Con số lo lắng
Mưa lũ đã gieo nhiều đau thương cho không ít khu dân cư ở miền núi Thanh Hóa và nỗi lo ấy càng trở nên lớn hơn khi nhìn vào số liệu thống kê mới đây.
Ảnh minh họa.
Thông tin tại Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa cho biết, trên địa bàn miền núi Thanh Hóa hiện có tới 8.100 hộ gia đình có nguy cơ trở thành nạn nhân của lũ ống, lũ quét. Đó là những gia đình đang sinh sống gần khu vực sông suối, lòng hồ, trong những thung lũng sâu và triền núi cao, nơi mà lũ có thể tràn đến bất cứ lúc nào.
Đưa ra con số cảnh báo, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng hết sức lưu ý, đề nghị các địa phương cần sớm có biện pháp chủ động ứng phó.
Có thể nói đây là vấn đề khá nan giải trong thời gian qua. Bởi sinh kế cũng như tập quán cư trú của đồng bào khiến cho nhiều người dân ở khu vực miền núi vẫn chưa xem những mất mát từ mưa lũ là bài học để họ rút ra kinh nghiệm.
Rất nhiều gia đình vẫn cố gắng bám trụ lại nơi ở lâu nay của mình để giữ lấy tài sản, nghề nghiệp của họ, dù đó là địa bàn đã được cơ quan chức năng cảnh báo hết sức nguy hiểm. Sự tuyên truyền, thuyết phục của chính quyền và cơ quan chức năng dường như chưa đủ sức nặng buộc họ phải di dời đến nơi ở mới an toàn hơn.
Video đang HOT
Bên cạnh việc chúng ta chưa thật sự áp dụng các biện pháp đủ mạnh để thay đổi tập quán cư trú và canh tác của người dân, vấn đề được xem là cản lực lớn nhất chính là vẫn còn thiếu những khu tái định cư cần thiết cho đồng bào.
Chỉ ra được nguy cơ, càng đòi hỏi, thôi thúc chính quyền địa phương nơi có những hộ dân trong diện phải di dời cùng với cơ quan chức năng phải chủ động có biện pháp ứng phó hết sức kịp thời khi mùa mưa lũ đã cận kề.
Điều cần lúc này là các địa phương cần phải bố trí được quỹ đất phù hợp để xây dựng những khu tái định cư cần thiết, đồng thời bảo đảm sinh kế tối thiểu để người dân yên tâm di dời đến nơi ở mới.
Đáng nói hơn là, bên cạnh tuyên truyền, thuyết phục, cần phải có những biện pháp cứng rắn hơn buộc người dân di dời ra khỏi những khu vực nguy hiểm.
Sau rất nhiều thiệt hại cả về vật chất lẫn tính mạng của người dân ở khu vực miền núi Thanh Hóa trong thời gian qua rõ ràng không cho phép chúng ta thêm lần nữa chủ quan, lơ là với lũ.
Lam Vũ
Theo Baothanhhoa
Yên Bái chủ động phòng, chống lũ quét, sạt lở đất
Đã nhiều năm nay, tỉnh Yên Bái luôn xảy ra tình trạng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất bất thường cả về cường độ và tần suất, gây thiệt hại lớn về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân. Vì vậy, Yên Bái đã đề ra nhiều giải pháp phòng, chống lũ quét, sạt lở đất.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do tác động của hiện tượng El Nino nên thiên tai tiếp tục có diễn biến phức tạp, số lượng cơn bão ít nhưng cường độ mạnh và dị thường hơn. Mùa mưa bão lũ năm 2019 có khoảng 6 - 7 cơn bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, trong đó có 2 - 3 cơn bão ảnh hưởng đến các khu vực trong tỉnh Yên Bái.
Trạm đo mực nước suối tại đập 19/5 (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái).
Để chủ động phòng, chống thiên tai, đặc biệt là lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, Yên Bái đã tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp; trong đó đẩy mạnh tuyên tuyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong phòng chống thiên tai đặc biệt là lũ quét, sạt lở đất.
Đồng thời, tỉnh tập trung nâng cao năng lực dự báo mưa, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất và thông tin kịp thời tới người dân để phòng tránh. Trong đó, tiếp tục khai thác quản lý, sử dụng có hiệu quả 20 trạm đo mưa tự động ở 9 huyện, thị xã, thành phố và 1 thiết bị thử nghiệm giám sát cảnh báo sớm lũ quét đặt tại thị xã Nghĩa Lộ.
Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái yêu cầu các địa phương rà soát, xây dựng phương án ứng phó với thiên tai sát với thực tế, đặc biệt là phương án phòng, chống lũ quét, sạt lở đất, phương án sơ tán dân vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất; đồng thời nâng cao năng lực và ý thức chủ động ứng phó của người dân với lũ quét, sạt lở đất, nhất là các xã có nhiều khe suối, nhân dân đi làm nương, làm lán trại.
Cùng với đó, các địa phương cần thực hiện tốt kế hoạch xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất để phục vụ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp; chú trọng hệ thống thông tin liên lạc cho những vùng thường có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất.
Đối với các xã vùng trọng điểm - nơi luôn tiềm ẩn lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, cần thực hiện tốt công tác quy hoạch và sắp xếp dân cư; kiểm tra tiến độ xây dựng và di dời dân cư ra khỏi vùng nguy hiểm; thường xuyên thống kê, cập nhập những địa bàn dân cư, những thôn, bản có các hộ dân sinh sống ở khu vực dễ bị ảnh hưởng trực tiếp của lũ quét, sạt lở đất.
Khi thời tiết có mưa to, cần kêu gọi các hộ dân làm lán nương và các hộ chưa kịp di dời ra khỏi khu vực nguy hiểm có thể xảy ra lũ quét, sạt lở đất; nếu xét thấy cần thiết phải cưỡng chế di dời để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân.
Công tác phòng, chống thiên tai nói chung và lũ quét, sạt lở đất ở Yên Bái luôn gặp nhiều khó khăn do địa hình chia cắt mạnh, dân cư sinh sống không tập trung, vẫn còn nhiều cộng đồng dân cư làm nương xa và ở lại nương thời gian dài nên khó tiếp cận để tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng, chống thiên tai.
Thêm vào đó, việc cảnh báo lũ quét, sạt lở đất chưa có cảnh báo sớm nên các địa phương còn thụ động trong việc phòng, chống. Bản tin cảnh báo chưa đến được phạm vi ở xã, thôn, bản, nên gây khó khăn trong việc triển khai các phương án phòng, chống.
Đặc biệt, việc tìm quỹ đất, lựa chọn những khu vực an toàn để di dời các hộ dân ra khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở đất ở Yên Bái rất khó khăn do địa hình đồi núi cao, chia cắt. Trong đó, khó khăn nhất là tại các huyện, thị: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ.
Theo Đức Tưởng (TTXVN)
Lai Châu: Tập trung khắc phục mưa lũ và tìm kiếm người mất tích Từ đêm ngày 23 sáng ngày 24-6, tỉnh Lai Châu đã xảy ra mưa to, lũ ống, lũ quét làm 1 người chết và 3 người mất tích, nhiều nhà dân bị cuốn trôi, tổng thiệt hại trên trên 30 tỷ đồng. UBND tỉnh Lai Châu đã chỉ đạo chính quyền 2 huyện bị ảnh hưởng trực tiếp là Nậm Nhùn và Mường...