Con nguy to vì miếng thịt kho

Theo dõi VGT trên

Cháu Nguyễn Thu An (2 tuổi ở Vĩnh Phúc) được đưa cấp cứu đến viện trong tình trạng hai mắt trũng sâu, lơ đờ, da khô, bụng lõm sâu và đã kiệt sức vì hai ngày không ăn uống gì.

Nguyên nhân, trước đó cháu tự ăn cơm với thịt kho. Do miếng thịt to quá nên cháu không nuốt trôi và nghẹn lại ở cổ. Từ đó cháu không ăn uống được gì và luôn chảy nước dãi. Sau khi truyền dịch cấp cứu, hồi phục nước, điện giải và đặt sonde (ống thông) qua thực quản, miếng thịt đã trôi được vào dạ dày và sau đó cháu tỉnh táo.

Con nguy to vì miếng thịt kho - Hình 1

Bệnh nhi hóc dị vật phải nằm viện. (Ảnh minh họa).

Lời bàn

Đây là tình trạng hóc dị vật rất nguy hiểm. Nhiều trường hợp phải nội soi để gắp dị vật ra. Khi bị dị vật thực quản nếu không được gắp ra kịp thời, dị vật này tiếp tục đè ép thực quản làm thực quản có thể loét sâu hơn, rộng hơn, gây thủng thực quản, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Video đang HOT

Do đó, các bậc cha mẹ cần chú ý băm hoặc thái nhỏ thức ăn cho trẻ. Không nên để các cháu nhỏ tự ăn một mình mà không có sự theo dõi, chăm sóc của người lớn.

Theo PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng (Kiến thức)

Sơ cấp cứu: Chuyện không của riêng ai!

Hai xe gắn máy va quẹt vào nhau, nạn nhân ngã xuống đường và bị gãy kín xương đùi phải. Ngay lập tức, các cấp cứu viên có mặt và nạn nhân được sơ cứu và chuyển đến bệnh viện an toàn. Một tình huống khác, em bé 3 tuổi bị hóc dị vật đường thở, khó thở nặng được cô giáo nhanh chóng xử trí bằng cách vỗ ngực ấn lưng tống dị vật ra ngoài. Đó là những hình ảnh được tái dựng tại hoạt động diễn tập "sơ cấp cứu tai nạn giao thông đường bộ" và thao diễn kỹ thuật "sơ cấp cứu trẻ bị dị vật đường thở" do 500 cấp cứu viên tham gia thực hiện.

Cụ già đã không chết, nếu...

Đã trở thành đội trưởng Đội Huấn luyện Sơ cấp cứu (SCC) quận 10 nhưng anh Ngô Hoàng Tâm (31 tuổi) vẫn không thể quên lý do vì sao anh gia nhập vào đội cấp cứu. Năm 2006, anh Tâm chính thức trở thành cấp cứu viên của đội SCC quận 10, anh tham gia vì mãi đau đáu một niềm đau: một cụ già đã chết chỉ vì không ai biết SCC. "Một cụ già khoảng gần 70 tuổi vào công viên tập thể dục. Ông bị mấy cô gái chuyên lừa gạt ở trong công viên dụ để lấy đồ.

Phát hiện ra ý đồ của họ nên ông già liền bỏ chạy. Không may, cụ bị té đập đầu xuống đường, máu chảy rất nhiều. Lúc đấy, tôi và nhiều người nữa tới giúp đỡ đưa cụ vào cấp cứu ở BV. Chợ Rẫy nhưng cụ đã không thể qua khỏi. Bác sĩ giải thích, ông cụ bị chảy máu quá nhiều, nếu biết cách sơ cứu tại chỗ kịp thời để cầm máu thì chắc chắn ông đã không tử vong. 20 phút kể từ lúc ông cụ bị té đến lúc vào tới BV Chợ Rẫy, vậy mà mất một mạng người, nguyên nhân chỉ vì không ai biết SCC. Trăn trở, day dứt, cuối cùng tôi quyết định trở thành cấp cứu viên", anh Ngô Hoàng Tâm chia sẻ.

