Cơn sốt condotel tại Đà Nẵng
Hội đủ những điều kiện thuận lợi, đặc biệt đang là điểm đến hấp dẫn nhất nước đối với du khách, TP. Đà Nẵng đang là địa chỉ vàng đối với đầu tư mô hình căn hộ khách sạn (condotel), với hàng loạt dự án quy mô lớn được triển khai.
Ariyana Beach Resort and Suites Danang – dự án nổi bật nhất trong “làn sóng condotel” hiện nay tại thị trường bất động sản Đà Nẵng. Ảnh: Tân Thanh
Làn sóng mới
Một số dự án nổi bật hiện nay áp dụng mô hình này có thể kể đến như Ariyana Beach Resort and Suites Danang, F.Home, Vinpearl Condotel Ngô Quyền, Cocobay, Alphanam Luxury Apartment, Ocean Suites, Sun Premier Condotel Da Nang Heritage, Bavico Plaza Đà Nẵng… Các dự án này có đặc điểm chung là nằm ở vị trí đắc địa (sát sông, sát biển…), tiện ích hiện đại theo tiêu chuẩn cao cấp và đặc biệt là mức cam kết lợi nhuận chủ đầu tư đưa ra với khách hàng khá hấp dẫn đi kèm những ưu đãi lớn về tín dụng.
Theo báo cáo của Savills, thị trường Đà Nẵng hiện chiếm đến 50% nhu cầu của nhóm khách hàng đến từ phía Bắc, cụ thể là Hà Nội. Cùng với đó, các dự án được chào hàng chính thức và không chính thức với những mức cam kết chia sẻ lợi nhuận hấp dẫn (6-12%/năm) ngày càng phổ biến. Savills dự báo, đến năm 2018, thị trường bất động sản (BĐS) Đà Nẵng sẽ có khoảng 14.000 sản phẩm thuộc mô hình condotel gia nhập thị trường.
Ông Vũ Quang Vinh, Giám đốc Công ty BĐS Phố Son đánh giá: “Với việc Luật Kinh doanh BĐS, Luật Nhà ở mới đi vào hiệu lực, Đà Nẵng được kỳ vọng sẽ đón thêm nhiều nhà đầu tư Việt kiều và người nước ngoài đến với mô hình này”.
Đánh giá khả năng thành công của các dự án khi áp dụng mô hình này tại Đà Nẵng, một số chuyên gia đưa ra “mẫu số chung” là, các dự án đều được quản lý, khai thác, vận hành bởi những đơn vị đã tạo được thương hiệu riêng trong lĩnh vực du lịch, có nguồn khách hàng lớn, hiệu suất buồng phòng luôn đạt ở mức cao, như Furama Villas, Alacarte, Fusion Suites…
Chia sẻ vấn đề trên, ông Nguyễn Đức Quỳnh, Phó tổng giám đốc Furama Resort Đà Nẵng (thuộc Tập đoàn Sovico) cho rằng, thương hiệu cũng là yếu tố để đảm bảo cho các nhà đầu tư yên tâm khi đầu tư dự án condotel. Tuy nhiên, trong thời đại “ thế giới phẳng” như hiện nay, với đội ngũ tư vấn thiết kế dày dặn kinh nghiệm, hệ thống bán hàng qua mạng mạnh mẽ và trải khắp thì các dự án đã không còn quá lệ thuộc vào các thương hiệu quốc tế nữa, mà có thể tự mình trở thành một thương hiệu riêng đến được với khách hàng của mình trên phạm vi toàn cầu.
“Các thương hiệu lớn trước khi quyết định ký kết hợp đồng quản lý condotel sẽ yêu cầu các nhà phát triển bất động sản theo các quy chuẩn của họ. Tuy nhiên, theo nhiều du khách giàu kinh nghiệm, khách hàng thường lựa chọn những căn hộ không theo hệ thống hoặc có thể không thuộc một thương hiệu phổ biến vì tính độc đáo của dự án sẽ mang lại những trải nghiệm mới mẻ cho họ”, ông Quỳnh cho biết.
Video đang HOT
Thông tin về Dự án Ariyana Beach Resort and Suites Danang, dự án nổi bật nhất trong “làn sóng condotel” hiện nay tại thị trường BĐS Đà Nẵng (do Công ty cổ phần Ariyana – thành viên Tập đoàn Sovico thực hiện), ông Quỳnh cho biết, Công ty đang gấp rút triển khai thực hiện Dự án nhằm kịp sự kiện APEC 2017.
Dự án có tổng diện tích gần 3.000 m2, được chuẩn hóa về thiết kế, thống nhất và hài hòa với Furama Resort và Furama Villas trước đó, với vị trí sát biển, sát trung tâm Thành phố, các phòng có hướng nhìn biển, phù hợp với quan niệm phong thủy của người phương Đông, được kèm theo các khu vực tiện ích, dịch vụ và spa rộng lớn của một khách sạn 5 sao, nhà hàng lớn phục vụ ẩm thực đa dạng, các khu vui chơi giải trí, cửa hàng tiện ích, bể bơi trong nhà và ngoài trời…
“Đây không chỉ là ngôi nhà thứ 2, mà còn là một khu nghỉ mát đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch của cư khách, nên chắc chắn sẽ mang tới sự mới mẻ cho Du lịch Đà Nẵng”, ông Quỳnh thông tin thêm.
