Con người đeo vòng cổ vỏ sò 120.000 năm trước
Vòng vỏ sò có thể giúp người đeo thể hiện danh tính, địa vị xã hội hoặc phản ánh một niềm tin cổ xưa.
Những mảnh vỏ sò cổ xưa trong hang Qafzeh. Ảnh: CNN.
Các nhà khoa học phát hiện vỏ sò bên dưới những ngôi mộ của người tiền sử trong hang Qafzeh tại Israel, gần biển Địa Trung Hải. Thí nghiệm và phân tích cho thấy, đây là một trong những trang sức cổ xưa nhất con người từng chế tạo, theo Daniella Bar-Yosef Mayer, quản lý bộ phận cổ sinh vật và khảo cổ động vật thân mềm tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Steinhardt thuộc Đại học Tel Aviv. Nghiên cứu mới đăng trên tạp chí PLOS ONE hôm 8/7.
Đầu tiên, nhóm chuyên gia thu thập vỏ sò cùng loại với những mảnh vỏ trong hang Qafzeh để tiến hành thí nghiệm. Họ mô phỏng lỗ thủng và tạo vết mòn trên mẫu vật bằng các vật liệu khác nhau như cát và da. Sau đó, họ dùng sợi lanh treo chúng lại với nhau để theo dõi.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu nhận thấy vết mòn trên vỏ sò thí nghiệm khớp với vết tích trên những mảnh vỏ gốc trong hang Qafzeh. Những mảnh vỏ cổ xưa không chỉ có dấu vết treo trên dây mà còn có vết trầy xước do cọ xát với mảnh vỏ khác, nghĩa là chúng được treo sát nhau.
Bar-Yosef Mayer cũng phát hiện hoàng thổ trên 4 trong 5 mảnh vỏ sò cổ xưa mà nhóm nghiên cứu đem phân tích. “Hoàng thổ là chất để tạo màu cho nhiều vật liệu và thường được người tiền sử dùng để vẽ lên cơ thể, xử lý da động vật và các mục đích khác. Có thể việc tô màu cho vỏ sò mang ý nghĩa biểu tượng”, bà nói.
Với người đeo, bản thân vỏ sò cũng có thể mang ý nghĩa lớn hơn là chỉ để trang trí. “Chúng có khả năng thể hiện danh tính, địa vị xã hội hoặc phản ánh một niềm tin nào đó”, Bar-Yosef Mayer nói.
Ngoài hang Qafzeh, nhóm nghiên cứu còn thu thập vỏ sò tại hang Misliya Cave nằm gần biển Địa Trung Hải hơn. Chúng có niên đại 160.000 năm và không bị đục lỗ, không có dấu vết xử lý của con người. Điều này giúp các nhà khoa học hiểu thêm về thời điểm vòng vỏ sò ra đời, từ đó hiểu thêm về quá trình con người tiến hóa.
Phát hiện 'vua bọ cạp' to hơn con người, móng vuốt khủng long
Vua bọ cạp hơn 500 triệu tuổi dài tới 2,5 m, có móng vuốt như khủng long và hoành hành ở vùng biển quái thú cạnh siêu lục địa đã mất Pangaea.
Một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí khoa học Gondwana Research đã tái hiện chân dung của "ông tổ" loài bọ cạp: một "quái thú" có chiều dài gấp rưỡi chiều cao một người trưởng thành, lang thang ở vùng biển gần khu vực sau này sẽ tách ra thành châu Đại Dương của siêu lục địa Pangaea.
Cận cảnh hóa thạch các bọ cạp biển "quái thú" cổ đại - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Sinh vật thuộc đại Cổ Sinh này được gọi là bọ cạp biển Jaekelopterus rhenaniae, đã xuất hiện trên trái đất vào 541 triệu năm trước, tuyệt chủng khoảng 252 triệu năm trước, gần thời điểm các con khủng long đầu tiên manh nha xuất hiện trên trái đất.
"Vua bọ cạp" này sở hữu những móng vuốt sắc nhọn đến đáng sợ để săn những con mồi cũng thuộc hàng "quái thú" của biển khơi cổ đại. Với thể hình vượt trội và khả năng "sát thủ", các nhà khoa học cho rằng nó xếp ngang hàng với cá mập trắng lớn hiện đại trong chuỗi thức ăn của đại dương.
Một người đàn ông cao to được đem so sánh với "vua bọ cạp" và các bọ cạp quái thú khác thuộc đại Cổ Sinh - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ Russell Dean Christopher Bicknell từ Đại học New England (Úc) cho biết một số bọ cạp đại Cổ Sinh khác cũng được phát hiện, có phần nhỏ hơn "vua bọ cạp" nhưng vẫn lớn và nguy hiểm đến không tưởng so với mọi động vật chân đốt hiện đại.
Siêu lục địa Pangaea, nơi sở hữu vùng biển quái thú cổ đại chính là tiền thân của các châu lục ngày nay. Trong kỷ Jura, nó tách ra thành siêu lục địa phía Bắc Laurasia và siêu lục địa phía Nam Gondwana, sau đó tiếp tục phân nhỏ như ngày nay.
Theo các nghiên cứu trước đó, hoạt động kiến tạo mảng của trái đất sẽ liên tục khiến các lục địa "khắc nhập" và "khắc xuất". Ít nhất các châu lục đã hợp thành siêu lục địa và tan rã 3 lần trong lịch sử địa cầu. Trong một tương lai xa, các châu lục ngày nay sẽ được hợp nhất thành siêu lục địa giả thuyết Pangaea Proxima.
Nhìn lại một số thảm họa vỡ đập trong lịch sử: Con người nỗ lực kiểm soát thiên nhiên, lợi hay hại? Với tiềm năng kiểm soát được cả tình trạng hạn hán và lũ lụt, các con đập luôn là những dự án đầy hấp dẫn đối với nhân loại nhưng cũng đem lại những rủi ro. Tọa lạc ở vị trí khá gần so với thủ đô Cairo của Ai Cập là một đập nước đặc biệt có tên gọi Sadd el-Kafara, với...