Còn nhiều điều chưa kể
Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Công an Hà Nội vì nhân dân phục vụ – Vì Thủ đô bình yên” đã chính thức khép lại bằng buổi lễ trao giải và triển lãm diễn ra hôm nay 7-9 tại Nhà triển lãm Thành phố, 45 Tràng Tiền. Các tác phẩm trưng bày đã giúp người dân hiểu hơn những gian khổ và hy sinh của các chiến sỹ Công an Hà Nội.
“Phân luồng giao thông” – tác phẩm đoạt giải Nhất. Ảnh: Ngô Lịch
Đi về các vùng sâu vùng xa để tác nghiệp
Chỉ vẹn vẻn trong vòng 1 tháng kể từ ngày phát động, cuộc thi ảnh nghệ thuật lần đầu tiên có sự phối hợp giữa Công an TP Hà Nội, Hội LHVHNT Hà Nội và Hội Nhiếp ảnh Nghệ thuật Hà Nội đã nhận được lượng ảnh phong phú và đa dạng về đề tài. Hội đồng giám khảo đã chọn ra 120 tác phẩm để trưng bày, trong đó có 21 tác phẩm đoạt giải. Chụp ảnh về đề tài lực lượng Công an luôn là một đề tài chứa đựng những thử thách và lòng kiên nhẫn. Vậy mà các tác phẩm tham dự cuộc thi lại cho thấy sự sinh động của những khoảnh khắc bấm máy, tính chân thật của những bức ảnh như những câu chuyện cảm động, kể cho người xem về người chiến sỹ Công an nhân dân giữa thời bình.
Bên cạnh việc tôn vinh những chiến công của lực lượng Công an Thủ đô, tận tụy hết lòng vì cuộc sống bình yên của nhân dân thì những góc máy cận cảnh, đặc tả đi sâu vào khai thác đời sống của mỗi người chiến sỹ lại mang đến những xúc động riêng cho người xem. Thông qua những tác phẩm ảnh nghệ thuật này, người xem có dịp hiểu thêm, thông cảm chia sẻ với những khó khăn vất vả, những hy sinh của cán bộ chiến sĩ Công an Thủ đô nhờ đó sẽ thêm tin cậy và yêu mến, giúp đỡ và đùm bọc trong công tác bảo vệ an ninh trật tự của lực lượng Công an. Hơn thế, các tác phẩm ảnh nghệ thuật tham gia cuộc thi này còn là động lực tinh thần góp phần giáo dục truyền thống, khơi dậy lòng tự hào của mỗi cán bộ chiến sĩ.
Việc xây dựng hình tượng người chiến sỹ Công an nói chung và Công an Thủ đô nói riêng bằng ngôn ngữ ánh sáng, đã được các nhà nhiếp ảnh tận tâm đầu tư thời gian, công sức không quản gian khó đến các vùng sâu vùng xa để ghi lại những hình ảnh đẹp về người chiến sỹ. Điều này chỉ có thể xuất phát từ lòng yêu mến và tin cậy đối với ngành Công an mới đủ sức khiến đôi chân người nghệ sỹ không biết mệt mỏi. NSNA Phạm Hùng Cường, người đoạt giải Ba của cuộc thi với tác phẩm “Chiến sỹ Cảnh sát cơ động” còn được biết đến là người có thâm niên 10 năm chuyên chụp về ngành Công an cho biết: “Tôi đã đi về những nơi hẻo lánh của Hà Giang, Tây Nguyên để ghi lại hình ảnh gian khổ của các chiến sỹ Công an trong khi làm nhiệm vụ. Vất vả là thế nhưng mỗi khi “bắt” được một hình ảnh đẹp thì bao cảm giác mệt nhọc đều tan biến. Cái khó của người cầm máy khi chụp về ngành Công an là biết khái quát để đưa vào ống kính”.
“Vì dân” – Tác phẩm đoạt giải Nhì cuộc thi
Video đang HOT
“Chiến sỹ Cảnh sát cơ động” – tác phẩm đoạt giải Ba
Ảnh: Phạm Hùng Cường
“Cảnh sát hình sự đặc nhiệm – quả đấm thép của Công an Thủ đô”
- tác phẩm đoạt giải Khuyến khích
Ảnh: Nguyễn Phú khánh – Báo ANTĐ
Mong muốn nối dài cuộc thi
Với một người ngoại đạo, NSNA Ngô Lịch đồng thời là phóng viên TTXVN chỉ biết đến chụp ảnh về đề tài TTATGT nhưng lại rất có duyên với ngành Công an. Tác phẩm “Phân luồng giao thông” của anh đã đoạt giải Nhất cuộc thi ảnh lần này. Bức ảnh được chụp từ trên cao xuống làm mọi vật trở nên thật nhỏ bé nhưng hình ảnh của người chiến sỹ Cảnh sát giao thông lại trở nên thật ấn tượng khi một mình đứng giữa dòng người và xe cộ được xếp hàng ngay ngắn. NSNA Ngô Lịch tiết lộ: “Lực lượng Cảnh sát giao thông đứng phân làn làm giảm ách tắc giao thông. Hình ảnh đó hiện ra trước mắt mỗi người chúng ta rất nhiều. Là một người sáng tác, tôi không thể không chụp hình ảnh đó. Bởi hình ảnh giản dị này sẽ tô đậm thêm hình ảnh đẹp về người Cảnh sát giao thông, động viên khích lệ mọi người dân chấp hành luật lệ giao thông và làm cho xã hội của chúng ta đẹp hơn”.
