Con rể sốc nặng vì của hồi môn toàn hàng ‘giả’
Vì quá trọng tính hình thức, muốn “đẹp mặt” trước quan khách họ hàng mà có những gia đình dùng cả vàng giả làm của hồi môn cho con gái về nhà chồng.
Đừng biến của hồi môn thành một sự giả tạo, gánh nặng (ảnh minh họa)
Cô dâu sượng sùng vì của hồi môn toàn đồ mỹ ký
Sau 7 năm yêu nhau, Xuân và Hùng mới làm đám cưới . Bố mẹ Xuân bàn bạc với nhau chuyện mua vàng cho con. Tuy nhiên, bố Xuân bảo: “Mình có bao nhiêu thì cho bấy nhiêu, không phải cố làm gì rồi sau đám cưới của con lại nai lưng ra trả nợ thì không ra làm sao cả”.
Nghe vậy, mẹ Xuân ậm ừ cho qua và không muốn con gái mình bị người đời chỉ trỏ là nghèo nên bằng mọi giá, bà nhất định sẽ tặng quà cho con trước khi về nhà chồng trước mặt tất cả các khách khứa một món quà giá trị.
Ngày cưới được tổ chức tại nhà hàng, khá nhiều quan khách đã phải trầm trồ, ngạc nhiên trước độ ‘chịu chơi’ của họ nhà gái khi hết anh chị em, rồi cô bác đua nhau lên sân khấu tặng dây chuyền, lắc tay, nhẫn bằng vàng cho Xuân. Đặc biệt, mẹ cô dâu còn tặng con gái một dây chuyền vàng to bằng ngón tay khiến mọi người xuýt xoa, ngưỡng mộ.
Đám cưới xong xuôi, sau khi kiểm đồ nữ trang quà tặng, chồng Xuân đã sốc nặng khi biết quà hồi môn của vợ đa phần là đồ mỹ ký. Còn Xuân thì sượng mặt với nhà chồng, mấy ngày sau khi cưới chỉ ru rú trong phòng vì xấu hổ.
Ở một câu chuyện khác, không đủ điều kiện lo cho con gái, vợ chồng bà Lan lại chọn cách đi mượn vàng để đeo cho con nhân ngày cưới, làm đẹp mặt gia đình và để con gái được dịp ngẩng cao đầu hãnh diện với nhà chồng.
Ở quê bà Lan có tục lệ khi con cái dựng vợ gả chồng phải cho con của hồi môn, ít nhất cũng phải có vài chỉ vàng. Nhà có ít cho ít, có nhiều cho nhiều, nhưng không bao giờ được phép cho con gái đi lấy chồng mà không cho quà hồi môn. Tục lệ này khiến gia đình bà Lan lo lắng.
Video đang HOT
Tính bà Lan lại đồng bóng, thích khoe khoang. Dù kinh tế gia đình chỉ bậc trung nhưng ai gặp bà lần đầu cũng ngỡ thuộc phu nhân nhà quyền quý. Bởi vậy, ngày cưới con, bà càng muốn thể hiện mình. Không đủ tiền để mua vàng trao cho con gái trong ngày cưới, bà nghĩ ngay tới người em gái làm ở tiệm vàng rồi tỉ tê mượn nữ trang đeo cho con.
Vì đồ đi mượn nên bà Lan không hạn chế, vung tay mượn bừa. Cũng chính vì dây chuyền, vòng tay, nhẫn, lắc quá nhiều nên khi bà Lan trao cho cô gái, nhà trai “há hốc mồm” bởi sự hào phóng của nhà gái. Và ai cũng khấp khởi mừng vì chàng rể được sa “chĩnh gạo”.
Tuy nhiên, ngay sáng hôm sau, cô dâu bất ngờ bị mẹ đẻ gọi điện thoại đòi lại số nữ trang đã “tặng” để mang trả cho tiệm vàng. Và khi con rể bà Lan biết được sự thật, anh ta coi khinh nhà gái ra mặt. Có những hôm nhà vợ có giỗ, con rể cũng chả buồn về ăn cỗ.
“Mượn” của hồi môn là cách bán “danh” rẻ rúng
Khi hay tin đứa con gái lớn báo tin lấy chồng, vợ chồng bà Lương Thị Loan mừng ra mặt nhưng cũng đượm buồn vì lo không có quà hồi môn cho con, sợ gia đình thông gia giàu có sẽ khinh con gái mình.
Thương con, cũng không muốn làm bẽ mặt con với nhà chồng, ông bà đã cầm cố sổ đỏ rồi đi vay nặng lãi để lo liệu đám cưới, mua quà hồi môn cho cô con gái.
Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa cho rằng, cho con của hồi môn ngày cưới không có một quy định cụ thể là cha mẹ phải trao cho con gái bao nhiêu và người con cũng không bắt buộc, đòi hỏi cha mẹ phải cho mình bao nhiêu.
