Cơn sốt bánh ngải Lạng Sơn, dân buôn thu tiền triệu mỗi ngày
Với giá bán chỉ từ 4.000 – 6.000 đồng chiếc, bánh ngải Lạng Sơn có màu xanh mướt mắt đang gây sốt trên chợ mạng.
Các chợ online đang nhộn nhịp mua bán bánh ngải – một loại bánh của bà con dân tộc Tày ở Lạng Sơn. Loại bánh nghe tên như bùa chú nhưng cực kỳ dân giã, là đặc sản lạ khiến dân Hà thành say như “điếu đổ” đã nhanh tay đặt mua, ăn khen nức nở.
Chị Lê Thị Liên ở Mỹ Đình (Hà Nội) một người bán bánh ngải hơn 4 năm nay cho biết: Bánh ngải được làm từ gạo nếp, lá ngải cứu tươi non. Để có được những chiếc bánh mịn và mềm, gạo phải được vo và ngâm trong nước ấm từ 6-8 tiếng, để ráo nước rồi đồ thành xôi. Xôi chín phải cho ra giã ngay trong lúc còn nóng sau đó cho lá ngải đã giã nhuyễn.
Tiếp đó nặn hỗn hợp này thành hình tròn dẹt rồi cho nhân gồm vừng và đường đỏ sau đó đem hấp khoảng 5 phút là được ăn.
Bánh ngải được rao bán rầm rộ trên chợ mạng với giá 4.000 – 6.000 đồng/chiếc.
Chị Liên cũng cho biết, món bánh ngải này thường ăn trong ngày mới ngon. Thông thường chị sẽ gom đơn khách đặt sau đó mới báo lại cho mối làm bánh ở Lạng Sơn để 2h sáng họ dậy làm và kịp chuyển những chiếc bánh nóng hổi xuống Hà Nội vào sáng sớm.
Giá chị Liên bán cho khách lẻ là 4.000 đồng/chiếc, bánh được bán theo gói 10 chiếc. Khách lấy buôn từ 200 chiếc sẽ có giá “mềm” hơn là 3.000 đồng/chiếc.
“Tôi gom đơn cả bán buôn lẫn bán lẻ, nhiều nhất được khoảng 2.000 chiếc. Với số lượng lớn như này thì phải cố gắng lắm, nhà làm bánh mới làm đủ vì bánh làm thủ công, giã tay, rất công phu nên không làm được nhiều hơn. Vì thế, đơn hàng có nhiều hơn cũng không dám nhận thêm. Đa số khách ăn quen thì mua nhiều, có khách lẻ cũng phải lấy từ 30-50 chiếc, họ vừa ăn vừa đi biếu”, chị Liên cho hay.
Cũng theo chị Liên, bánh ngải có quanh năm nhưng từ mùa này đến tháng 3, bánh sẽ ngon hơn vì đúng mùa gạo mới và tháng 3 cũng là mùa của rau ngải. Lúc này rau nảy nhiều ngọn và tươi non. Bánh có hai loại, nhân vừng đen và vừng trắng, nhưng đa số khách thích nhân vừng đen hơn vì có vị này vào bánh sẽ thơm hơn.
Bánh ngải được làm từ gạo nếp và lá ngải cứu.
Cũng gom đơn hàng bán trên chợ mạng 2 năm nay, chị Thanh Hằng ở (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, các món bánh dân dã hiện nay được nhiều chị em đặt mua. Họ không chỉ mua chơi mà còn đặt làm món ăn thay xôi hoặc bánh chưng cho những dịp gia đình có cỗ.
“Tôi gom đơn hàng ngày, trung bình mỗi ngày được 500-700 chiếc bánh, như hôm nay tôi vừa nhận đơn của một chị khách đặt 200 chiếc cho tiệc ăn hỏi của gia đình vào cuối tuần này. Chị khách nói nếu mọi người đến ăn cỗ khen bánh ngon thì đến tiệc cưới chị sẽ đặt tiếp”, chị Hằng cho hay.
Có giá khá rẻ, chỉ từ 3-4.000 đồng/chiếc bánh, nhưng nếu mỗi ngày bán được tới 2.000 chiếc bánh thì người bán cũng thu về tiền triệu mỗi ngày.
