Con số cảnh báo, giá cả tăng cao nhất 5 năm qua
Dươi tac đông cua dich bênh Covid – 19, tăng trương GDP quy I chi tăng 3,82%, thâp hơn rât nhiêu cung ky cac năm trươc. Trong khi giá cả tăng cao nhất giai doạn 5 năm 2016 – 2020.
Tăng trưởng chậm lại
Tai cuôc hop bao chiêu 27/3, Tông cuc Thông kê cho biêt tăng trương GDP quy I/2020 ươc tinh chi tăng 3,82% so vơi cung ky năm trươc.
Mưc tăng trương thâp nay đa đươc dư bao trươc trong bôi canh kinh tê thê giơi tăng trương châm, dich bênh Covid – 19 hoanh hanh.
Kinh tê bi anh hương manh do dich bênh Covid – 19.
Theo Tông cuc Thông kê, trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,08%. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,15%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,12%, tuy đạt mức tăng không cao nhưng vẫn đóng vai trò là động lực chính của tăng trưởng kinh tế quý I năm nay. Khu vực dịch vụ tăng 3,27%, trong đó các ngành dịch vụ thị trường như: Bán buôn và bán lẻ tăng 5,69%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,19%.
Theo Tổng cục Thống kê, khu vực công nghiệp và xây dựng quý I/2020 chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19 nên đạt mức tăng trưởng thấp so với cùng kỳ năm trước. Trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo có mức tăng thấp nhất giai đoạn 2016-2020; sản xuất và phân phối điện tăng trưởng ổn định; ngành khai khoáng giảm sâu chủ yếu do khai thác dầu thô giảm mạnh.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản quý I/2020 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi; hạn hán, xâm nhập mặn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long; dịch cúm gia cầm có nguy cơ bùng phát và dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu sản phẩm nông sản. Sản xuất lâm nghiệp phát triển ổn định; sản xuất thủy sản quý I/2020 tăng thấp hơn cùng kỳ năm trước.
Hoạt động thương mại, dịch vụ trong 3 tháng đầu năm 2020 diễn ra kém sôi động do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Người tiêu dùng hạn chế mua sắm nơi công cộng, đi du lịch và ăn uống ngoài gia đình. Số lượng khách quốc tế đến nước ta trong quý I/2020 giảm 18,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó giảm ở hầu hết các thị trường, mức giảm mạnh nhất tập trung ở các thị trường lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ.
Video đang HOT
30 ngàn DN ngừng kinh doanh, chờ giải thế
Theo Tông cuc Thông kê, trong quý I/2020, khu vực doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch Covid-19, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn lên tới 18,6 nghìn doanh nghiệp, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy các doanh nghiệp kỳ vọng dịch Covid-19 sẽ kết thúc sớm nên dự báo tình hình sản xuất kinh doanh trong quý II khả quan hơn quý I.
Trong quý I/2020, cả nước có 29,7 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn trong 3 tháng đầu năm là 18,6 nghìn doanh nghiệp, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước; doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể là 12,2 nghìn doanh nghiệp, giảm 20,6%.
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý I/2020 cho thấy: Có 20,9% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý I/2020 tốt hơn quý IV/2019; 42% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn và 37,1% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định.
Theo Tông cuc Thông kê, dự kiến quý II/2020 so với quý I/2020, có 38,8% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên; 25,9% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn và 35,3% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định.
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện quý I/2020 đạt mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020 do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19.
Kim ngạch xuất, nhập khẩu nhiều mặt hàng của Việt Nam bị ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch Covid-19 lây lan mạnh ở các nước đối tác thương mại hàng đầu như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ.
Theo đo, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I/2020 đạt 115,34 tỷ USD, giảm 0,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 0,5%, nhập khẩu giảm 1,9%. Xuất siêu quý I năm nay ước tính đạt 2,8 tỷ USD.
Ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá xăng dầu thế giới giảm mạnh và nguồn cung gia cầm dồi dào là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2020 giảm 0,72% so với tháng trước, đây là chỉ số CPI thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 và binh quân quý I/2020 so với cùng kỳ năm trước đều ở mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020
Lương Băng
Kinh tế thế giới bước vào cuộc suy thoái mang tên Covid-19
Một câu hỏi được đặt ra, đó là nền kinh tế toàn cầu có đang trong tình trạng suy thoái hay không, hơn 2/3 số chuyên gia kinh tế ở châu Mỹ và châu Âu tham gia khảo sát của Hãng tin Reuters cho rằng: Đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu hiện tại đã chấm dứt.
Sự lây lan của đại dịch Covid-19 đã khiến các thị trường tài chính thế giới chao đảo
Chuỗi tăng trưởng kỷ lục của kinh tế thế giới sẽ kết thúc
Các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc khảo sát của Hãng tin Reuters nhận định, nền kinh tế toàn cầu đang trong tình trạng suy thoái, giữa bối cảnh tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đối với hoạt động kinh tế đang ngày một lan rộng.
Thực tế, sự lây lan của dịch Covid-19 đã khiến các thị trường tài chính chao đảo, bất chấp các biện pháp kích thích khẩn cấp lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu của các ngân hàng Trung ương ở châu Âu, châu Mỹ, châu Á và Australia. Người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế toàn cầu của JP Morgan - ông Bruce Kasman nhận định không còn nghi ngờ rằng chuỗi tăng trưởng kỷ lục của kinh tế thế giới sẽ kết thúc trong quý này, và vấn đề quan trọng hiện giờ là đo lường mức độ và thời gian của cuộc suy thoái năm 2020.