Nhưng những chuyện như tặng của hồi môn bằng đồ “giả”, mượn của hồi môn cho con cái… đó là tầm nhìn thiển cận, sĩ diện hão. Có thể đó là một cách để các gia đình này đi “mua danh”. Nhưng cách làm này sẽ vô tình bán đi cái “danh” của mình một cách rẻ rúng theo kiểu “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”.
Đôi khi chính những việc làm này khi để lộ ra lại làm gánh nặng cho con cái, nảy sinh mâu thuẫn vì cảm giác bị lừa dối. Hậu quả là những tranh cãi giữa gia đình hai thông gia , của chàng rể, mẹ vợ về số vàng giả đã cho và bị đòi lại… Điều đó vô tình làm mất đi niềm vui trọn vẹn của đám cưới và mất đi cả ý nghĩa của hôn lễ.
Bản chất của đám cưới là ngày vui, ngày hạnh phúc của một đôi trai gái chứ đừng chạy theo sự khoe mẽ. Những món quà mang tình cảm quan trọng hơn nhiều so với giá trị của nó. Hãy để của hồi môn như một kỷ niệm hay là vốn liếng để vợ chồng mới cưới làm ăn, đừng biến nó thành một sự giả tạo, gánh nặng.
Theo NLĐ
Nhà chồng vênh váo chỉ mang 3 tráp cưới đến ăn hỏi nhưng khi đến nhà cô dâu thì sốc nặng..
Ngày cưới, bố mẹ Trung chỉ cho 3 chiếc xe con về đón dâu và cũng chỉ mang 3 tráp cưới đến ăn hỏi. Với cái làng nghèo rớt mùng tơi đó và cái nhà nghèo nhất xóm ấy thì được rước dâu bằng ô tô đã là may mắn cho họ lắm rồi, còn đòi hỏi gì nữa.
Với cái làng nghèo rớt mùng tơi đó và cái nhà nghèo nhất xóm ấy thì được rước dâu bằng ô tô đã là may mắn cho họ lắm rồi, còn đòi hỏi gì nữa. (Ảnh minh họa)
Mai và Trung vốn là bạn từ hồi đại học, lúc đầu cũng không có ấn tượng gì về nhau cả vì Mai vốn là cô gái nhút nhát. Nhưng sang tới năm thứ 3 sau một lần cả lớp đi cắm trại, Mai vị ngã bong gân Trung đã ga lăng cõng bạn gái suốt một đoạn đường dài hơn 1km và kể từ đó họ đã bén duyên nhau.
Mai là cô gái xinh xắn hiền lành đáng yêu còn Trung thì lại sôi nổi hay nói và có khá nhiều bạn gái thầm thương trộm nhớ anh. Và khi biết anh đã cưa cẩm Mai thì nhiều cô gái trong lớp tiếc hùi hụi. Trung là người ở thành phố, gia đình không phải đại gia nhưng cũng có điều kiện vì bố mẹ anh là dân buôn bán. Còn Mai là dân tỉnh lẻ, nhìn cách sống và bề ngoài ai cũng có thể đoán ra gia đình Mai thua xa gia đình Trung rồi.
Tuy nhiên tình yêu của hai lại vô cùng đẹp, ai cũng bảo cứ nghĩ Trung chỉ yêu chơi bời thôi không ngờ anh lại gắn bó với Mai lâu tới vậy. Ra trường Mai xin được việc làm cho một công ty tư nhân còn Trung thì về quản lý cửa hàng cho gia đình mình. Vài lần Trung có đưa Mai về ra mắt nhưng bố mẹ Trung vì bận công việc cũng không để ý lắm, ông bà nghĩ con trai chỉ yêu đương chơi bời chứ chưa xác định vợ con nên cũng để con tự do mà không ngăn cản.
Vài lần Trung có đưa Mai về ra mắt nhưng bố mẹ Trung vì bận công việc cũng không để ý lắm, ông bà nghĩ con trai chỉ yêu đương chơi bời chứ chưa xác định vợ con nên cũng để con tự do mà không ngăn cản. (Ảnh minh họa)
Cho tới một hôm Trung thông báo muốn lấy vợ vì bạn gái lỡ có bầu rồi thì bố mẹ anh mới ngã ngửa. Và càng choáng váng hơn khi biết cô con dâu tương lai của mình ở mãi tận miền Trung xa xôi, lại là cái đất nghèo rớt mùng tơi chó ăn đá gà ăn sỏi nữa. Bố mẹ Trung tìm mọi cách phản đối nhưng Trung đòi cưới bằng được. Cuối cùng bố mẹ anh cũng đành chấp nhận thuận ý con trai.
