Con rể “mê” mẹ vợ tương lai
Với tôi, anh ấy luôn thờ ơ, lạnh nhạt. Nhưng mỗi lần gặp mẹ tôi, anh ta lại vồn vã, thân mật quá mức.
Tôi và anh ấy yêu nhau đã hơn nửa năm. Nhưng đó là quãng thời gian khiến tôi luôn phiền não. Hiện giờ, tôi đang rối như tơ vò bởi “bỏ thì thường, vương thì tội”. Cách hành xử của anh ta khiến tôi khó chịu và cảm thấy bất mãn vô cùng.
Tôi quen anh ấy qua lời giới thiệu của bạn bè. Buổi đầu gặp mặt, tôi khá chủ động, còn anh ta thì rụt rè, không chuyện trò là mấy. Tôi cứ nghĩ anh ta là kiểu người kiệm lời, nên chẳng mấy bận tâm.
Quen nhau chưa được bao lâu, tôi đã chủ động mời anh ấy ăn cơm. Đối phương đồng ý tắp lự. Trước bữa ăn, tôi dẫn mẹ theo cùng, nhờ bà làm quân sư “tham mưu” giúp mình. Lúc gặp mặt, anh ấy bỗng trở thành con người hoàn toàn khác, khiến tôi muốn “té nhào” vì kinh ngạc. Ngày thường, hắn ta lầm lỳ, ít nói là vậy, nhưng tại bữa cơm thân mật ấy lại thao thao bất tuyệt, tám đủ chuyện trên trời dưới biển. Nhưng khốn nỗi, anh ta chỉ có hứng tào lao với mẹ tôi. Cách xử sự ấy khiến tôi phật lòng.
Sau đó, anh ta chủ động gửi tin nhắn tỏ ý muốn qua lại thân mật với tôi. Tôi vội vàng đồng ý. Và rồi, chúng tôi vui vẻ hẹn hò, cùng nhau đi dạo phố, ngắm cảnh… Tình cảm đã trở nên khăng khít, sâu đậm hơn, nhưng giữa chúng tôi dường như vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. Những cuộc trò chuyện của hai đứa thật nhạt nhẽo, vô vị và người yêu tôi vẫn rất kiệm lời. Thậm chí, anh ta chỉ ậm ừ đối đáp cho qua chuyện. Khi không ở bên nhau, anh ta cũng hiếm khi chủ động nhắn tin, gọi điện, phần lớn đều là tôi “phát động phong trào”.
Anh là dân tỉnh ngoài, một mình bươn chải tại thành phố lớn để mưu sinh. Thương cảm cho hoàn cảnh của người yêu, tôi thường xuyên mời anh về nhà mình ăn cơm. Nhưng thật kỳ lạ, cứ mỗi lần như vậy, anh ta chỉ vồ vập trò chuyện với mẹ tôi rồi chủ động xin số điện thoại để “buôn dưa lê” với bà.
Mỗi khi anh ta gọi tới, mẹ tôi lại kêu ca: “Người yêu con lại gọi điện rồi. Con nên chủ động liên lạc với nó đi”. Nhưng quả thực, tôi chẳng có hứng thú trò chuyện với anh ta. Bởi sự lạnh nhạt của người yêu khiến tôi chán ngán. Đó chỉ là một lý do, điều khiến tôi băn khoăn hơn cả là tình cảm thực sự mà anh ấy dành cho mẹ vợ tương lai.
Video đang HOT
Anh ta luôn vồn vã và nhiệt tình quá mức với bà. Mẹ tôi còn trẻ, mới ở độ tuổi 40, ngoại hình bắt mắt. Lẽ nào, anh ta có ý đong đưa, thầm thương trộm nhớ bà. Chỉ khi ở gần mẹ tôi, anh ấy mới trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn và nồng nhiệt tới vậy, thậm chí luôn coi tôi là đồ thừa.