Cần có quy hoạch
Ông Nguyễn Hữu Đức, Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Dịch vụ địa ốc FirstReal nhìn nhận, condotel là mô hình BĐS không hẳn là mới đối với thị trường BĐS Việt Nam và hiệu quả áp dụng mô hình này phụ thuộc nhiều vào chủ đầu tư và quản lý nhà nước. Muốn phát triển bền vững, người mua, chủ đầu tư, chính quyền phải như một kiềng ba chân, trong đó, yếu tố chính quyền quan trọng nhất, lo chiến lược tổng thể để thu hút du khách, còn chủ đầu tư làm phần dịch vụ.
Ông Đức cũng chỉ ra điểm yếu của mô hình condotel tại Đà Nẵng, đó là lượng khách du lịch đến với Đà Nẵng tuy đông, nhưng số ngày lưu trú ít, nên hiệu quả của mô hình condotel chưa cao.
“Thành phố chỉ làm du lịch thì cũng khó cho condotel, vì họ lưu trú ngắn hạn. Thành phố phải chú trọng cả đầu tư vào các lĩnh vực khác nữa mới kéo nhiều chuyên gia, cố vấn cao cấp tới. Khi đó sẽ có nhiều khách hàng chọn condotel để lưu trú dài hạn”, ông Đức nhận định.
Một nguy cơ nữa làm cho mô hình condotel Đà Nẵng khó đạt hiệu quả như kỳ vọng là sự bùng nổ của nhiều cơ sở lưu trú thấp cấp, khách sạn 2 – 3 sao dọc khu vực ven biển và việc cấp phép condotel cho quá nhiều dự án không theo một quy chuẩn nào trong một khoảng thời gian ngắn.
Ông Nguyễn Đức Quỳnh cho rằng, condotel với mục đích xây dựng chủ yếu dưới dạng căn hộ để ở, nên nhiều công ty BĐS xây dựng cơ sở lưu trú theo hướng thiết kế cho khách cư trú lâu dài với nội thất sinh hoạt và bếp sẵn có, đồng thời để tối đa lợi nhuận, họ dành rất ít không gian cho các khu vực phụ trợ mà khách sạn cần phải có, dẫn đến tình trạng các khu vực ăn uống, dịch vụ và spa có diện tích quá hạn chế.
“Tôi rất quan ngại khi các dự án không được quy hoạch theo quy chuẩn, chính quyền Đà Nẵng nên đưa ra những yêu cầu và quy định đối với các dự án condotel nghỉ dưỡng nói riêng và BĐS nghỉ dưỡng nói chung để các chủ đầu tư có tiêu chí tham khảo khi xây dựng dự án”, ông Quỳnh góp ý.
Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Thanh Giản, một nhà môi giới BĐS ở Đà Nẵng đề xuất: “Thành phố phải xem xét kỹ &’miếng bánh’ thị trường để quy hoạch phát triển các phân khúc một cách hợp lý, có lộ trình. Trước tiên, lựa chọn những đơn vị có năng lực tốt nhất để cấp phép làm condotel, sau đó căn cứ vào thị trường để cấp phép tiếp, chứ không nên cấp phép ồ ạt”.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Ồ ạt ô tô nội địa giá rẻ, xe nhập hết thời chém giá
Một số DN ô tô vẫn quyết định đầu tư vào sản xuất lắp ráp xe trong nước, bất chấp thuế nhập khẩu ô tô từ khu vực ASEAN sẽ giảm xuống 0% vào đầu năm 2018.
Công ty cổ phần ô tô Trường Hải từ cuối 2015 đã lên kế hoạch triển khai Dự án sản xuất, lắp ráp 100.000 xe Mazda/năm, tại Khu công nghiệp Chu Lai (Quảng Nam), với sự hợp tác của Mazda Nhật Bản. Trong đó, giai đoạn 1 là 50.000 xe, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm trước năm 2018.
Thuế nhập khẩu ô tô từ khu vực Asean về Việt Nam sẽ giảm xuống 0% vào đầu năm 2018.
Hyundai Thành Công mới đây cũng cho biết, DN này đã quyết định đầu tư 1 nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô mới tại Gia Viễn (Ninh Bình), công suất 120.000 xe/năm, với sự hợp tác của Hyundai Hàn Quốc. Dự án này dự kiến sẽ hoàn thành vào trước năm 2018. Nhà máy mới sẽ được đầu tư hệ thống máy dập, để dập chi tiết thân vỏ xe cùng với việc phát triển các nhà sản xuất linh kiện hy vọng tới năm 2018 sẽ đảm bảo 90% ô tô Hyundai tiêu thụ tại Việt Nam, được sản xuất, lắp ráp tại đây.
