Con sốt cao co giật, bố cho thứ này vào miệng sơ cứu khiến bé ra đi mãi mãi
Mới đây, tại Chiết Giang, Trung Quốc đã xảy ra một sự việc đau lòng khi cậu bé 2 tuổi qua đời chỉ vì một trận sốt đơn thuần. Nguyên nhân xuất phát từ cách sơ cứu của bố mẹ.
Buổi sáng hôm diễn ra sự việc, cậu bé 2 tuổi (giấu tên) bị sốt nên nằm ở nhà. Gương mặt con nhợt nhạt, đôi môi tái lại, mắt lờ đờ và tay chân bắt đầu co giật. Trước biểu hiện này của con, người cha đã vô cùng hoảng hốt, bối rối. Anh tìm cách ngăn việc co giật của con lại. Anh đưa tay vào miệng con vì sợ rằng việc co giật sẽ khiến con cắn vào lưỡi.
Nhưng thật tồi tệ, vài phút sau, cậu bé nằm bất động trên giường, mắt không mở được và hơi thở rất yếu. Người bố đã nhanh chóng đưa con tới bệnh viện. Thật không may, dù cho bác sĩ đã hết sức cứu chữa, đứa bé cũng không thể nào thở được nữa. Bé đã mãi mãi ra đi khi còn chưa được tới trường nô đùa cùng bạn bè. Bác sĩ đã nói rằng, chính cách xử lí của bố đã là nguyên nhân khiến bé không bao giờ tỉnh lại.
Trẻ sốt cao, lên cơn co giật là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ (Ảnh minh họa)
Trên thực tế, co giật gây sốt ở trẻ em không hiếm gặp. 99,9% các bé sẽ tự khỏi trong vòng 5 phút. Nếu cơn co giật diễn ra lâu hơn 5 phút, bố mẹ nên nhanh chóng đứa con đến bệnh viện gần nhất. Tuy nhiên, không nhiều phụ huynh hiểu được nguyên lý này và thường dùng những cách kiểu như cho tay vào miệng con với suy nghĩ ngăn con không cắn vào lưỡi hoặc kìm giữ tay chân của con khi co giật. Chính những việc làm này đã gây hậu quả đáng tiếc.
Trong trường hợp này, việc làm đúng đắn nhất là bố mẹ phải thật bình tĩnh, không nên sợ hãi. Vì các cơn co giật chỉ diễn ra vài phút và không đe dọa tính mạng. Bố mẹ có thể giúp con bằng các bước sau:
- Đặt trẻ nơi nằm xuống rộng rãi và an toàn.
- Tư thế an toàn: Để bệnh nhân chân duỗi chân co, nghiêng sang một bên vì trẻ giật sẽ nôn, nếu thức ăn từ chất nôn lọt vào đường thở.
- Nới lỏng áo ở quanh cổ, nếu có gối thì đặt gối dưới đầu trẻ.
- Không nên cho bất cứ cái gì vào trong miệng hoặc cố gắng nạy răng của trẻ.
- Không được đè trẻ hoặc cố gắng dùng sức để kèm cơn co giật.
- Nếu trẻ sốt dùng hạ sốt đường hậu môn. Nhớ rằng dùng thuốc sau cùng vì thuốc tác dụng muộn nên phải làm bước 1 trước, không tốn thời gian tìm thuốc. Khi cơn đã qua, trẻ có thể lú lẫn hoặc buồn ngủ và cần được sự che chở. Nhét thuốc hạ sốt qua hậu môn nếu trẻ còn sốt.
- Đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
Video đang HOT
Sơ cứu không đúng cách có thể khiến con gặp họa (Ảnh: Sohu)
Đã có rất nhiều gia đình chữa bệnh cho con theo những kinh nghiệm để rồi phải hối hận cả đời. Tại Đại Khánh, Hắc Long Giang, Trung Quốc, bé gái 7 tuổi cũng đã được bà cầm máu cho vết thương ở ngón tay bằng cách rắc… ớt bột vào với hy vọng nó thấm máu. Hậu quả là cô bé phải cắt bỏ phần đầu ngón tay do vết thương bị nhiễm trùng.