Cuộc thi diễn ra thành công nhưng điều khiến nghệ sỹ nhiếp ảnh còn đôi chút tiếc nuối là thời gian phát động ngắn. Các tác phẩm tham dự về mới chỉ nói lên một phần những gian khổ, hy sinh thầm lặng của lực lượng Công an Thủ đô, còn rất nhiều hình ảnh đẹp, những câu chuyện hay để các nghệ sỹ khai thác và đưa vào tác phẩm. Vì thế, phần đông các nghệ sỹ đều mong muốn cuộc thi ảnh nghệ thuật “Công an Hà Nội vì nhân dân phục vụ-Vì Thủ đô bình yên” sẽ được nối dài trong thời gian sắp tới cũng là một cách làm để người dân hiểu thêm về những người chiến sỹ Công an đang hàng ngày, hàng giờ giữ gìn bình yên cuộc sống.
Giải Nhất cuộc thi thuộc về tác giả Ngô Lịch với tác phẩm “Phân luồng giao thông”. 2 giải Nhì thuộc về tác giả Nguyễn Xuân Chính với tác phẩm “Vì dân” và tác giả Vũ Quốc Hưng với tác phẩm “Mình vì mọi người”. 3 giải Ba thuộc về tác giả Phạm Hùng Cường với tác phẩm “Chiến sỹ cảnh sát cơ động”, tác giả Trần Thị Nguyệt Ánh với tác phẩm “Gương mặt nữ cảnh sát giao thông”, tác giả Vũ Quốc Hưng với tác phẩm “Chiến sỹ CAND như người thân gia đình” cùng 15 giải Khuyến khích.
Phạm Thu Hương
Theo ANTD
Báo chí vô cảm: Việt Nam cũng dự phần
Câu chuyện thông tin và đạo đức báo chí lâu nay đã làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực của chính báo chí, nhưng nó vẫn luôn nóng hổi như mới hôm qua.
Việc Đài truyền hình KBS nổi tiếng của Hàn Quốc quay lại toàn bộ vụ tự tử của đại diện tổ chức phi chính phủ Korean Men's Association đã khơi dậy một cuộc tranh luận gay gắt về đạo đức nhà báo.
Tờ Tuổi trẻ dẫn tin theo The Dong-a Ilbo, ông Sung Jae Ki, 46 tuổi, người Hàn Quốc, đã nhảy xuống sông tự tử vào chiều 26/7 trước sự chứng kiến của ba cộng sự và các phóng viên Đài truyền hình KBS. Ngay vào lúc nguy cấp nhất, các phóng viên KBS cứ đứng yên để quay phim mà không ngăn cản.
Các phóng viên và cộng sự của KBS quay phim, chụp ảnh khoảnh khắc ông Sung Jae Ki nhảy khỏi cầu. Ảnh: CRI
Chiều 25/7, Sung viết trên mạng xã hội cho biết sẽ nhảy khỏi cầu Mapo bắc qua sông Hàn (Seoul) để xin vay tiền. "Tôi hi vọng các bạn sẽ cho chúng tôi cơ hội cuối cùng. Hãy cho chúng tôi mượn 100 triệu won để chúng tôi trả nợ", Sung viết. Theo những cộng sự của Sung, ông này cho rằng mình sẽ không chết khi nhảy khỏi cầu (nhưng đến nay vẫn chưa tìm thấy thi thể).
Do mắc một số nợ lớn, ông Sung đã nghĩ ra cách tự tử để thu hút sự chú ý của dư luận.
Tờ The Dong-a Ilbo cho biết hành động ghi hình của ba đồng sự trong Tổ chức Korean Men's Association cùng các phóng viên của KBS có thể đã khuyến khích Sung thực hiện màn tự tử trên. Tờ báo này nhận định các phóng viên đã không tuân theo những chuẩn mực đạo đức báo chí khi vẫn quay phim mà không hề ngăn cản việc nhảy cầu, khi ai cũng biết việc nhảy xuống sông Hàn khi mực nước cao và dòng chảy quá mạnh là vô cùng nguy hiểm.