Trong các bữa cơm, người yêu tôi cũng chỉ gắp thức ăn cho bà, còn với tôi thì lờ tịt. Ấy là chưa kể, chàng rể tương lai luôn miệng nịnh bợ: “Cô vất vả quá, nên ăn nhiều một chút để tẩm bổ cô ạ!”. Cứ mỗi lần nghĩ tới câu nói ấy, tôi lại có cảm giác anh ta thật giả tạo.
Những ngày này, tôi nghĩ ngợi rất nhiều, thậm chí tính tới phương án chia tay. Đây là mối tình thứ hai của tôi, nhưng ai ngờ lại nhạt nhẽo và vô vị tới vậy. Đó mới chỉ là yêu, cưới nhau rồi, không biết tình cảm còn “nước ốc” tới mức nào. Tôi có nên chia tay và tìm cho mình một hạnh phúc mới?
Lời bàn
Cách cư xử ấy của người yêu bạn thật đáng chê trách. Nếu là người phụ nữ khác, họ cũng sẽ phản ứng như bạn, cũng chịu không thấu. Nếu anh ta đối xử thân tình với bạn và quan tâm đúng mực tới mẹ vợ tương lai, đó là một người đàn ông hết sức lý tưởng. Nhưng người yêu bạn lại hoàn toàn đối nghịch, lạnh lùng với bạn và vồn vã quá mức với mẹ bạn.
Có nên chia tay hay không, bạn hãy tự mình quyết định. Nhưng xem ra, thái độ và cách cư xử của người đàn ông này với bạn không giống như một người đang yêu. Anh ta luôn tỏ ra là kẻ hờ hững, thờ ơ trong mối quan hệ với bạn. Phần lớn mọi chuyện đều do bạn chủ động. Tình yêu phải xuất phát từ hai phía, có vậy, tình yêu mới đâm chồi nảy lộc. Trên phương diện này, người yêu bạn là một kẻ thất bại.
Còn bạn, trong thư bạn không bày tỏ lý do vì sao dành tình cảm cho anh ta. Vì vậy, rất khó để đưa ra lời khuyên với bạn. Nhưng có một điều dễ dàng nhận thấy, nếu không mấy hứng thú với cuộc tình này, thì chắc chắn, những năm tháng chung sống về sau giữa hai người càng trở nên tồi tệ.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Muốn ngủ với người hơn mình 20 tuổi
Tôi năm nay 26 tuổi, tôi đã ra trường và đi làm được hai năm. Tôi và chú quen nhau như một sự tình cờ. Chú tuyển tôi vào công ty mà chú làm giám đốc. Tôi rất tôn trọng chú, chú như tấm gương để tôi noi theo, mỗi lần tôi làm sai điều gì thì chú không mắng mà còn chỉ bảo rất nhẹ nhàng.
Tôi là một người có học thức và hiểu biết, chú cũng vậy. Tôi biết gia đình chú không hạnh phúc. Chú và vợ đã ly thân, bây giờ chú sống với mẹ và một đứa con trai đã gần bằng tuổi tôi.
Thấm thoát tôi đã làm việc với chú ba năm. Trong thời gian bên chú, tôi đã yêu thầm, tôi chẳng thể hiểu nổi mình nữa. Có lúc tôi chỉ muốn chạy lại và ôm thật chặt, tôi rất muốn có người đàn ông đó. Tôi đã có người yêu nhưng ở bên cạnh người yêu tôi chỉ nghĩ về chú. Tôi ước đó là "chú" để tôi thể hiện tình cảm.
Có những lần tìm hiểu suy nghĩ của chú về tình cảm, tôi đã nhận thấy chú hình như bị đổ vỡ một lần nên chú chẳng tin vào tình cảm nữa. Với chú đến với một người đàn bà khác chỉ là giải quyết nhu cầu và chú nghĩ rằng họ đến với mình chỉ vì tiền mà thôi.