Giới chuyên gia đã nhiều lần hạ triển vọng tăng trưởng trong tháng qua, đồng thời nâng dự báo về khả năng xảy ra suy thoái ở hầu hết các nền kinh tế lớn. Kinh tế toàn cầu được dự đoán sẽ tăng trưởng 1,6% trong năm nay, chỉ bằng khoảng một nửa mức tăng 3,1% được dự đoán trước đó hồi tháng 1 - đó là mức tăng yếu nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn từ năm 2007 đến 2009. Tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2020 được dự báo chỉ ở mức từ -2% đến 2,7%.
Kinh tế Mỹ, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản: Suy thoái, hạ tăng trưởng, suy giảm
Theo kết quả một cuộc khảo sát được công bố ngày 19-3, kinh tế Mỹ đang trong tình trạng suy thoái, hoặc gần như chắc chắn sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2020. Còn đối với Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, nơi khởi phát dịch Covid-19, kết quả khảo sát công bố ngày 6-3 của Hãng Reuters cho thấy triển vọng tăng trưởng của nước này đã bị hạ đáng kể cho quý 1, quý 2 và cả năm 2020. Nhưng kể từ đó đến nay, giới chuyên gia còn tiếp tục hạ dự báo nhiều hơn nữa.
Thiệt hại kinh tế từ dịch bệnh được dự báo cũng sẽ chi phối các nền kinh tế lớn khác ở châu Á, với hầu hết đều được dự đoán sẽ tăng trưởng chậm lại đáng kể, chững lại hoặc thậm chí là suy thoái trong quý 1. Kinh tế Nhật Bản, vốn đã suy giảm mạnh vào cuối tài khóa 2019, được dự báo sẽ chỉ tăng trưởng 0,1% trong tài khóa mới bắt đầu vào tháng 4-2020, giảm so với mức dự báo tăng 0,5% được đưa ra hồi tháng 2.
Sau sự lây lan nhanh của dịch Covid-19 từ Trung Quốc sang các nước khác, trong đó có châu Âu, nguy cơ suy thoái của Eurozone đã tăng lên gấp đôi trong cuộc khảo sát. Tình hình cũng không khả quan hơn tại Anh, nơi Ngân hàng Trung ương ngày 19-3 đã hạ lãi suất về gần mức 0% và tái khởi động chương trình mua tài sản.
Kinh tế Anh được dự đoán sẽ tăng 0,1% trong quý 1 và sau đó giảm 0,3% trong quý 2-2020, giảm mạnh so với mức dự báo tăng 0,3% cho cả hai quý đầu năm được đưa ra trước đó. Trong trường hợp tồi tệ nhất, nền kinh tế của Anh được dự đoán sẽ giảm 1% trong quý tới và 0,7% cho cả năm 2020.
Ngân hàng Trung ương Anh: Covid-19 sẽ dẫn tới cú sốc kinh tế
Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) thông báo cắt giảm lãi suất từ 0,25% xuống còn 0,1%, đồng thời tăng cường thu mua trái phiếu trong nỗ lực hỗ trợ nền kinh tế trước những tác động tiêu cực của đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19. BoE đã đưa ra quyết định trên tại một cuộc họp đặc biệt của Ủy ban Chính sách tiền tệ mới đây. Trong thông báo của mình, BoE dự báo dịch Covid-19 sẽ dẫn tới cú sốc kinh tế "lớn và đột ngột". Đợt hạ lãi suất mới nhất này diễn ra chỉ sau 8 ngày khi ngân hàng này hạ chi phí cho vay từ mức 0,5% xuống 0,25%. Bên cạnh đó, BoE cũng sẽ mua thêm 200 tỷ bảng (231,7 tỷ USD) trái phiếu Chính phủ và doanh nghiệp.
BoE cho biết thêm ngân hàng này đang hỗ trợ "nhằm giúp đáp ứng những nhu cầu của các doanh nghiệp và hộ gia đình Anh để đối phó với tình trạng gián đoạn kinh tế". Thông báo này được đưa ra sau khi tân Thống đốc BoE Andrew Bailey kêu gọi các doanh nghiệp ngừng cắt giảm lao động.
Theo sau động thái mới nhất này của BoE, đồng bảng Anh đã "lấy lại sức" so với đồng USD, sau khi chạm mức thấp nhất của 35 năm giữa bối cảnh các thị trường cho rằng, Chính phủ và BoE chưa làm hết sức để giải quyết tác động của cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng. Đồng bảng Anh đã tăng 0,1% lên giao dịch ở mức 1,1719 USD/bảng sau khi giảm 4% một ngày trước đó.
Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak đã công bố gói hỗ trợ cho vay của Chính phủ trị giá 330 tỷ bảng dành cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Các biện pháp này tương đương 15% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Anh, tuy nhiên các nhà phê bình cho rằng những biện pháp này là chưa đủ.
Hạ mạnh một loạt lãi suất điều hành lúc này sẽ tác động thế nào lên tỷ giá, lạm phát? Chỉ số CPI bình quân 2 tháng đầu năm 2020 đã tăng 5,91% so với cùng kỳ năm trước, là mức cao nhất trong 7 năm (cách xa mục tiêu 4%). Vậy, việc giảm mạnh lãi suất điều hành của NHNN vào lúc này có gây thêm áp lực cho lạm phát? Ngày 16/3/2020, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định hạ một...