Ngoài 2 dự án quy mô lớn của DN 100% vốn trong nước, thì 1 số DN FDI cũng có kế hoạch trụ lại Việt Nam, với việc đầu tư sản xuất lắp ráp những mẫu xe có lợi thế, có nguồn cung cấp linh kiện tại chỗ, như Toyota Việt Nam hay Ford Việt Nam. Đây là 2 DN có doanh số bán ô tô ngày càng tăng và có những mẫu xe cỡ nhỏ ăn khách.
Các dự án đầu tư ô tô quy mô lớn sẽ nhận được ưu đãi từ Chính phủ. Năm 2015, Chính phủ đã ban hành Quyết định 229/2015/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách thực hiện Chiến lược và Quy hoạch Phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, trong đó có ưu đãi dành cho những dự án quy mô lớn.
Theo đó, Chính phủ sẽ quyết định mức ưu đãi cụ thể cho các dự án đầu tư sản xuất các dòng xe ưu tiên có quy mô công suất trên 50.000 xe/năm và dự án sản xuất các bộ phận động cơ, hộp số, cụm truyền động. Ngoài ra còn nhiều ưu đãi khác như được vay vốn từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam, hưởng chính sách tín dụng xuất khẩu, hưởng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ, được hỗ trợ kinh phí cho đào tạo nhân lực, thuê chuyên gia tư vấn kỹ thuật, hay tham gia chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.
Theo các DN, cho dù tới 2018, nhập khẩu ô tô nguyên chiếc được cho là thuận lợi hơn so với nhập linh kiện về lắp ráp, thì cũng chỉ bất lợi với DN phải nhập cả những linh kiện cồng kềnh. Nếu những chi tiết này được sản xuất tại chỗ thì vẫn có lợi thế.
Vì vậy các dự án ô tô sẽ đi theo hướng nội địa hóa các chi tiết cồng kềnh, tốn kém chi phí vận chuyển, sử dụng nhiều nhân công như thân vỏ xe, ghế ngồi, các chi tiết nhựa... Với việc chế tạo được toàn bộ thân vỏ xe từ thép tấm, cộng 1 số linh kiện đơn giản như nhựa, ghế ngồi ,ắc quy, săm lốp... trong nước thì tỷ lệ nội địa hóa đã đạt trên 40%, đủ tiêu chuẩn để có thể xuất khẩu sang khu vực, được hưởng ưu đãi thế quan 0%.
Giá xe sẽ rẻ?
Mặc dù sản xuất trong nước sẽ gặp khó khăn với xe nhập khẩu, nhưng các DN cho biết sẽ phấn đấu giảm giá bán để cạnh tranh giành thị phần.
Ngoài những ưu đãi của Chính phủ, các DN khẳng định sẽ cơ cấu lại và nâng cao quản trị DN để tiết giảm chi phí qua đó giảm giá thành sản phẩm. Trường Hải cho biết đang cơ cấu lại sản xuất, nhờ vậy mà chi phí được cắt giảm và giá xe đã giảm khoảng 2% so với trước. Công việc này sẽ liên tục tiến hành và thời gian tới chắc chắn sẽ giảm giá xe để cạnh tranh với xe nhập khẩu.
Các DN ô tô cho biết sẽ phấn đấu giảm giá bán để cạnh tranh giành thị phần.
Hyundai Thành Công cho biết chắc chắn phải giữ giá bán xe hợp lý mới có thể cạnh tranh với xe nhập khẩu. Mẫu xe mới Elantra vừa ra mắt được lắp ráp tại Việt Nam có khá nhiều tính năng hiện đại, trong khi giá bán rất cạnh tranh. Sắp tới mẫu i 10 cũng sẽ được lắp ráp tại Việt Nam và giá bán sẽ rẻ hơn nhập khẩu chiếc từ Ấn Độ nhiều.
Trên thị trường vừa qua có thông tin 1 DN ô tô đã mạnh tay phá giá, giảm giá bán nhiều mẫu xe sedan, có dung tích xi lanh từ 1.5L đến 2.5L, lắp ráp trong nước, khiến cho các DN khác buộc phải hạ giá để cạnh tranh, giữ thị phần. Thực tế, đó là hạ giá để cạnh tranh với xe nhập khẩu có nguy cơ sắp tràn về. Chỉ cần 1 DN hạ giá xe thì sẽ có các DN khác cũng phải hạ giá theo để giữ thị phần, điều này rất có lợi cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên, các DN cũng cho biết, cần bảo vệ thị trường ô tô trong nước. Nếu để xe nhập khẩu tự do tràn vào thị trường sẽ thuộc về nước ngoài, vì vậy cần có các hàng rào phi thuế quan để bảo vệ. Các nước khác trong khu vực cũng làm như vậy, có thế công nghiệp ô tô trong nước mới phát triển.
Trần Thủy
Theo_VietNamNet
Hoàng Anh Gia Lai nhận tin không vui vì thuế bất động sản Myanma Gần đây, Myanmar đã ban hành sắc thuế mới đánh vào các giao dịch mua bán bất động sản, có hiệu lực từ tháng 4 năm nay. Đối với các dự án nước ngoài có quy mô lớn như Myanmar Center của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), chính sách thuế này là tin không vui. Thông tin trên báo Nhịp cầu...