Sơ cấp cứu: Chuyện không của riêng ai! - Hình 1

Sơ cứu cho người bị tai nạn. (Ảnh minh họa)

Với em Hà Minh Tâm (21 tuổi) thi đỗ vào lớp Hướng dẫn viên SCC và trở thành một tình nguyện viên SCC xuất sắc quả thật là niềm mơ ước đã thành hiện thực. Cũng giống với anh Ngô Hoàng Tâm, Hà MinhTâm cũng gặp một trường hợp bị chấn thương, cụ thể, một nam thanh niên khoảng 20 tuổi sau khi bị va chạm mạnh thì bị gãy xương.

Tâm cùng người dân đã sơ cấp cứu rồi chuyển người bị thương vào cấp cứu ở BV. Thống Nhất. Tuy nhiên, do không nắm vững kỹ thuật sơ cấp cứu nên đã chuyển từ gãy kín sang gãy hở và hậu quả là tình trạng sức khỏe của nạn nhân đã nặng hơn rất nhiều. Tâm trở thành một tình nguyện viên SCC và đã giúp đỡ được nhiều trường hợp vượt qua cơn nguy kịch.

Từ khi trở thành một cấp cứu viên chuyên nghiệp, anh Ngô Hoàng Tâm đã cứu sống được nhiều trường hợp. Anh kể: "Tôi nhớ nhất là trường hợp của một người đàn ông bị say xỉn rồi té trên đường Nguyễn Tri Phương vào năm 2010. Chiều thứ 7 hôm đó, tôi và gia đình đang trên đường đi dự đám cưới thì phát hiện nạn nhân bị té đang nằm, tới nơi thấy máu chảy bê bết. Tôi liền nhờ người chạy đi mua gấp các vật dụng y tế cần thiết như bong gòn, oxy già... rồi rửa và cầm máu cho nạn nhân. Sau đó, chuyển anh này vào BV. Nhân dân 115 và anh được cứu sống. Nhưng tôi phải thừa nhận rằng, tôi thấy công việc của tôi thực sự có ý nghĩa khi tham gia huấn luyện SCC tại các trường mầm non. Ở đó, nếu các cô giáo không nắm vững các kỹ thuật SCC thì hậu quả thật khó lường".

Sơ cấp cứu vì mọi người

Cô Cao Thị Ngọc Lan - Phó hiệu trưởng Trường Mầm Non Sơn Ca 9 nhấn mạnh: "Đối với trẻ ở trường mầm non, nguy cơ bị tai nạn thương tích rất cao. Có thể kể đến những tai nạn thường gặp như hóc dị vật, té ngã, bỏng, ngạt nước... Tất cả những tai nạn này, nếu không sơ cứu kịp thời thì sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Đó là lý do Trường Mầm non Sơn Ca 9 nói riêng và hệ thống trường mầm non nói chung thường xuyên tổ chức học và thi SCC cho giáo viên".

Cũng theo cô Lan, các cô giáo không chỉ học SCC một lần mà nên học đi học lại nhiều lần để tránh tình trạng quên và cũng phải học cho thật thuần thục các động tác. Bởi có một thực tế, rất nhiều cô đã học rồi nhưng khi gặp tình huống xấu như trẻ bị hóc dị vật, té ngã, ngạt nước... thì bối rối không thể xử lý được. Trong khi đó, với những tình huống như vậy các cô phải thật bình tĩnh để tạo cảm giác an toàn cho trẻ đồng thời để các động tác nhanh, gọn, lẹ và chính xác.

Về vấn đề này, BS. Lê Quang Ninh - Phó chủ tịch Hội Chữ thập đỏ TP.HCM, Giám đốc Trung tâm Sơ cấp cứu và phòng chống thảm họa TP.HCM, cho biết, sơ cấp cứu cho những người dễ bị tổn thương như trẻ em mầm non là vô cùng cần thiết. Thực tế cho thấy, tai nạn thương tích ở trẻ mầm non thường xuyên xảy ra và khi sơ cấp cứu cho trẻ không ít các cô đã gặp phải sai lầm. Dễ nhận thấy nhất là khi trẻ bị bỏng, rất nhiều cô vội vàng đưa trẻ đến cơ sở y tế mà không sơ cứu ban đầu hoặc sơ cứu không đúng cách làm tình trạng bệnh của trẻ trở nên rất nặng nề.

