Con sâu mà nhiều người nhìn thấy còn chạy “mất dép” nhưng được bán tận hơn 100k/kg, lại còn trở thành đặc sản được săn lùng
Ở Điện Biên, sâu chít được săn lùng, chẳng những chế biến thành các món ăn hấp dẫn mà còn trở thành mặt hàng đặc sản có giá trong kinh doanh.
Sâu chít là một loại sâu nằm trong thân cây chít, có nhiều ở vùng núi. Ở những thân cây có sâu, cây sẽ không thể ra hoa. Khi đó, người ta bắt sâu bằng cách chẻ đôi thân cây ra, con sâu chít sẽ nằm gọn bên trong.
Cây chít, nơi cư ngụ của con sâu chít.
Sâu chít có màu trắng sữa, căng mọng, bởi thế khi chế biến nên sẽ cho những món ăn ngon lành, thơm và béo ngậy. Hiện nay, loại sâu này nổi tiếng ở vùng Điện Biên. Bà con đồng bào ở đây thường dùng sâu chít để chế biến thành rất nhiều món ăn quen thuộc như sâu chít rang, sâu chít nướng, sâu chít xào trứng, thậm chí còn nấu xôi, nấu cháo sâu chít…
Nếu là bạn, nhìn thấy cảnh này thì bạn có dám ăn không?
Nghe thì có vẻ hơi… rợn người, thế nhưng khi chế biến xong, các món từ sâu chít này lại trở nên vô cùng hấp dẫn bởi độ béo ngậy, thơm ngọt và căng mọng của con sâu. Chẳng những được yêu thích tại địa phương, món sâu chít này còn có sức tiêu thụ rất mạnh ở vùng xuôi sau khi được mang về các tỉnh, thành phố đồng bằng lân cận bởi ngon và còn tốt cho sức khoẻ.
Khi mang về bán, sâu chít có thể được để nguyên trong thân cây và chúng ta phải tự chẻ, tự bắt sâu. Cũng có loại đã được bóc sẵn và đóng gói nhưng giá thành cao hơn, lên đến hơn 100k/kg.
(Nguồn: Hoa Ban Food)
Còn bạn, bạn nghĩ sao về món này? Nếu được mời thì bạn sẵn sàng ăn chứ?
Theo Trí Thức Trẻ
Cá thu đao - món chưa ăn là chưa biết mùa thu Nhật Bản
Tháng 9-10 đến Nhật Bản, thực khách không thể bỏ qua món cá thu đao nướng béo ngậy ăn kèm củ cải bào và chanh tươi.
Cá thu đao (sanma) đánh bắt chủ yếu vào tháng 9-10 có chứa nhiều loại dầu tốt cho sức khỏe và được xem là loại đặc sản nổi tiếng của mùa thu Nhật Bản. Vào thời Edo (1603 - 1868), loại cá có lớp da xanh bóng sáng này bị xem như một thực phẩm cấp thấp, trong khi các loại cá trắng được ưa chuộng hơn nhiều.
Những con cá thu đao tươi rất chắc thịt, thân thẳng dài như một thanh kiếm. Ảnh: istock.
Chỉ tới khi một loạt thiên tai xảy ra vào cuối thế kỷ 18, từ động đất, mất mùa cho tới cháy nổ và khan hiếm thực phẩm, cá thu đao mới trở thành một trong các lựa chọn ít ỏi của người Nhật. Do đó, cuối thời Edo, cá thu đao được tầng lớp lao động ở Edo xưa (nay là Tokyo) yêu thích nhiều hơn.
Nói về sự nổi tiếng của loài cá này phải nhắc tới việc đặt tên cá thu đao vào thời Taisho (1912 - 1928). Tên cá tiếng Nhật có 3 từ kanji () với nghĩa là "mùa thu - kiếm - cá" bởi một con cá thu đao tươi rất chắc và thẳng như một thanh kiếm khi cầm dựng đứng. Trong khi hầu hết các loại cá khác chỉ có một từ kanji nghĩa là "cá". Vì thế chỉ nghe tên cũng khiến người ta nghĩ ngay đây là một món ăn đặc biệt của mùa thu.
Cách gỡ xương cá thu đao trong tích tắc. Video: Naz Z.
Cách chế biến cá dễ và cũng phổ biến nhất là nướng nguyên con, để cả ruột. Phần ruột khi nướng xong có vị hơi đắng nhưng vẫn được nhiều thực khách yêu thích.
Lúc sơ chế cá, người nấu cần dùng tay chà muối lên con cá đã rửa sạch mà vẫn còn lớp da bóng mềm. Sau đó, họ đặt cá lên vỉ nướng với than, cá chín khi chuyển màu sang vàng đồng và phồng lên một chút.
Ngoài ra, cá thu đao có thể dùng làm sashimi, chiên xù, nấu cùng cơm và nấm hoặc xào với mì... Tuy nhiên, nướng nguyên con và ăn với củ cải bào và chanh vẫn là cách thưởng thức tuyệt vời nhất bởi thịt mềm và vị béo ngậy.
Cá thu đao nướng - món ăn của mùa thu xứ sở anh đào. Ảnh: Wattention.
Không giống đặc sản mùa thu khác là nấm tùng nhung (matsutake) giá tới chục triệu đồng một kg, cá thu đao là món ăn truyền thống có giá phải chăng nên ai cũng có thể thưởng thức. Tuy vậy, món ăn này lại dần bớt phổ biến vì có nhiều loại hải sản khác cũng được yêu thích như cá ngừ vây xanh hay lươn.
Khoảng 20 năm trước, việc đánh bắt cá thu đao bắt đầu gặp khó khăn nhưng giá cá vẫn rất phải chăng, chỉ chưa tới 100 yên (20.000 đồng) một con. Tuy nhiên, những năm gần đây, loài cá này càng ngày càng khan hiếm nên giá tăng lên gấp 2-3 lần.
Theo Japan Times, năm 2017, các báo cáo chỉ ra lượng đánh bắt cá thu đao ít đi, nhiều công ty cắt giảm thu mua. Hơn nữa, cá bắt được cũng nhỏ hơn trước. Lý do có thể từ việc đánh bắt quá mức cho tới nhiệt độ nước biển thay đổi đều khiến nguồn cá suy giảm nghiêm trọng.
Khánh Trần
Theo Vnexpress
Tự làm bánh nhãn - đặc sản nổi tiếng của Nam Định Món ăn này được gọi là bánh nhãn vì có hình giống quả nhãn. Thực chất bánh được làm từ bột nếp hoặc gạo tẻ rán giòn, là đặc sản nổi tiếng của một số tỉnh như Nam Định, Thanh Hóa... Chuẩn bị nguyên liệu: 2 quả trứng gà, 120 gram bột nếp, 100 gram đường, 40 gram gừng tươi, 100 ml nước,...