Con rể đến chơi tôi liền bị mất 50 triệu đồng, khi mở túi kiểm tra đành ngậm ngùi nhét thêm tiền vào cho con
Mấy ngày đầu chúng tôi rất vui vẻ, nhưng đến ngày thứ ba, tôi phát hiện ra 50 triệu tôi để ở nhà bị mất. Không có người ngoài đến đây nên tôi nghĩ số tiền đó chắc là do con rể lấy.
Tôi năm nay 60 tuổi, hiện đang sống một mình. Vợ tôi mất cách đây hơn 20 năm, khi con gái tôi mới đang học cấp 2. Lúc đó vợ tôi bị ung thư vú, mặc dù đã được phẫu thuật cắt bỏ khối u và điều trị, nhưng khoảng nửa năm sau, bệnh của vợ tôi tái phát, cuối cùng bà ấy cũng bỏ lại hai cha con tôi mà đi.
Dù mệt mỏi vô cùng nhưng bà ấy vẫn luôn lo lắng cho con gái. Ngay cả khi hấp hối, bà ấy vẫn không quên dặn dò tôi: “Anh hãy hứa với em, sẽ luôn chăm sóc và dạy dỗ con gái chúng ta thật tốt, như vậy em mới yên tâm ra đi được”. Vì thế tôi đã hứa với người vợ quá cố của mình sẽ ở vậy nuôi con khôn lớn.
Để con không phải thua thiệt bạn bè tôi đã rất cố gắng làm việc. Mặc dù sống cảnh gà trống nuôi con nhưng tôi luôn dành những gì tốt nhất cho con bé, để nó không phải tủi thân vì không có mẹ bên cạnh. Đáp lại những khó khăn, khổ cực mà tôi phải trải qua, con gái tôi luôn ngoan ngoãn, hiếu thảo với bố. Bao năm qua con gái là nguồn sống của tôi, mỗi khi cảm thấy không còn hy vọng vào bất cứ việc gì, chỉ cần nghĩ đến con gái, tôi sẽ lấy lại được tinh thần và thấy cuộc sống này vẫn còn lý do để mình tiếp tục đi.
Khi con gái đến tuổi lấy chồng, con bé có dắt về một chàng trai, tôi khá hài lòng. Trông cậu ấy hiền lành, ngoan ngoãn, nghề nghiệp cũng gọi là ổn định. Mặc dù không muốn xa con, nhưng tôi không thể vì sự ích kỷ của bản thân mà chia rẽ hạnh phúc của con gái được.
Lễ cưới nhanh chóng được diễn ra sau đó, con rể đối xử với con gái tôi rất tốt, anh chàng cũng hiếu thuận với cả hai bên bố mẹ. Thấy tôi sống lủi thủi một mình, hai vợ chồng con gái ngỏ ý muốn đón tôi về ở cùng, nhưng thấy mình vẫn còn tự lo được nên tôi không muốn gây rắc rối cho bọn trẻ. Phải xa cô con gái và cũng là người thân duy nhất trong nhà, tôi cũng buồn lắm, nhưng thấy con được hạnh phúc là tôi mãn nguyện rồi.
(Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Niềm vui ấy chẳng được bao lâu thì tai họa ập tới, khi cháu trai tôi vừa tròn ba tuổi cũng là lúc con gái phát hiện mắc bệnh giống vợ tôi. Nhưng vì chủ quan nên khi con gái phát hiện ra thì căn bệnh đã ở giai đoạn muộn, không còn hy vọng phẫu thuật. Cuối cùng đứa con gái duy nhất cũng bỏ tôi lại mà đi.
Cảm giác khi phải chứng kiến từng người thân bên cạnh lìa xa mình mãi mãi thực sự rất khủng khiếp. Tôi đã từng suy sụp một thời gian dài khi vợ ra đi, giờ con gái mà tôi yêu quý cũng bỏ tôi lại, nỗi đau cũ vừa mới lắng xuống thì lại phải đón nhận thêm sự thật khủng khiếp này. Chỉ trong vòng hơn một tháng sau ngày con gái ra đi, tôi đã sụt mất hơn 5kg. Cũng may, thời gian này con rể hay cho cháu ngoại sang chơi nên tôi cũng vơi bớt đi phần nào nỗi buồn.
