Còn nhiều cơ hội hút vốn đầu tư gián tiếp vào TTCK Việt Nam
Tìm vốn đầu tư gián tiếp (FII) vào Việt Nam là công cuộc đầy khó khăn, thách thức. Báo DĐDN đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) về vấn đề này.
Ông Trần Văn Dũng- Chủ tịch UBCK Nhà nước cho rằng, TTCK Việt Nam còn nhiều dư địa để thu hút dòng vốn FII từ Anh và nhiều quốc gia khác trong khu vực EU.
- Thưa ông, Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào Anh là một trong những sự kiện quan trọng và UBCKNN được giao làm đơn vị đầu mối tổ chức thực hiện. Ông có thể chia sẻ nội dung chính của hội nghị lần này?
Hội nghị Xúc tiến đầu tư là cơ hội để quảng bá về thị trường chứng khoán (TTCK), bảo hiểm và chính sách mở cửa thu hút đầu tư của Chính phủ Việt Nam. Theo tôi, điều này rất cần thiết, giúp kích cầu và khơi thông dòng vốn FII vào TTCK Việt Nam.
Tại đây, các nhà đầu tư sẽ được giới thiệu về sự phát triển, tiềm năng và cơ hội đầu tư vào TTCK Việt Nam. Ngoài ra, thông qua các cuộc gặp gỡ song phương giữa các doanh nghiệp hai nước sẽ tạo cầu nối gặp gỡ, tìm kiếm đối tác đầu tư tiềm năng trong tương lai.
- Thưa ông, tạị sao UBCK lại lựa chọn địa điểm tổ chức xúc tiến đầu tư tại Anh?. Thị trường này đóng vai trò quan trọng thế nào để Việt Nam có thể thu hút dòng vốn đầu tư FII?
Việc lựa chọn thị trường trọng điểm cho từng giai đoạn phát triển của TTCK đóng vai trò quan trọng giúp khai thác được hết hiệu quả của công tác xúc tiến đầu tư. Tại khu vực châu Âu, Vương Quốc Anh là 1 trong 5 thị trường tài chính lớn nhất toàn cầu và tập trung nhiều quỹ đầu tư tài chính lớn. Đồng thời, đây cũng là trung tâm lớn nhất của các thị trường phái sinh, thị trường ngoại hối, thị trường tiền tệ và ngân hàng cho vay quốc tế…
Video đang HOT
Về đầu tư, Anh hiện đứng thứ 16 trong tổng số 130 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 3,75 tỷ USD đến năm 2018. Đây là cơ hội và tiền đề tốt cho việc thúc đẩy đầu tư gián tiếp giữa hai thị trường, mở ra cơ hội cho việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính giữa Việt Nam và Vương Quốc Anh.
- Với tình hình kinh tế thế giới có nhiều khó khăn như hiện nay, liệu TTCK Việt Nam có đáp ứng yêu cầu dòng vốn “khó tính” này?
Tính đến hết tháng 6/2019, TTCK đã không ngừng tăng trưởng về quy mô và thanh khoản với tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường cổ phiếu đạt khoảng 4,3 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 78% GDP ước tính năm 2018, tăng 11,2% so với đầu năm 2019. Cho đến nay, thị trường đã hoàn thiện về mặt cấu trúc (cổ phiếu, trái phiếu, phái sinh), đa dạng hóa về sản phẩm (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, phái sinh, và gần nhất là chứng quyền có bảo đảm vừa mới được đưa vận hành).
Với lợi thế, tiềm năng của TTCK Việt Nam, cùng với xu thế hội nhập tài chính và xu hướng dịch chuyển dòng vốn toàn cầu, dòng tiền thông minh sẽ luôn tìm tới những thị trường giàu cơ hội.
Tôi hoàn toàn tin tưởng TTCK Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng các tiêu chí khó tính của các nhà đầu tư Anh nói riêng và Châu Âu nói chung…
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại TTCK và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025″, nhằm mục tiêu tiếp tục cơ cấu lại toàn diện để TTCK trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế, cũng như tăng cường mở cửa và hội nhập với thị trường khu vực và thế giới. Bộ Tài chính và UBCK NN đang tích cực triển khai các giải pháp chính sách về nâng hạng thị trường từ cận biên lên mới nổi theo tiêu chuẩn MSCI.
- Nếu sau cuộc tiếp xúc đầu tư lần này thuận lợi , liệu TTCK VN có nên kỳ vọng rằng, quá trình nâng hạng theo chuẩn MSCI sẽ được rút ngắn hơn?
Dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ luôn tìm đến những thị trường giàu tiềm năng, có chính sách vĩ mô ổn định, có tính chuyên nghiệp cao và khả năng bảo vệ lợi ích nhà đầu tư. Mỗi sự kiện trong chuỗi hoạt động xúc tiến đầu tư đều có mục tiêu chung là đến thực tế chia sẻ các góc nhìn về tiềm năng, cơ hội, rủi ro và thách thức để các nhà đầu tư có cơ sở hoàn chỉnh hơn trong các quyết định đầu tư của mình. Đó cũng chính là cơ hội để chúng ta thể hiện tính chuyên nghiệp và sự thiện chí trong góc nhìn của nhà đầu tư nước ngoài.