Trong trường hợp này, theo BS. Lê Quang Ninh, cách xử trí đúng nhất là trước khi đưa trẻ đến cơ sở y tế, bé phải được vén bỏ quần áo, để lộ vùng bị bỏng, rửa sạch vết bỏng bằng nước sạch. Với những vết bỏng quá lớn thì không rửa nước vì sẽ làm hạ thân nhiệt của trẻ. Phủ miếng vải sạch lên vết bỏng tránh làm tuột da, cho trẻ uống nhiều nước.

Tuyệt đối không bôi kem đánh răng hay nước mắm lên vết bỏng. Hay khi trẻ bị hóc dị vật, theo đúng nguyên tắc nếu trẻ không khó thở hoặc khó thở nhẹ thì không nên can thiệp mà cần đưa trẻ tới bệnh viện trong tư thế ngồi và theo dõi sát. Hoặc trường hợp nặng khó thở thì xử trí bằng cách vỗ ngực ấn lưng để tống dị vật ra ngoài. Và chỉ lấy dị vật ra khỏi miệng trẻ khi nhìn thấy dị vật. Nhưng rất nhiều trường hợp các cô vẫn cố dùng tay mò tìm dị vật trong miệng trẻ và vô tình đã đẩy dị vật vào sâu bên trong...

BS. Lê Quanh Ninh khẳng định, SCC là vấn đề cấp thiết đối với hệ thống trường mầm non. Và đối với tất cả những trường hợp khác SCC vẫn cần phải được xem trọng. Không phải một cô giáo dạy trẻ mới cần phải biết sơ cấp cứu. Lại càng không phải SCC là chuyện của nhân viên y tế mà đó là việc làm của tất cả mọi người. Như Thông điệp chính của Ngày SCC thế giới năm 2012: "Sơ cấp cứu phải được tiếp cận với tất cả mọi người, đặc biệt là các cộng đồng dễ bị tổn thương và người khuyết tật" "Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm Quốc tế tin tưởng rằng ai cũng có thể học Sơ cấp cứu và cứu người".

Theo NGUYỄN HUYỀN (Sức khỏe & đời sống)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

3 mối nguy tiềm ẩn khi ăn tôm
13:46:38 17/11/2024
Nữ sinh 19 tuổi tử vong sau khi ăn 2 miếng bánh
14:08:05 18/11/2024
Vấn nạn trẻ hóa bệnh đái tháo đường
13:50:17 17/11/2024
Chụp MRI, phát hiện điều không ngờ nhờ uống trà xanh
11:11:44 18/11/2024
Bị chó nhà cắn không đi tiêm phòng dại, người phụ nữ tử vong
07:57:37 19/11/2024
Loại củ là đặc sản mùa đông, 'thần dược' bổ thận, giúp lọc máu, giá rẻ đến không ngờ
09:29:52 19/11/2024
Uống nước táo đỏ khô mỗi ngày có tốt?
11:05:16 18/11/2024
Những hệ lụy khôn lường sức khỏe khi ngồi quá lâu
11:07:15 18/11/2024

Tin đang nóng

Hot nhất Weibo: 150 triệu người sốc trước nguyên nhân ly hôn thực sự của Angelababy và Huỳnh Hiểu Minh
09:51:10 19/11/2024
Vụ 5 học sinh mất tích tại bãi sông Hồng ở Phú Thọ: Tìm thấy thi thể nữ
07:59:30 19/11/2024
Thông tin cáo phó con gái NS Kim Tiểu Long, 1 chi tiết gây xót xa
06:04:33 19/11/2024
Thúy Ngân dắt "tình tin đồn" ra mắt hội bạn thân, lộ 1 cử chỉ cực đáng ngờ
07:17:54 19/11/2024
Quang Hùng MasterD bị kéo vào tranh cãi "ảo quyền lực" một cách vô lý
07:36:04 19/11/2024
Nữ diễn viên đình đám lộ clip sốc với nam vương hàng đầu showbiz
09:56:35 19/11/2024
Mỹ nam Hoa ngữ mới bị cả MXH chê béo giờ quá đẹp gây "sốc visual": Nhan sắc "chồng quốc dân" mãi mãi là thần
05:56:11 19/11/2024
Bố mẹ dự định cho tôi mảnh đất 10 tỷ, nghe vậy bạn trai liền hỏi: "Sao không bán đi mà mua cho anh con Mercedes 8 tỷ?"
08:31:57 19/11/2024