Chú là người rất giỏi, thông minh và thành đạt. Trước đây chú là tổng giám đốc của một công ty nhà nước. Càng tiếp xúc, tôi càng cảm thấy chú là một con người hiểu biết, lịch sự. Dù đã hơn tôi 20 tuổi nhưng tôi thấy con người chú rất trẻ trung.
Tôi biết, cuộc sống phải đi theo con đường của nó, không thể trái ngược được, nếu có thì nó sẽ chẳng bao giờ tồn tại được lâu. Tôi biết tôi không thể đến với người đàn ông đó nhưng trong đầu tôi luôn có suy nghĩ chỉ muốn ngủ với người đàn ông đó cũng được không cần gì hết. Tôi chỉ muốn trao thân xác tôi cho người đàn ông đó thôi. Hãy cho tôi một lời khuyên (Mai Lê).
Câu hỏi bạn đặt ra và quan điểm về vấn đề mà bạn đang đặt ra có vẻ chưa chính xác. "Chú", nếu trong mối quan hệ xã hội không có ý nghĩa rào cản, nó chỉ là một cách xưng hô theo độ tuổi. Nó cũng giống như "anh", "bác", "ông" là phân theo độ tuổi trong ngôn ngữ tiếng Việt, chứ hoàn toàn không phải có ý nghĩa như đối với trật tự trong dòng họ.
Chính vì vậy, bạn có thể gọi người đàn ông bạn đang yêu là anh, chú, bác, ông đều được và điều này không phải là rào cản để bạn thể hiện tình yêu của mình.
Việc yêu một người đàn ông không có gì là sai trái hoặc không tồn tại được lâu, dù người đó bao nhiêu tuổi. Trong xã hội không thiếu những cặp vợ chồng chênh lệch hàng chục tuổi, họ vẫn sống hạnh phúc cả cuộc đời.
Chỉ có một điều trái ngược, đó là bạn đang có song song hai mối quan hệ. Một mối quan hệ chính thức: với người bạn gọi là người yêu và mối quan hệ "không chính thức" - trong tâm tưởng bạn - với người bạn đang gọi là "chú". Dường như quan hệ "không chính thức" mới là điều quan trọng hơn với bạn.
Tình cảm là một cái gì đó không ai có thể nắm bắt và điều khiển mà chỉ có thể đáp ứng hay vùi lấp nó. Bạn đang hoàn toàn tự do, có toàn quyền định đoạt tình cảm của mình, vậy lý do gì mà bạn ngăn mình lại, không dám bước vào mối quan hệ mà chính bản thân mong muốn nhất.
Hãy cân nhắc tình cảm của mình trong cả hai mối quan hệ để chấm dứt một cái và mạnh dạn bước vào mối quan hệ mà bạn chọn lựa. Chỉ có một điều, bạn cần xác định nếu chọn lựa mối quan hệ "không chính thức" là hãy để người đàn ông đó khẳng định tình cảm đối với bạn một cách rõ ràng. Nếu anh ta không có tình cảm thì bạn cũng đừng ngại ngần chấm dứt nó, đừng biến mình thành một món đồ chơi bình thường như bao món đồ chơi khác của anh ấy.
Còn nếu anh ấy cũng có tình cảm với bạn thì điều quan trọng anh ấy cần làm là giải quyết dứt điểm những vấn đề của cá nhân trước khi đến với bạn. Điều đó sẽ tránh cho bạn những khó xử, đau khổ về sau.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Bạn trai có ý gạ tình mẹ tôi Với tôi, anh ấy luôn thờ ơ, lạnh nhạt. Nhưng mỗi lần gặp mẹ tôi, anh ta lại vồn vã, thân mật quá mức. Lẽ nào, người yêu tôi đang có ý "đong đưa", gạ tình nhạc mẫu tương lai? Tôi và anh ấy yêu nhau đã hơn nửa năm. Nhưng đó là quãng thời gian khiến tôi luôn phiền não. Hiện giờ,...