Câu chuyện này lại làm tôi nhớ câu chuyện của tác giả bức ảnh "Kền kền chờ đợi" của tác giả Kevin Carter - phóng viên ảnh người Nam Phi, đoạt giải Pulitzer vào tháng 4/1994. Bức ảnh chụp ở miền nam Sudan, tả lại cảnh một cháu bé suy dinh dưỡng đang kiệt sức cố lết tới nơi phát lương thực cứu trợ của Liên hợp quốc, phía sau con kền kền đứng đợi cháu bé tắt thở để ăn thịt.
Tuy nhiên bức ảnh gây nhiều phản ứng trái chiều, nhiều người lên tiếng chỉ trích tác giả vì không cứu đứa bé, dù anh đã đuổi con kền kền đi, và không ai rõ số phận của cháu bé này sau đó ra sao.
Chính bức ảnh và phản ứng của dư luận đã khiến Kevin Carter gặp vấn đề về tâm lý.
Ngày 27/7/1994, Kevin Carter được cảnh sát tìm thấy chết vì ngộ độc khí gas trong xe hơi của mình, khi đó anh mới 33 tuổi. Bức thư tuyệt mệnh của anh viết: "Tôi hoàn toàn suy sụp, không điện thoại, không tiền thuê nhà, không tiền nuôi con, không tiền trả nợ... Tôi bị ám ảnh bởi những ký ức sờ sờ về sự chết chóc, những xác chết, cơn giận dữ và nỗi đau... về những đứa trẻ chết đói... về những người đàn ông điên khùng, thường là những kẻ hành hình...".
Trong hai trường hợp trên, trước cái chết, các phóng viên chỉ đứng nhìn và thực hiện công việc của mình - ghi lại cảnh đang diễn ra, cái chết cận kề mà không hề có hành động cứu giúp. Vấn đề đặt ra ở đây là, trong những trường hợp đó cần cứu người hay là ghi lại khoảnh khắc có một không hai, nếu cứu người sẽ không bao giờ có thước phim, bức hình về cảnh tượng cuối cùng của sự sống đó, còn nếu ghi lại nhân vật trong tác phẩm đấy sẽ chết, lựa chọn cái nào?
Và lúc này người ta sẽ đặt ra vấn đề đạo đức nghề nghiệp, thậm chí đơn giản hơn là tinh thần cứu giúp đồng loại.
Tương tự như vậy, ngay tại Việt Nam ta, cũng không ít trường hợp mà khi thông tin, hành ảnh được đưa lên người ta đặt ra câu chuyện đạo đức nhà báo. Mới hôm qua thôi, một tờ báo điện tử đăng một chùm ảnh với cái tít rất &'kêu': "Rùng rợn cảnh "xẻ thịt" ở nhà xác Đại học Y TP. HCM", chìm ảnh ghi lại những cái xác người được hiến tặng cho trường Đại học Y TP. HCM phục vụ nghiên cứu và sinh viên y khoa thực hành, với những cảnh đầu lìa khỏi xác, phanh bụng, lột da... Vì ghi lại những cảnh quá rùng rợn, độc giả phản đối nên ít lâu sau tòa soạn đã phải gỡ bài, nhưng chừng ấy thời gian cũng đủ để các trang tin tổng hợp, diễn đàn lấy lại và lan truyền với tốc độ chóng mặt.
Còn những bức ảnh rùng rợn về tai nạn giao thông, xác người chẹt trong bánh xe, máo me bê bết đã không còn xa lạ trên báo chí. Thậm chí, cách đây vài năm khi một chiếc xe tải chở xi măng đâm vào gốc cây xà cừ ở đầu đường Láng (Đống Đa, Hà Nội) khiến anh tài xế mới 23 tuổi tử vong tại chỗ. Sau gần nửa ngày chiếc xe được lực lượng cứu hộ kéo ra anh tài xế tử vong trong tư thế ngồi ôm vô lăng mắt nhìn thẳng đã được một tờ báo điện tử ghi lại rõ nét, thậm chí để tạo sự chú ý hơn, phóng viên đã xử lý ảnh bằng cách thêm một vòng tròn đỏ và múi tên chỉ vào người tài xế. Ảnh đăng lên được vài tiếng độc giả phản đối vì quá rùng rợn, tòa soạn đã phải gỡ ảnh.
Những trường hợp như vậy vẫn diễn ra, có thể do vô tình hoặc cố ý vì các mục đích khác nhau, thậm chí để giật gân, câu khách nên một số phóng viên, tòa soạn vẫn thược hiện, bất chấp tính nhân văn, đạo đức của báo chí.
Theo Phunutoday
Cặp đôi cãi nhau, lột đồ khỏa thân ngay giữa phố đông Đứng giữa đường phố đông đúc người qua lại và liên tục quát tháo vào mặt nhau, một cặp đôi ở Trung Quốc còn không ngần ngại trút sạch những gì đang mặc trên người cho... hả dạ. Sự việc lạ lùng diễn ra ở thành phố Đông Quản, tỉnh Quảng Đông. Lần lượt từ người con trai đến người con gái "biểu...