Con người lần đầu tiên đặt chân đến Bắc Mỹ từ khi nào?
Đây là một trong câu hỏi gây tranh cãi nhất. Cho đến mới đây, hai nghiên cứu mới đã đưa ra những bằng chứng cho thấy con người đã sống ở lục địa Bắc Mỹ cách đây khoảng 33.000 năm.
Con số này sớm hơn nhiều so với giả định trước đây. Quan điểm thường thấy với những cư dân sớm nhất ở châu Mỹ là một nhóm duy nhất được gọi là “văn hóa Clovis” định cư ở lục địa khoảng 15.000-13.000 năm trước. Con số này sau đó đã bị đẩy lùi bởi một số khảo cổ học. Ngày phổ biến hiện nay là khoảng 16.000 năm trước. Tuy nhiên, hai nghiên cứu mới đưa ra bằng chứng đã đẩy con số này một lần nữa, lần này còn xa hơn nhiều.
Nghiên cứu đầu tiên trong hai nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, các nhà khảo cổ học mô tả chi tiết về các cuộc khai quật tại hang Chiquihuite ở Zacatecas, miền trung Mexico, nơi chứa 2.000 công cụ bằng đá, xác thực vật và DNA môi trường. Các bằng chứng tại địa điểm cho thấy hang động được con người sinh sống khoảng 25.000-33.000 năm trước.
Giáo sư Eske Willerslev từ trường Đại học Cambridge nhận định: “Những người đầu tiên này không chiếm hang liên tục. Chúng tôi nghĩ rằng họ đã dành một phần của năm để sử dụng nó làm nơi trú ẩn mùa đông, mùa hè hoặc làm căn cứ để săn bắn trong quá trình di cư. Đây có thể là “khách sạn” lâu đời nhất của châu Mỹ.”
Nghiên cứu thứ hai đã sử dụng carbon phóng xạ từ 42 địa điểm khảo cổ ở Bắc Mỹ và Beringia, một cây cầu trên đất liền trước đây nối liền Bắc Á và Bắc Mỹ cho đến khi nó bị bao phủ bởi biển khoảng 11.000 năm trước. Cùng với bằng chứng di truyền và khí hậu, một mô hình toán học cho thấy con người rất có thể có mặt trên khắp nước Mỹ trước Cực đại băng hà cuối cùng khoảng 26.000 đến 19.000 năm trước.
“Người đầu tiên được cho là đã đến lục địa này từ 16.000 đến 13.000 năm trước”, tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ Lorena Becerra-Valdivia nhấn mạnh.
Các nghiên cứu mới gần như chắc chắn sẽ chứng minh về phát hiện có thể gây tranh cãi cho nhiều nhà khảo cổ. Một số dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu thứ hai đến từ một số địa điểm khảo cổ của Brazil ở bang Piauí có niên đại khoảng 20.000 năm trước.
Mặc dù các các số liệu đã được phân tích một cách chuyên nghiệp, chúng vẫn còn gây tranh cãi và nhiều ý kiến cho rằng chúng quá cũ để được coi là hợp lệ.
Kỳ thú hang động băng chưa bao giờ tan chảy, kể cả mùa hè
Hang động băng Ningwu ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới khi các khối băng chưa bao giờ tan chảy, kể cả mùa Hè. Nơi đây được hình thành vào khoảng 3 triệu năm trước.
Hang động băng Ningwu còn được gọi là "Wanniandong" là địa điểm du lịch hút khách ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.
Theo các chuyên gia, hang động băng Ningwu nằm ở độ cao 2.300 m so với mực nước biển.
Hang động băng độc đáo này được hình thành trong thời kỳ băng hà, khoảng 3 triệu năm trước.
Vào năm 2005, hang động băng Ningwu được công nhận như một công viên quốc gia và mở cửa đón khách từ tháng 5 - 10 hàng năm.
Điều thú vị là ngay cả trong điều kiện thời tiết mùa Hè nắng nóng gay gắt, các khối băng trong Ningwu không bị tan chảy.
Ningwu là hang động băng lớn nhất ở Trung Quốc. Khu vực tham quan của hang động được chia thành 5 tầng.
Mỗi tầng được kết nối với nhau bởi những cầu thang xoắn ốc. Du khách đi theo lối cầu thang và nhìn xuyên qua các lỗ hình thành trên băng để chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của hang động tự nhiên này.
Đoạn đường rộng nhất trong hang động băng Ningwu là hơn 20 m và hẹp nhất là hơn 10 m.
Bên trong hang động có nhiều cột đăng, nhũ đá trắng xóa dài tạo nên cảnh đẹp tráng lệ.
Để tăng thêm sự lung linh, hoành tráng của hang động băng Ningwu, khoảng 200 đèn chiếu sáng đủ các màu sắc được bố trí bên trong.
Mời độc giả xem video: Đến Quảng Bình khám phá hang động hùng vĩ. Nguồn: VTC14.
Biến đổi khí hậu: Hồ núi tại Mỹ chuyển màu do tảo diệp lục xâm lấn Tình trạng ấm dần lên đã dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của tảo diệp lục trong các hồ núi bởi tảo là loại thực vật sống trong nước ngọt và sinh sôi nhanh trong môi trường ấm. Tình trạng biến đổi khí hậu làm gia tăng sự xâm lấn của tảo diệp lục. (Nguồn: greatlakes.org) Tình trạng tảo diệp lục xâm...