Theo chị Linh, vài năm trở lại đây, người dân Hà Nội có xu hướng tìm về các món ăn quê, dân dã, nói không với chất bảo quản. Thế nên, các món ăn vùng miền độc đáo luôn là mặt hàng bán chạy, kinh doanh tốt với tiểu thương.
“Tôi đã bán bánh ngải được tầm 3 năm nên lượng khách khá ổn định. Nguồn tiêu thụ chủ yếu là các hội nghị, tiệc gia đình và các quán hàng thực phẩm. Nếu bán buôn thì bánh sẽ có giá 2.500 – 3.000 đồng/chiếc, còn giá bán lẻ thì dao động 4.000 – 6.000 đồng/chiếc” – chị thông tin.
Video đang HOT
Bánh ngải có 2 dòng là không nhân và có nhân, có nhân thường bằng mè đen hoặc đậu xanh sên nhuyễn.
Tương tự, anh Minh Quang (ở Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết hiện anh phải từ chối nhận đơn bánh do quá tải. Gần 2 tuần nay, anh phải huy động cả gia đình phụ giúp vì làm không xuể.
“Tôi vốn là người gốc Lạng Sơn nên biết làm bánh ngải từ nhỏ. Vào dịp lễ tết, tôi hay gói biếu bạn bè, hàng xóm mỗi người một ít để thưởng thức. Ban đầu tính chỉ là làm cho vui, nhưng không ngờ mọi người cứ khen bánh ngon và khuyên tôi mở tiệm” – anh Quang nói.
Ngoài ra, anh Quang còn cho rằng, bánh ngải muốn ngon thì phải có gạo tốt, nhân sên phải mềm, ăn vừa miệng. Đường để chấm bánh cũng phải là đường phên có màu vàng, ngọt và không có sạn.
Đã từng ăn thử món bánh ngải thấy ngon, chị Mai Lan (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng vừa đặt 120 chiếc cho 10 mâm cỗ giỗ của gia đình.
Chị Lan cho biết, thường ngày cứ cỗ là phải có xôi nên để giảm bớt công đoạn nấu xôi, vừa để cho mọi người thưởng thức món mới nên chị đã chọn bánh ngải của Lạng Sơn. Tôi đặt 120 chiếc và được chị bán hàng lấy giá hữu nghị 3.500 đồng/chiếc, lại còn miễn phí vận chuyển đến tận nhà.
“Tôi ăn thấy bánh ngải có vị thơm dẻo của gạo nếp, bánh không còn thấy vị đắng của ngải cứu, chỉ thấy thanh mát, thơm ngon, ngọt của nhân và đặc biệt không có cảm giác bị ngấy”, chị Lan nhận xét về bánh ngải.
Món bánh đặc sản của Lạng Sơn được rao bán rôm rả trên chợ mạng, dân buôn gom đơn có lúc lên hàng nghìn chiếc.
Chị Minh Huyền (ở Thanh Xuân, Hà Nội) cho hay vừa đặt mua 200 chiếc bánh ngải về làm cỗ. Thay vì khai vị bằng món bánh dày như mọi khi, chị lựa chọn bánh ngải. Để đảm bảo an toàn, chị mua ở chỗ người quen với giá 5.000 đồng/chiếc đã bao gồm phí vận chuyển.
“Lần đầu tiên tôi được ăn bánh ngải là khi đi công tác Lạng Sơn. Dù bánh làm bằng lá ngải cứu nhưng khi ăn không có vị đắng mà có mùi thơm, bùi, đặc biệt là không bị ngấy. Sau khi tìm hiểu, tôi còn biết, lá ngải có rất nhiều công dụng như chữa đau đầu, điều hòa kinh nguyệt, giảm mụn nhọt và trị cảm lạnh nên tôi càng thích” – chị Huyền cho biết thêm.
9X Lạng Sơn mách cách làm bánh ngải dẻo thơm, ngon tuyệt
Chiếc bánh ngải, đặc sản Lạng Sơn thơm nức, dẻo ngon, màu xanh hút mắt lại không hề đắng cũng không quá khó làm.