Sau khi con gái mất, con rể vẫn sống một mình với cháu ngoại, dịp cuối tuần hoặc rảnh rỗi hai bố con nó lại về thăm tôi. Mỗi lần gặp cháu, tôi lại chạnh lòng, thương thằng bé nhiều. Nó còn quá nhỏ mà đã không có mẹ ở bên cạnh, không biết có được bố chăm lo chu đáo không. Thương cháu mà tôi cũng không biết làm cách nào, chỉ biết động viên con rể và nhắc nhở con để ý tới thằng bé hơn.
Mấy ngày trước, con rể lại cùng cháu ngoại về chơi, nói lần này muốn cho cháu trai ở với tôi lâu hơn, trong lòng tôi bỗng thấy vui vui. Ngôi nhà vốn hiu quạnh này, từ lúc có thằng bé đến cũng rộn ràng hơn hẳn.
Mấy ngày đầu chúng tôi rất vui vẻ, nhưng đến ngày thứ ba, tôi phát hiện ra 50 triệu tôi để ở nhà bị mất. Không có người ngoài đến đây nên tôi nghĩ số tiền đó chắc là do con rể lấy. Mặc dù nghĩ trong lòng như vậy nhưng vì không có bằng chứng nên tôi không thể hỏi thẳng được.
Đợi đến khi con rể đi chợ mua đồ ăn, tôi đã mở túi hành lý của hai bố con ra kiểm tra. Nhưng thật không ngờ, khi vừa mới kéo chiếc khóa balo ra, đập vào mắt tôi là một tập hồ sơ bệnh án của con rể. Tôi vội cầm lên xem, hóa ra, con rể tôi bị bệnh suy thận, đang ở giai đoạn 3. Nhìn tờ bệnh án mà tôi choáng váng không đứng vững. Bây giờ con rể tôi có mệnh hệ gì thì ai sẽ chăm lo cho cháu tôi đây, tôi thì già yếu rồi.
(Ảnh minh họa)
Lúc này, cháu tôi đang chơi ngoài sân bỗng chạy đến, thấy tôi cầm tập hồ sơ bệnh án, như hiểu ra mọi việc, nó vội ôm chầm lấy tôi rồi khóc mếu nói: “Ông ơi, cháu không còn mẹ, giờ cháu không muốn mất thêm bố nữa, cháu đã lấy tiền của ông vì cháu nghĩ nếu có tiền thì bố có thể điều trị khỏi bệnh. Ông ơi, cháu không muốn trở thành trẻ mồ côi, ông cứu bố cháu với…”. Tôi ôm cháu vào lòng và động viên thằng bé: “Không, bố cháu sẽ không sao đâu, ông sẽ tìm cách để chữa bệnh cho bố cháu”.
Nói rồi, tôi đi mở két và nhét thêm 50 triệu nữa vào ba lô rồi nói: “Ông sẽ đưa thêm tiền cho bố cháu chữa bệnh, cháu hãy yên tâm nhé”. Với tôi bây giờ, cháu ngoại là người quan trọng nhất, cho nên dù có phải bán nhà tôi cũng sẽ cố gắng cùng ông bà thông gia lo cho con rể, để cháu tôi bớt thiệt thòi.
(Xin giấu tên)
Sui gia bất đồng văn hóa
Con gái bà Tiến lấy chồng người Đức và định cư ở nước ngoài. Bà nghiễm nhiên trở thành trung tâm 'showbiz' của cả khu phố.
Ảnh minh họa
Người ta tò mò những chuyện mà chính bản thân bà cũng không biết, nào là: con rể "tây" giàu lắm nhỉ, cháu ngoại "lai" xinh lắm đấy nhỉ...?
Có hôm bà đang đi chợ thì bị hàng xóm kéo giật lại, hỏi: "Thế bao giờ con rể tây đón bà sang bên kia chơi?". Bà Tiến chỉ biết cười trừ: "Con rể tôi đang sửa nhà, các cháu bận nhiều việc lắm nên tôi chưa sang bên đó được".
Đúng như mong đợi của... hàng xóm, một hôm, Nhàn - con gái bà gọi điện về thông báo: "Mẹ ơi, anh nhà con chuẩn bị gửi giấy tờ bảo lãnh cho mẹ sang Đức chơi. Nhất định mẹ phải đi đấy nhé!".
Đúng lịch trình, bà Tiến xách vali lên đường. Vừa xuống máy bay, bà đã nhìn thấy thằng con rể cao nghều giơ biển có dòng chữ: "Mẹ Tiến ơi!!!". Nó không nói được tiếng Việt nhưng bà nói gì nó cũng cười hớn hở rồi gật gù ra vẻ hiểu chuyện.
