Con người sẽ bị lai tạo với “quái vật bất tử” tardigrade?
Phó giáo sư sinh lý – di truyền học danh tiếng Chris Mason tiết lộ nghiên cứu gây sốc về việc thêm DNA một sinh vật tồn tại từ 500 triệu năm trước – tardigrade – vào tế bào người cho “sứ mệnh Sao Hỏa”.
Theo phó giáo sư Chris Mason (Đại học Weill Cornell – New York, Mỹ), trở ngại lớn nhất trong công cuộc chinh phục không gian của loài người chính là con người rất dễ bị tổn thương và không sống nổi trong môi trường bức xạ khắc nghiệt của vũ trụ xa xôi và những hành tinh khác. Thậm chí những nghiên cứu mới nhất cho thấy Sao Hỏa, hành tinh được cho là từng có sự sống, sở hữu nhiều đặc tính giống trái đất và là người láng giềng kế cận, vẫn có bức xạ đủ giết chết hoặc khiến các phi hành gia mắc bệnh nan y.
Tardigrade, sinh vật không bị trái đất làm biến đổi suốt 500 triệu năm và được cho là bất tử kể cả trong môi trường vũ trụ chân không – ảnh: DOTTED YET
Vì vậy, một phép lai tạo khó tin – đem DNA của một sinh vật có khả năng tồn tại tốt hơn con người trong không gian đưa vào tế bào người – có thể giúp bảo vệ các phi hành gia để họ hoàn thành sứ mạng trong tương lai. Phó giáo sư Mason cho biết sinh vật sẽ giúp chúng ta chính là một quái vật nhỏ bé và quen thuộc trong các nghiên cứu khoa học trước đây: tardigrade, còn gọi là “gấu nước” hay “bọ gấu nước”.
Khác với các sinh vật khác trên trái đất, họ hàng nhà Tardigrade từ khi xuất hiện vào 500 triệu năm trước đã không bị quá trình tiến hóa biến đổi. Nó cũng được cho là một sinh vật bất tử vì dường như không một điều kiện sống khắc nghiệt nào có thể giết nổi nó. Ngoài việc sống được ở bất kỳ nơi nào trên trái đất, tardigrade còn được chứng minh là sống được trong… chân không.
Cách đây ít tháng, sau sứ mệnh mặt trăng của Israel, nhiều nhà khoa học nghi ngờ rằng mặt trăng đã bị chúng ta làm cho… có sự sống. Bởi lẽ một số tardigrade có thể đã theo tàu vũ trụ này lên đó và bị rơi trở lại. Với khả năng “bất tử” của mình, chắc chắn chúng vẫn sống khỏe!
Đề xuất về phép lai tạo gây sốc với tardigrade xuất phát từ kết quả của một cuộc nghiên cứu danh tiếng của NASA mà phó giáo sư Chris Mason là một trong những thành viên chủ chốt, được công bố gần đây.
Đó là nghiên cứu dựa trên 2 nhà du hành vũ trụ song sinh Mark Kelly và ông Scott Kelly, với bộ gene giống nhau trước đây. Ông Scott đã được đưa lên sống gần 1 năm trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS, trong khi ông Mark ở lại trái đất. Sau thời gian đó, các nhà khoa học đã tìm ra những thay đổi khó tin trong bộ gene của ông Scott, khi đem đối chiếu lại với ông Mark. Thay đổi này được cho là do môi trường ngoài vũ trụ gây nên dẫu trạm ISS vốn rất gần quê hương trái đất.
A. Thư
Theo nld.com.vn/Live Science
12 hố sâu bậc nhất hành tinh, trong đó có hố sâu hơn 12.000 mét
Xuyên suốt chiều dài lịch sử, con người đã khoan được những hố sâu đáng kinh ngạc.
Video đang HOT
Hình minh họa (nguồn ảnh: Giphy).
Bài viết này sẽ liện kê 12 hố sâu nhất hành tinh, vừa là hố sâu tự nhiên, vừa do con người tạo ra.
1/ Hố Xanh lớn
Hố Xanh lớn nằm ngoài khơi bờ biển Belize là một điểm thu hút khách du lịch độc đáo. Gần đây, cái hố quái dị đã được khám phá. Nó trải dài 300m và sâu 125m.
2/ Mỏ Diavik
Mỏ Diavik, tại Canada, thuộc sở hữu của tập đoàn kim cương Dominion. Mỏ này giữ danh hiệu là mỏ sản xuất kim cương lớn nhất Canada. Nó là hố sâu khoảng 183m, được coi là một trong những hố sâu nhất thế giới.
3/ Mỏ kim cương Kimberly
Mỏ kim cương Kimberly, nằm ở Nam Phi, được coi là hố đào tay lớn nhất thế giới, do khoảng 50.000 thợ mỏ đào. Nó được chính thức khánh thành vào năm 1871 và đóng cửa vào năm 1914. Hố lớn khai thác sâu gần 244m.