Hay như cậu bé có biệt danh Cancan bị cảm lạnh, bố mẹ không đưa đi viện mà đã dùng rượu để lau khắp người cho bé. Trong quá trình lau, Cancan có triệu chứng lờ đờ, bất tỉnh và không thể giao tiếp. Cậu bé được đưa tới bệnh viện, sau một loạt những biện pháp cấp cứu như hồi sức tim phổi, đặt nội khí quản, tim mạch, chống sốc, thở máy và bảo vệ não… Can Can vẫn bị suy tạng và rồi… ra đi mãi mãi.
Dưới đây là một số tình huống mà phụ huynh hay áp dụng các cách chữa theo thói quen mà không lường hết hậu quả của nó:
Cho nuốt miếng cơm to, hoặc uống nước dấm khi bị hóc xương cá
Xương cá rất dễ để lấy ra khỏi cổ họng. Nhưng khi áp dụng cách nuốt một miếng cơm to, nó có thể bị chìm vào thịt và dâm vào cổ họng, việc làm này sẽ càng gây khó khăn hơn khi gắp xương ra. Nguy hiểm hơn nữa một số xương cá có thể đi vào thực quản, thực quản lại nằm gần động mạnh chủ và khí quản, nếu xương cá làm thủng thực quản, làm thủng động mạch chủ có thể gây chảy máu lớn hoặc làm thủng khí quản có thể gây nhiễm trùng. Nó sẽ vô cùng nguy hiểm cho tính mạng.
Uống giấm cũng không phải là một cách làm tốt. Nhiều người nghĩ giấm có thẻ làm mềm xương cá, làm tan nó ra nhưng ngay cả khi nó có tác dụng đó thì cũng phải mất thời gian mới tác động được lên xương cá. Nhưng khi uống giấm, giấm có thể ngấm vào dạ dày, ở trong cổ họng thậm chí có thể làm bỏng cổ họng và niêm mạc thực quản.
Trong trường hơp này, cách làm chính xác là nên tới bệnh viện để bác sĩ thực hiện thao tác gắp xương cá một cách cực kì nhanh chóng, dễ dàng.
Bà cầm máu cho cháu bằng bột ớt đã khiến cô cháu gái phải cắt bỏ phần đầu ngón tay (ảnh: Sohu)
Ngửa mặt lên trời khi bị chảy máu cam
Bắt trẻ ngửa mặt lên khi chảy máu cam có thể khiến trẻ nuốt máu vào thực quản và đường tiêu hóa, kích thích niêm mạc đường tiêu hóa. Khi lượng máu chảy ra lớn, chúng dễ dàng hít vào khí quản và phổi, làm tắc nghẽn đường thở, dẫn đến nguy hiểm!
Cách làm đúng là nên để trẻ ngồi xuống, đầu hơi nghiêng về phía trước, sau đó áp một chiếc khăn lạnh lên đầu hoặc đặt một chiếc khăn ướt quanh cổ để cầm máu.
Bôi kem đánh răng, lòng trắng trứng hoặc nước tương khi trẻ bị bỏng
Khi một đứa trẻ bị bỏng, kem đánh răng, lòng trắng trứng và nước tương không chỉ không hiệu quả mà còn gây ra sự phát triển của vi khuẩn và nhiễm trùng vết thương.
Kem đánh răng, lòng trắng trứng và nước tương không chỉ không hiệu quả khi trẻ bị bỏng mà còn gây ra sự phát triển của vi khuẩn và nhiễm trùng vết thương. (ảnh: Sohu)
Cách đúng: rửa sạch vết thương bằng nước lạnh. Điều này giữ cho vết thương sạch sẽ và giảm nhiệt độ của vết thương và làm giảm cơn đau do bỏng. Tìm miếng gạc hoặc vải sạch để che vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương.