Trước đám cưới diễn ra, bố mẹ Trung đã định lái xe về nhà thông gia xin cưới hỏi nọ kia cho phải phép. Vì có một người họ hàng vừa vào đó du lịch nên tiện bố mẹ Trung nhờ tới nơi xem nhà xem cửa trước. Ai ngờ bức ảnh người quen gửi về khiến bố Trung giận tới mức ném tung cả cái bát cơm đang cầm trên tay:
- Đời tao mà phải chui vào cái nhà lụp xụp ấy để xin cưới vợ cho con à. Nuôi mày lớn ngần này mà sao ngu vậy con?
- Con không cần biết, nếu bố mẹ không tổ chức đám cưới cho con thì con sẽ tự lấy vợ và đi nơi khác ở để không làm phiền tới mọi người trong nhà nữa.
Thấy chồng và con sắp xảy ra xung đột, mẹ Trung đành phải đứng ra hòa giải, nói chồng bớt nóng tính từ từ giải quyết. Bà không muốn đứa con trai duy nhất trong nhà bỏ ra ngoài, bản thân bà biết rằng chắc chắn con bà bị cô gái kia đánh bùa mà thôi.
Đám cưới vẫn diễn ra nhưng không có lần về nói chuyện người lớn nào cả. Mọi chuyện diễn ra qua điện thoại, chỉ hôm cưới là nhà trai về ăn hỏi rồi rước dâu luôn. Bố mẹ Mai từ đầu đến cuối đều tỏ thái độ nhã nhặn dù bố mẹ Trung thì cứ nổi xung lên, họ nói cưới chẳng qua vì giọt máu nhà họ mà thôi.
Ngày cưới, bố mẹ Trung chỉ cho 3 chiếc xe con về đón dâu và cũng chỉ mang 3 tráp cưới đến ăn hỏi. Với cái làng nghèo rớt mùng tơi đó và cái nhà nghèo nhất xóm ấy thì được rước dâu bằng ô tô đã là may mắn cho họ lắm rồi, còn đòi hỏi gì nữa.
Khi xe về gần tới làng, theo sự dẫn đường của người quen nhà trai định dừng lại ở căn nhà cũ lụp xụp đó thì bất ngờ Mai gọi điện cho Trung hỏi đến đâu rồi và hướng dẫn anh đi đường vòng quanh căn nhà cũ kia. Phải quay lại một chút mẹ Trung bực bội tỏ rõ sự khó chịu với người nhà quê rảnh chuyện.
Thế nhưng khi tới đúng chỗ mà Mai bảo dừng xe, cả họ nhà trai bước xuống rồi choáng váng ngỡ ngàng. Trung phải hỏi đi hỏi lại xem Mai có nhầm không thì cô bảo không nhầm đâu, đúng nhà mình rồi đó. Ngay lập tức có người ra mở cổng, bước vào bên trong cả họ nhà trai bị choáng ngợp như bước vào cung điện nguy nga ngày xưa, tự dưng họ thấy xấu hổ vô cùng với 3 tráp cưới trên tay trong khi nhà gái thì náo nhiệt đông đúc, đám cưới được tổ chức còn hoành tráng hơn cả nhà giàu ở thành phố.
Thì ra căn nhà bên ngoài kia là căn nhà cũ từ hồi ông bà nội Mai cưới nhau và dựng lên, nên khi xây căn biệt thự này bố mẹ cô đã không phá nó đi mà để làm kỉ niệm. Căn nhà lụp xụp phía trước đã đánh lừa họ nhà trai và nhiều người mới tới đây. Bước vào bên trong nhà gái nói chuyện, một lần nữa nhà chồng Mai đã hồn siêu phách lạc khi thấy khung cảnh bên trong của căn nhà còn được dát vàng. Chẳng ai có thể nghĩ ở cái nơi thâm sơn cùng cốc này lại có một cung điện tráng lệ thế này hiện lên.
Bố mẹ Mai nổi tiếng đại gia cả một vùng, buôn bán tận ra nước ngoài chỉ có nhà Trung là không biết vì bản thân Mai cũng chưa bao giờ nói về gia cảnh nhà mình hay khoe khoang gì cả. Cả họ nhà trai cúi đầu xấu hổ, duy chỉ có cô dâu chú rể là hạnh phúc vì họ đã được về bên nhau.
Theo blogtamsu
Đêm tân hôn thấy 'cái ấy' của chồng không động đậy tôi định đòi của hồi môn rồi bỏ về... Tôi phân chia vàng rõ ràng rồi toan kéo vali về với mẹ ngay trong đêm tân hôn. Ai dè vừa bước tôi cửa thì suýt ngất xỉu khi bóng đen đen đứng lù lù sau lưng và cất giọng nói đó lên. ảnh minh họa 27 tuổi tôi bị cả làng xem là gái ế, mỗi lần ai hỏi đến tôi bố...