Về đến nhà con rể, nhìn thấy con gái đang bế thằng cháu ngoại đứng ngoài cửa, bao nhiêu mệt mỏi sau chuyến bay dài đã tan biến, nét mặt bà Tiến rạng rỡ trở lại.
Bà chưa kịp bế cháu ngoại thì một người phụ nữ cao tầm mét tám bất ngờ tiến đến, dang tay ôm chầm lấy bà. Biết mẹ quá bất ngờ nên Nhàn phải giải thích ngay: "Giới thiệu với mẹ, đây là mẹ chồng con. Biết hôm nay mẹ sang chơi nên mẹ chồng con đến đây từ rất sớm để đợi mẹ".
Lần đầu tiên được gặp bà sui "tây", lại nhận cái ôm quá bất ngờ nên bà Tiến rất xúc động. Khỏi phải nói, người cảm thấy hạnh phúc nhất lúc này chính là Nhàn. Cô đã mong mỏi giây phút hai bà mẹ gặp nhau từ rất lâu, cảnh tượng diễn ra trước mắt khiến cô nghĩ mình đang mơ.
Nhưng chẳng hiểu sao, bầu không khí vui vẻ nhanh chóng tan biến, bữa trưa diễn ra khá nặng nề, nét mặt của bà Tiến rất lạ, bà cũng không hay cười như lúc trước. Đợi mẹ chồng về, Nhàn mới đến gần mẹ đẻ để hỏi han: "Mẹ thấy mệt ạ?".
Bà Tiến bức xúc: "Con ơi! Nhìn mẹ khổ sở lắm à? Tại sao bà ấy lại đưa tiền cho mẹ? Bà ấy không nên làm như thế" - vừa nói, bà Tiến vừa xòe tờ 50 euro cho con gái xem: "Con cầm lấy nhé, hôm nào khéo léo gửi lại bà ấy hộ mẹ, mẹ không thiếu tiền".
Nhàn cười như nắc nẻ: "Ối mẹ ơi, mẹ chồng con quý mẹ nên mới biếu tiền, không phải bà ấy nghĩ mẹ nghèo hay khổ sở đâu. Phong tục bên này như thế, mẹ cứ cầm lấy cho mẹ chồng con vui nhé". Thấy con gái giải thích có vẻ hợp lý, bà Tiến tạm yên lòng.
Một hôm bà sui "tây" mời cả nhà đến nhà riêng để dùng bữa tối. Thấy cháu ngoại bé tí đã phải ngồi riêng một ghế, ngực đeo tạp dề, tay cầm thìa xúc thức ăn từ đĩa rồi đưa lên miệng, nhưng cứ gần đưa đến miệng thì thức ăn lại rơi hết ra ngoài, có lúc thằng bé phải bỏ cả thìa để bốc bằng tay, lúc thì cho lên miệng, lúc thì ném xuống sàn nhà.
Chứng kiến cảnh cháu ngoại tự ăn, bà Tiến xót ruột chạy đến cầm thìa xúc một miếng thật to định đưa vào miệng cháu thì bị bà sui "tây" chặn lại, bà ấy không nói gì mà chỉ lắc đầu, ý muốn nhắc nhở bà Tiến cứ để cháu tự ăn.
Trên đường về nhà con rể, bà Tiến không ngừng "tra tấn" Nhàn: "Bà nội chăm cháu kiểu này thì chết, bảo sao mặt thằng bé quắt thế, cháu đã lười ăn thì bà phải dỗ cháu ăn bằng được chứ, đằng này...".
Lúc này Nhàn cũng không biết giải thích với mẹ thế nào, hôm trước bà nội Sammy cũng phàn nàn: "Sao bà ngoại Sammy lạ thế thế hả con? Phải để thằng bé tự ăn tự uống chứ. Có hôm bà ấy còn đuổi thằng bé khắp nhà để ép nó ăn nữa. Mẹ không hiểu được bà ngoại Sammy".
Đụng trúng người đàn ông trên đường, tôi thảng thốt nhận ra chồng cũ nhưng sợi dây chuyền trên cổ anh mới khiến tôi bật khóc Vừa bước xuống xe, tôi sửng sốt nhận ra người đó chính là chồng cũ của mình. Tôi đang làm mẹ đơn thân. Hoàn toàn không có sự trợ giúp của một người thân nào, bởi tôi bỏ quê và tay trắng lên thành phố lập nghiệp. Gia đình chồng thì từ ngày tôi với Khang ly hôn cũng chẳng một lần tìm...