Tin mới nhất

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

08:02:55 19/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vắc xin, hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Sức khỏe răng miệng kém có thể dẫn đến các bệnh lý mạn tính

07:59:57 19/11/2024
Bên cạnh đó, thói quen văn hóa, chế độ ăn uống, không kiểm tra nha khoa thường xuyên khiến tình trạng răng miệng nặng hơn khi phát hiện và điều trị.

5 thực phẩm ăn trước khi ngủ giúp giảm cân, say giấc

06:00:25 19/11/2024
Phô mai tươi là một lựa chọn tuyệt vời để tiêu thụ trước khi ngủ do hàm lượng protein cao và hàm lượng carbohydrate thấp. Nó giúp tăng cảm giác no, hỗ trợ phục hồi cơ bắp và thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo.

Cụ ông mất một nửa lượng máu vì sốt xuất huyết

05:38:56 19/11/2024
Phương pháp điều trị tập trung vào việc truyền các chế phẩm máu nhằm duy trì các yếu tố đông máu và ổn định chỉ số huyết sắc tố, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho các cơ quan.

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

20:01:48 18/11/2024
Đây cũng là một loại thuốc cần tránh uống rượu bởi rượu có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp nguy hiểm. Ngoài ra, còn có nguy cơ mắc các triệu chứng như huyết áp thay đổi đột ngột, nhịp tim nhanh, đau đầu và buồn nôn.

Hà Nội: Số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng, số ca sốt xuất huyết vẫn ở mức cao

19:23:08 18/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Những loại tỏi không nên mua

11:09:16 18/11/2024
Tỏi nảy mầm không độc hại nhưng không còn nhiều allicin hoạt chất chính mang lại các lợi ích sức khỏe như kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch. Do đó nếu thấy có mầm màu xanh lá cây nhô lên từ tép tỏi, bạn đừng nên mua.

Những triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi

11:03:26 18/11/2024
Xuất hiện sau 3 ngày tuổi. Viêm phổi sơ sinh muộn thường là nhiễm trùng bệnh viện và xảy ra thường nhất ở những trẻ sơ sinh được thông khí, mặc dù nhiễm khuẩn từ đường máu cũng có thể xảy ra.

Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất

07:15:30 17/11/2024
Dân gian thì thường dùng rau càng cua để chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau. Hàm lượng sắt trong rau càng cua giúp bồi bổ khí huyết, phòng thiếu máu thiếu sắt, răn rau càng cua nấu chín giúp bổ máu.

5 dấu hiệu cho thấy cơ thể cần bổ sung chất dinh dưỡng

07:14:17 17/11/2024
Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu vitamin D3 hoặc canxi. Canxi giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, trong khi vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi từ các thực phẩm như sữa, cá mòi và rau lá xanh.

9 loại đậu và cây họ đậu tốt cho sức khỏe

07:10:42 17/11/2024
Đậu và các loại cây họ đậu là quả hoặc hạt của một họ thực vật có tên là Fabaceae. Chúng là nguồn cung cấp chất xơ và protein chay tuyệt vời.

Ăn quá nhiều đồ ăn vặt kém dinh dưỡng, cậu bé 12 tuổi bị mất thị lực vĩnh viễn

15:38:55 16/11/2024
Tuy nhiên, thị lực của cậu bé bắt đầu suy giảm nhanh chóng trong vòng 6 tuần, cậu bé chỉ có thể di chuyển xung quanh nếu bố mẹ giúp cậu vượt qua chướng ngại vật. Sau đó, vào một đêm, cậu bé thức dậy và hét lên rằng mình không nhìn thấy ...

Có thể bạn quan tâm

Kịch tính đánh chặn ở Ukraine: Hệ thống Patriot đối đầu tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga

Thế giới

12:13:39 19/11/2024
Thủ đô Kiev của Ukraine mới đây đã chứng kiến cuộc không kích lớn chưa từng có từ Nga, với sự tham gia của UAV cảm tử và tên lửa siêu vượt âm Kinzhal.