4/ Mỏ kim cương Mirny
Mỏ kim cương Mirny nằm ở Viễn Đông LB Nga và là một trong những mỏ kim cương lớn nhất vào thời kỳ Liên Xô. Hiện nay, mỏ không còn hoạt động.
Nó sâu hơn 518m và có đường kính khoảng 1.189m. Nó giữ danh hiệu là hố lớn thứ hai được khai quật và là mỏ khai thác sâu đứng thứ tư trên Trái Đất.
5/ Mỏ hẻm núi
Nằm ở bang Utah (Mỹ), mỏ hẻm núi Bingham đã hơn 100 năm tuổi. Nó là thành quả của cuộc khai lớn nhất. Mỏ được khai thác từ năm 1906, tạo thành hố sâu 970m, rộng 4km và trải rộng trên 7,7 km2. Mỏ sâu xuống khoảng 975m.
6/ Mỏ đồng Chuquicamata
Mỏ đồng Chuquicamata ở Chile, sản xuất phần lớn sản lượng đồng trên thế giới. Nó sâu khoảng 853m, được coi là hố đào lớn nhất trên Trái Đất.
7/ Hố Berkley
Hố Berkley ở Montana (Mỹ), là mỏ đồng lớn sâu khoảng 518m. Mỏ đồng đã bị đóng cửa vào năm 1982. Kể từ đó, mỏ đã chứa đầy nước ngầm và nước mưa sâu khoảng 274m.
8/ Mỏ ống dẫn Udachnaya
Mỏ ống dẫn Udachnaya, nằm ở phía tây Yakutia, Nga. Mỏ rộng lớn chiếm diện tích 1.600 x 2.000m và sâu 634m.
9/ Hố khí gas Darzava
Hố Darzava được coi là cánh cửa xuống địa ngục. Nó hố sâu tự nhiên giữ danh hiệu là lỗ sâu độc đáo nhất trên thế giới vì nó liên tục bốc cháy.
4 thập kỷ trước, các nhà khoa học Liên Xô đã đốt khí gas trong đó. Kể từ đó, hố liên tục cháy. Nó rộng khoảng 70,1m và sâu 30,48m.
10/ Đài quan trắc băng IceCube
Ở Nam Cực, có một hố lớn phải khoan trong hơn 7 năm. IceCube bao gồm các cảm biến quang hình cầu gọi là mô-đun quang kỹ thuật số (DOM), mỗi bộ có một ống nhân quang (PMT0) và một máy tính thu thập dữ liệu, một bảng gửi dữ liệu kỹ thuật số đến trạm thông tin bên trên.
Các DOM lắp trên chuỗi gồm 60 mô-đun, mỗi mô đun ở độ sâu từ 1.450 đến 2.450 mét thành các lỗ tan chảy trong băng bằng cách khoan nước nóng.
11/ Lỗ khoan siêu sâu Kola
Sơ đồ so sánh lỗ khoan siêu sâu Kola với Rãnh Mariana.
Lỗ khoan siêu sâu Kola chỉ có đường kính 22,86cm mà nó sâu đến khoảng 12,070m trong lòng đất, nên được coi là lỗ khoan dài thứ hai trên hành tinh.
Dự án khoan lỗ siêu sâu Kola bắt đầu vào năm 1970 và đã ngừng lại vào năm 2008 khi đạt đến độ sâu không thể khoan thêm.
Xét về độ sâu bên dưới bề mặt, lỗ khoan siêu sâu Kola SG-3 vẫn giữ kỷ lục thế giới ở mức 12.262 m vào năm 1989 và vẫn là điểm khoan sâu nhất trên Trái Đất.
12/ Giếng Chayvo Z-44
Giếng Chayvo Z-44 nằm trên đảo Sakhalin của Nga, được coi là thế giới ngoài khơi xa nhất.
Vào ngày 27/8/2012, công ty Exxon Neftegas Ltd đã hoàn thành khoan giếng Chayvo Z-44 đạt tổng chiều sâu đo được là 12.376m.
Nguồn bài và ảnh: Curiomos
Theo Helino
Lùi thời gian khắc phục sự cố, cáp quang biển AAG ngày 11/9 mới được sửa xong Sáng nay, ngày 2/9, sự cố xảy ra ngày 16/8/2019 trên nhánh S1H của tuyến cáp quang biển AAG được hàn mối đầu tiên. Dự kiến, việc sửa chữa tuyến cáp AAG sẽ được hoàn tất vào 23h ngày 11/9 tới. Thông tin mới nhất về kế hoạch xử lý, khắc phục sự cố xảy ra sáng ngày 16/8/2019 trên cáp nhánh S1H...