằng cách sử dụng tài khoản Facebook để đăng nhập. Tuy nhiên, để có thể tham gia vào vũ trụ ảo, người dùng sẽ buộc phải sử dụng một chiếc kính VR có giá khoảng 299 USD hoặc 399 USD. Vũ trụ ảo của Meta cho phép người chơi tham gia cùng lúc với tối đa 20 người khác trong không gian ảo.
Được công bố lần đầu vào tháng 9/2019, Horizon Worlds giống như một xã hội trong không gian ảo. Hàng nghìn người tham gia thử nghiệm đã tổ chức các chương trình hài kịch, chiếu phim và các buổi thiền định.
Khi bước vào thế giới của Horizon Worlds, người chơi sẽ xuất hiện dưới dạng ảnh đại diện 3D. Tại khu vực sảnh trung tâm, người chơi sẽ được cung cấp một số công cụ tùy chỉnh để chế tạo ra những vật phẩm khác nhau chẳng hạn như cung tên, bệ phóng máy bay giấy hoặc tham gia các cuộc thi xây dựng. Có thể nói, đây là một thế giới đầy màu sắc, nơi người tham gia có thể thiết kế cho mình một không gian riêng.
Tuy nhiên, an toàn đang được xem là mối quan tâm lớn đối với môi trường ảo như Horizon Worlds. Trong không gian ảo này, rất nhiều người có thể tương tác với bạn mà bạn chưa thể kiểm soát. Vào đầu tháng, một người tham gia thử nghiệm đã đăng tải thông tin về việc cô bị một kẻ lạ mặt quấy rối.
"Quấy rối tình dục không phải là trò đùa trên Internet. Trong vũ trụ ảo, mọi thứ càng trở nên tồi tệ hơn. Điều đáng nói là hành động quấy rối đó lại được rất nhiều người ở xung quanh ủng hộ, khiến cho tôi cảm thấy bị cô lập", nạn nhân cho biết.
Rất nhiều các hoạt động như chương trình hài kịch, chiếu phim và thiền định đã được tổ chức trong Horizon Worlds
Cô gái ẩn danh này đã đăng tải sự việc trong nhóm trải nghiệm Horizon Worlds trên Facebook. Cô cho biết rằng bản thân đã bị một kẻ lạ mặt cố tình động chạm vào ảnh đại diện. Điều đó khiến cô cảm thấy không thoải mái dù là trong môi trường ảo.
Trả lời về sự việc trên, Vivek Sharma, Phó chủ tịch Horizon Worlds cho biết đây là một sự cố "hoàn toàn không may". Khi điều tra về nguyên nhân, đại diện Meta nói rằng người dùng này đã không sử dụng tính các tính năng an toàn được tích hợp trong Horizon Worlds (bao gồm cả khả năng chặn người nào đó tương tác với bản thân).
Trong khi đó, trang Technology Review nhận định rằng đây không phải lần đầu người dùng bị quấy rối trong không gian ảo và cũng sẽ chưa phải lần cuối cùng. Những sự cố trên cho thấy, metaverse không bao giờ là nơi an toàn cho đến khi các công ty tìm ra cách bảo vệ người dùng.
Các ông trùm bất động sản Hồng Kông tranh nhau đất ảo trong metaverse Bán đất kỹ thuật số là xu hướng đang đạt đến mức "sốt" ở Hồng Kông khi thế giới công nghệ ngày càng bị cuốn hút bởi siêu vũ trụ ảo "metaverse". Thuật ngữ "metaverse" đột nhiên xuất hiện ở khắp mọi nơi, trở thành từ thông dụng của các chuyên gia công nghệ và những người đam mê tiền điện tử. Nhưng...