Theo Tuệ Lâm (Theo Sohu) (Khám phá)
Con hóc kẹo ngừng thở ngay trước mặt, mẹ Hà Nội lên tiếng cảnh báo người lớn hết sức cẩn trọng khi cho trẻ ăn kẹo
Cảnh tượng hóc nghẹn kẹo xảy ra với con trai khiến người mẹ một phen hú vía, sợ xanh mắt.
Hầu như đứa trẻ nào cũng thích ăn kẹo nên dù có kiểm soát chặt chẽ thì tầm hơn 1 tuổi, trẻ sẽ thỉnh thoảng được ăn kẹo và vô cùng thích thú mỗi khi được người lớn cho ăn. Thế nhưng, khoan nói đến những tác hại của kẹo khi trẻ ăn quá nhiều, có một mối hiểm họa khác từ kẹo mà không phải bố mẹ nào cũng cảnh giác, ấy chính là hóc nghẹn kẹo.
Cứ ngỡ rằng đây là món ăn phổ biến thì chẳng cần để ý gì đến trẻ, nhưng sau vụ việc xảy ra với con mới đây, bà mẹ 3 con Lan Anh (hiện đang sinh sống tại Hà Nội) đã phải lên tiếng cảnh báo các bố mẹ khác để không rơi vào tình huống nguy kịch giống như con trai mình.
Sự việc xảy ra vào tối ngày 26/8. Bé Đức Lâm (tên thường gọi là bé Tép, 14,5 tháng tuổi) - con trai út của chị Lan Anh đang ngồi chơi thì đột nhiên khóc bất thường. Ngay lập tức, chị Lan Anh bế con lên quan sát và nhanh chóng nhận ra bé Tép đang không thở được, tay chân vùng vẫy, những động tác chị chưa từng thấy bao giờ. Và chỉ mất vài giây phân tích các biểu hiện của con, chị đã đoán ra bé Tép đang bị hóc kẹo.
Thủ phạm khiến bé Tép không thể thở, vùng vẫy bất thường.
Thế là 1 tay giữ Tép nằm sấp trên tay, đầu chúc xuống dưới, tay còn lại chị nhanh chóng vỗ vào lưng con chỗ giữa 2 xương bả vai. Nhưng có lẽ lực tay chị không đủ mạnh nên không có gì văng ra khỏi cổ họng bé cả và Tép thì vẫn vùng vẫy hoảng loạn không thể thở nổi. May thay, chồng chị ở bên cạnh thấy vậy đã lập tức thay vợ sơ cứu cho con. Sau 3 cái vỗ lưng của bố thì bé Tép đã nôn được viên kẹo ra ngoài.
Đến giờ, khi kể lại chuyện xảy ra lúc ấy, chị Lan Anh vẫn cảm thấy "hú vía", "sợ xanh mắt". Nhớ lại tối thứ 2 hôm xảy ra vụ việc, vợ chồng chị cho 3 bé đi chơi về, chắc do chơi nhiều mệt nên bé Tép đi tìm kẹo ăn. Bình thường bà nội và bố bé cho ăn kẹo vẫn dùng búa đập nát ở bên ngoài trước rồi mới bóc cho bé ăn. Hôm đó, bé quen chỗ lấy kẹo, tự lấy ra và đưa cho mẹ. " Mình chủ quan nghĩ không cần đập kẹo vì bé chỉ loanh quanh bên mẹ và ăn thô, nhai cũng tốt rồi", chị Lan Anh cho biết đó chính là nguyên nhân sâu xa khiến bé Tép rơi vào tình huống hóc kẹo đến nỗi không thể thở được.
Sau khi nôn được viên kẹo cứng màu đỏ trơn nhẵn ra ngoài, Tép đã tự thở được. Quá hoảng sợ, cậu bé thổn thức mất mấy phút nữa, sau đó thì ăn uống bình thường và chơi ngoan, sức khỏe ổn định trở lại.