Bánh ngải cứu là một trong những đặc sản rất nổi tiếng ở mảnh đất Lạng Sơn. Loại bánh mềm dẻo, thơm ngon, không có vị đắng này nhanh chóng gây nghiện cho bất cứ ai lần đầu thưởng thức. Hà Trang (25 tuổi, Lạng Sơn) cho biết, nhiều năm trước đây, bánh ngải chỉ xuất hiện trong các ngày lễ truyền thống. Thế nhưng, hơn 10 năm trở lại đây, du lịch phát triển, chiếc bánh ngải trở nên phổ biến hơn.
Hà Trang
Chiếc bánh ngải thơm ngon, hấp dẫn cũng không khó làm. Nếu không thể lên Lạng Sơn để thưởng thức bánh ngải, bạn có thể làm và thưởng thức tại nhà. Dưới đây là cách làm bánh ngải của Hà Trang, các bạn có thể tham khảo:
Nguyên liệu làm bánh ngải:
- Gạo nếp (gạo càng dẻo và không được lẫn tẻ)
- Lá ngải cứu
- Tro bếp (các loại tro mặn để làm bánh)
- Vừng trắng (mè trắng)
- Đường
- Sáp ong
- Dầu ăn
- Đặc biệt phải có cối và chày đủ lớn để giã
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Sơ chế lá ngải (bước này giúp bỏ vị đắng của lá ngải cứu)
- Hái lá ngải và chọn lọc lấy phần lá và ngọn để ăn như ta hái rau mùi (ngò) vậy, sau đó rửa sạch để ráo nước.
- Đun nước tro mặn để làm bánh và lọc lấy phần nước, sau đó pha với nước để giảm độ mặn của tro tới mức vừa đủ. Bước này rất quan trọng vì độ mặn, nhạt của nước sẽ quyết định màu lá là vàng hay xanh.
- Tiếp theo là đun nước tro đã pha vừa tỉ lệ và khi sôi sẽ cho lá ngải vào để luộc.
- Khi lá ngải luộc đã chín (thử phần thân bóp thấy nát) thì vớt ra rửa với nước lã để giảm nhiệt giữ màu xanh lá.
- Sau đó dùng vải bọc từng nắm và ép bằng 1 cây chữ V sao cho vắt kiệt nước chỉ còn lại lá (ngày nay có máy vắt nên công đoạn này đỡ cực rất nhiều).
- Cuối cùng là xé tơi các nắm lá ra càng nhỏ càng tốt.
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu khác
- Gạo đãi, rửa sạch và ngâm khoảng 6-8 tiếng.
- Vừng đãi, rửa sạch, ráo nước, hong khô và rang đến khi chín có mùi thơm, miết thấy lớp vỏ giòn tan và hạt vừng thơm, màu đục.
- Giã lẫn vừng và đường theo tỉ lệ 1 đường, 2 vừng.
- Hỗn hợp chống dính khi tiếp xúc với bánh: đun dầu ăn và sáp ong thành hỗn hợp và để nguội khi dùng.
Bước 3: Làm bánh
- Vớt gạo đã ngâm để ráo nước và cho vào đồ thành xôi.
- Sau khi xôi chín sẽ cho lá ngải cứu đã sơ chế vào giã lẫn theo tỉ lệ 3 cân gạo và 1 cân lá đã sơ chế.
- Giã đến khi thấy bánh mịn đều thì bỏ ra nặn cho nhân đã sơ chế vào giữa như nặn bánh giày nhân đỗ. Lưu ý, lúc nặn phải còn nóng hổi thì bánh mới mềm ngon, dễ nặn.
- Khi tiếp xúc với bánh phải dùng hỗn hợp chống dính đã sơ chế vì bánh nếp rất dính. Tức là xoa hỗn hợp chống dính lên tay khi nặn bánh.
- Sau khi nặn bánh xong, để bánh vào mâm và xoa thêm hỗn hợp chống dính lên lá chuối để khi bánh xếp vào chung chúng không bị dính với nhau.
Chúc các bạn thành công!
Loại rau tên nghe đã "bốc mùi" nhưng là đặc sản Lạng Sơn, ai ăn được thì lại nghiện Loại rau này cũng có mùi y như cái tên của nó, thế nhưng nếu đã ăn quen lại đâm ra nghiện hương vị độc đáo này. Những năm gần đây, trào lưu mua và chế biến các loại rau rừng, quả rừng ngày càng trở nên phổ biến hơn. Cũng bởi nhiều người quan niệm rau rừng là rau sạch, không phun...