Nữ nghệ sĩ Việt xót xa: "Ly ơi, mẹ tạm biệt con nha! Mẹ sẽ nhớ mãi những tiếng gọi: Mẹ ơi"

Sao việt

11:39:35 19/11/2024
Mới đây, nghệ sĩ Bình Tinh khiến nhiều người xúc động khi chia sẻ status thông báo con nuôi của cô là bé Ly vừa qua đời.

Sự cố thủng thân đập hồ chứa Ia Ring, Gia Lai: Khẩn trương xác minh thiệt hại

Tin nổi bật

11:18:37 19/11/2024
Đồng thời, khẩn trương đánh giá nguyên nhân, hiện trạng toàn bộ công trình của hồ chứa Ia Ring để xây dựng phương án khắc phục toàn diện, đảm bảo an toàn trong thời điểm cao điểm mùa mưa, bão.

Tạo dấu ấn cá nhân độc bản qua trang phục công sở

Thời trang

11:10:33 19/11/2024
Làm sao để có diện mạo chuyên nghiệp, chỉn chu khi đi làm nhưng vẫn đưa được cá tính riêng của bản thân vào từng trang phục? Để giải quyết bài toán đau đầu này, các quý cô công sở hãy theo dõi những gợi ý sau.

Doãn Hải My - vợ Đoàn Văn Hậu đáp trả anti-fan, tiết lộ thời điểm cả nhà nơm nớp lo sợ vì cậu quý tử

Sao thể thao

11:08:42 19/11/2024
Trong dàn WAG Việt, Doãn Hải My là nàng WAG nổi tiếng nhất nhì. Top 10 Hoa hậu Việt Nam 2020 luôn thu hút sự quan tâm của cư dân mạng nhờ ngoại hình xinh đẹp,

Ngạc nhiên chưa, 19-11 là Ngày Quốc tế Đàn ông!

Lạ vui

11:05:40 19/11/2024
Ngày Quốc tế Đàn ông 19-11 (International Men s Day), một dịp đặc biệt để tôn vinh những đóng góp của nam giới trong gia đình, cộng đồng và xã hội.

Những lớp học miễn phí của thầy Huy, có cả phụ huynh, giáo viên cùng học

Netizen

10:22:18 19/11/2024
Cho đến giờ đã 17 tuổi, con vẫn mắc màn cho tôi mỗi tối. Tôi biết ơn thầy Huy vì tôi hiểu không chỉ biết mắc màn cho mẹ, mà con tôi đã được gieo vào tâm hồn những điều tốt đẹp .

Rosé sẽ không bao giờ tha thứ cho tình cũ, làm dấy lên tò mò chàng trai không trả lại nhẫn Tiffany là ai?

Nhạc quốc tế

10:06:12 19/11/2024
Thông qua buổi phỏng vấn, người hâm mộ tiếp tục được lắng nghe những tâm sự của cô nàng thông qua album rosie sắp ra mắt vào ngày 6/12 tới đây.

Bản sắc văn hóa riêng trên những chuyến tàu ngược xuôi ở Indonesia

Du lịch

10:00:20 19/11/2024
Đoàn tàu lách cách chạy theo nhịp điệu đều đặn, đi qua nhiều sắc xanh khác nhau, từ những cánh đồng lúa tươi tốt đến những khu rừng rậm rạp, xen kẽ những dòng sông lấp lánh dưới ánh nắng ban mai.

Món ngon mùa Đông bổ rẻ: Biến loại củ tốt cho người tiểu đường thành món ngon chỉ có trong mùa lạnh

Ẩm thực

09:48:31 19/11/2024
Cách chế biến đơn giản được làm từ loại củ tốt cho người tiểu đường này là món ngon mùa Đông bổ rẻ, được nhiều người ưa thích trong thời tiết lành lạnh.

Chăm sóc da mùa lạnh

Làm đẹp

09:41:50 19/11/2024
Đắp mặt nạ cung cấp độ ẩm lớn, giúp da mềm mịn, căng bóng. Hiện nay, thị trường nhiều loại mặt nạ phù hợp với từng loại da của mỗi người.