Từ năm 2016 đến nay, vốn FII liên tục vào ròng trên TTCK Việt Nam ở mức khá cao, trung bình 1,98 tỷ USD/năm (giai đoạn 2016 – 2018). Trong bối cảnh tình hình tài chính – chứng khoán toàn cầu biến động mạnh, xu hướng nhà đầu tư rút vốn khỏi các thị trường mới nổi, thị trường cận biên thì Việt Nam vẫn là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài với giá trị vốn FII vào ròng 6 tháng đầu năm 2019 đạt 1,28 tỷ USD.
Tôi kỳ vọng từ sau Hội nghị này, TTCK Việt Nam tiếp tục đón nhận dòng vốn FII từ những nhà đầu tư đến từ Anh Quốc và các nước trên thế giới.
Phương Hà (thực hiện)
Theo enternews.vn
MSCI đưa ra đánh giá khá tích cực cho TTCK Việt Nam nhưng cơ hội Việt Nam lọt vào danh sách nâng hạng kỳ này không nhiều
Tiếp sau báo cáo Accessibility Review, vào ngày 25/6/2019, MSCI sẽ công bố báo cáo xếp hạng thị trường - MSCI Global Market Classification Review với kết quả xếp hạng cụ thể cho Việt Nam cũng như các thị trường khác.
Ngày 6/6, MSCI đã công bố Báo cáo đánh giá khả năng tiếp cận thị ttrường - MSCI Global Market Accessibility Review - kỳ tháng 6/2019. Theo đó, các điểm đánh giá về Việt Nam vẫn giữ nguyên như đánh giá như kỳ trước (tháng 6/2018). Báo cáo của Bộ phận phân tích khách hàng cá nhân CTCP Chứng khoán SSI (SSI Retail Reseach) cho rằng những đánh giá của MSCI năm nay là khá tích cực nhưng vẫn chưa tạo thay đổi trong điểm xếp hạng chính thức của Việt Nam và cơ hội để Việt Nam lọt vào watchlist nâng hạng trong kỳ này không nhiều.
Trong phần đánh giá về các thị trường Frontier Markets, MSCI tập trung phần lớn nội dung cho nhận định về Việt Nam bên cạnh một phần ngắn về Kazakhstan. Các thị trường Frontier khác không được nhắc tới.
Trong số 17 tiêu chí đánh giá xếp loại nâng hạng, vẫn còn 9 tiêu chí mà MSCI cho rằng Việt Nam cần cải thiện hoặc đánh giá thêm.
MSCI ghi nhận một số thay đổi của Việt Nam ở các khía cạnh: Thành lập Sở GDCK Việt Nam sở hữu cả HOSE và HNX; Triển khai mô hình đối tác thanh toán trung tâm cho VSD; Áp dụng hình thức lệnh giao dịch mới, Tăng thời gian giao dịch và mở rộng biên độ giá.
Chính phủ Việt Nam đang hoàn thiện khung pháp lý để nới giới hạn sở hữu nước ngoài trong các lĩnh vực không quan trọng đối với an ninh quốc gia và cải cách hành chính để tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận TTCK Việt Nam. MSCI cho rằng thị trường cổ phiếu Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng lớn từ vấn đề room nước ngoài. Trong khi đó về quyền bình đẳng với nhà đầu tư nước ngoài, một số thông tin doanh nghiệp vẫn không có tiếng Anh. Bên cạnh đó, quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế do quy định giới hạn sở hữu nước ngoài nghiêm ngặt áp dụng đối với tổng tỷ trọng sở hữu nước ngoài nói chung và sở hữu của từng nhà đầu tư nói riêng.
Trong đánh giá cụ thể về mức độ tự do hóa thị trường ngoại hối, MSCI đã không còn lưu ý về thanh khoản thấp của thị trường như báo cáo năm 2018.
Đánh giá của MSCI về nhóm thị trường sơ khai (Frontier market)
Theo SSI Retail Research, khi những cải cách này được thực thi, Luật Chứng khoản sửa đổi chính thức có hiệu lực thì chắc chắn sẽ tác động mạnh tới quan điểm đánh giá của MSCI về Việt Nam. Nếu thuận lợi, Luật Chứng khoán sửa đổi có thể được thông qua và có hiệu lực từ đầu năm 2021 và Việt Nam nhiều khả năng sẽ được cân nhắc đưa vào watchlist ngay sau đó.
Tiếp sau báo cáo Accessibility Review, vào ngày 25/6/2019, MSCI sẽ công bố báo cáo xếp hạng thị trường - MSCI Global Market Classification Review với kết quả xếp hạng cụ thể cho Việt Nam cũng như các thị trường khác.
Phương Anh
Theo Trí thức trẻ
Tundra tăng tỷ trọng cổ phiếu "họ VinGroup", đánh giá quy mô Covered Warrant sẽ ngày càng lớn Tundra cho biết trong tháng 6, quỹ đã mua thêm cổ phần VHM vì công ty giải quyết dứt điểm những vấn đề pháp lý tại một số dự án ở TP.HCM. Vinhomes đã bắt đầu cho phép đặt mua (pre-sales) tại dự án Vinhomes Grand Park quận 9 và số lượng đăng ký trong giai đoạn đầu rất tích cực. Theo báo...