Chia sẻ về tình huống "thót tim" đó, chị Lan Anh kể: " Mình đã từng nghe nhiều trường hợp bé tử vong vì người thân không có kiến thức xử lý khi bị hóc thức ăn, dị vật nên đã xem hướng dẫn sơ cứu từ rất lâu. Mình vốn chỉ xem cho biết, không ngờ có ngày phải dùng đến. Thực sự cảm thấy may mắn vì cả 2 vợ chồng đều đã tự trang bị kiến thức này dù không ai bảo ai".
Chị Lan Anh không ngờ có ngày phải vận dụng kiến thức sơ cứu học được với con trai mình.
Trải qua sự việc kể trên, chị Lan Anh cảm thấy cần phải chia sẻ câu chuyện con trai mình mới gặp phải để các bố mẹ khác cảnh giác hơn nữa khi nuôi con nhỏ: " Mình rút ra 1 kinh nghiệm là không thể chủ quan, kinh nghiệm thứ 2 là phải trang bị kiến thức. Các bé tuổi này rất hay cho các thứ vào miệng để thử, dù không phải kẹo, bé nhà mình chuyên gia nhặt nhạnh các món nhỏ nhỏ cho vào miệng, phải để ý bé liên tục, nhất là ở các khu vui chơi có rất nhiều đồ chơi nhỏ, nếu bé bỏ vào miệng và ra 1 góc bố mẹ không để ý thì rất nguy hiểm".
" Trong mọi trường hợp, lời khuyên tốt nhất đó là cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần phải để mắt tới trẻ trong lúc, mọi nơi. Nên thiết kế cho bé một môi trường sống an toàn để chạy nhảy, chơi đùa. Tránh tuyệt đối những vật nhỏ, nguy hiểm trong tầm với của trẻ", chị Lan Anh nhấn mạnh.
Những kỹ năng sơ cứu cơ bản khi bé bị hóc - sặc các bố mẹ cần phải biết
- Một tay giữ bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5 - 7 cái vào lưng bé - chỗ giữa hai xương bả vai, hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên để tống đẩy dị vật ra ngoài.
Sau khi làm xong nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa, dùng hai ngón trỏ ấn nhanh, mạnh, đột ngột vào xương ức. Nếu thấy cháo, sữa, canh... chảy từ mũi, miệng ra thì cha mẹ cần hút kỹ chúng để thông đường thở cho con. Việc này cần làm sớm để tránh sữa không ứ đọng trong mũi, miệng.
Bé Tép rất hay nhặt nhạnh các món đồ nhỏ cho vào miệng.
- Với trẻ dưới 2 tuổi, cha mẹ có thể dùng phương pháp vỗ lưng - ấn ngực: Lấy 3 ngón tay ấn mạnh 5 lần vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức). Làm động tác này tới khi nào bé thấy đỡ hơn, tỉnh táo hơn. Song song với việc đó là gọi xe cấp cứu.
- Với trẻ trên 2 tuổi, cha mẹ và người trông trẻ có thể dùng biện pháp ép bụng (phương pháp Heimlich). Với những bé còn tỉnh táo, nói được, cha mẹ nên để trẻ đứng thẳng. Một người đứng ra sau lưng, ôm ngang thắt lưng bé, một tay tạo thành nắm đấm ấn mạnh lên vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên liên tiếp.
Trường hợp trẻ hôn mê, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, nắm 2 bàn tay thành 2 nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh liên tiếp tới khi nào bé tỉnh. Sau đó đưa bé ngay vào viện.
Theo Helino
Khi trẻ nuốt phải dị vật nguy hiểm tính mạng như thuốc hay vật nhọn, đây là cách sơ cứu mọi cha mẹ đều nên thuộc nằm lòng Khi trẻ nuốt phải dị vật, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là phải gọi cấp cứu ngay lập tức. Trong khi chờ xe cấp cứu đến, cha mẹ nếu có kiến thức cũng có thể sơ cứu cho con trước khi sự việc trở nên nghiêm trọng. Trẻ nuốt phải dị vật không phải là chuyện hiếm. Khi phát hiện trẻ...