Con người đang sống với bầu không khí có chất lượng tệ chưa từng có trong vòng 2,5 triệu năm qua
Chúng ta chưa bao giờ sống trong bầu không khí tương tự như vậy. Nói cách khác, loài người hiện tại đang bước vào một cuộc thí nghiệm về chất lượng không khí do chính chúng ta tạo ra.
Loài người đang tự tay biến mình thành vật chủ của một cuộc thí nghiệm có quy mô lớn nhất trong lịch sử.
Tại sao ư? Theo một báo cáo mới đây, nhân loại hiện đang bước vào một thời kỳ chưa từng có, liên quan đến chất lượng không khí. Trong vòng 2,5 triệu năm kể từ khi nhân loại xuất hiện trên Trái đất, chúng ta chưa bao giờ sống trong một bầu không khí có chất lượng như hiện tại.
Nghĩa là, chẳng ai biết chuyện gì sẽ xảy ra với những người đang sống trong bầu không khí ấy, cho đến khi “thí nghiệm” có kết quả.
Cụ thể thì bắt đầu từ thế Pleistocene khoảng 2,58 triệu năm về trước, mật độ CO2 trong không khí trung bình chỉ rơi vào khoảng 250 ppm (đơn vị phần triệu). Nhưng trong vòng 60 năm trở lại đây, lần đầu tiên mật độ CO2 đã chạm tới ngưỡng 415 ppm.
“Kể từ thời đại đầu tiên khi người Homo erectus xuất hiện – khoảng 2,1 – 1,8 triệu năm trước đến năm 1965, chúng ta vẫn được sống trong môi trường có mật độ carbon dioxide ở mức thấp, dưới 320 ppm,” – trích lời Yige Zhang, chuyên gia từ ĐH Texas A&M (Mỹ).
“Vậy nên, mật độ CO2 cao khủng khiếp như hiện nay không chỉ là một thí nghiệm cho môi trường và khí hậu, mà còn cho chính chúng ta.”
Được biết, Zhang đã phải xem xét rất nhiều nghiên cứu trước đó để xác định nồng độ CO2 trong quá khứ, từ đó định vị được nhân loại hiện tại đang ở đâu, và hướng đến một tương lai như thế nào.
Để lấy được các thông tin này, Zhang đã gặp không ít khó khăn. Những lõi băng vĩnh cửu – thứ có khả năng giam lại các bong bóng khí có nhiên đại từ quá khứ thường được các chuyên gia sử dụng để lấy thông tin. Tuy nhiên, thông tin do các lõi băng mang lại chỉ có niên đại khoảng vài trăm ngàn năm, hiếm khi lên đến 1 triệu.
Video đang HOT
Muốn đào sâu hơn nữa vào lịch sử Trái đất, Zhang đã phải chuyển hướng sang các mẫu đất. Là một phần của vòng tuần hoàn carbon, đất tạo ra carbonate. Bằng cách phân tích carbonate trong các mẫu đất hóa thạch tại cao nguyên Hoàng Thổ, Trung Quốc, nhóm nghiên cứu đã có thể dựng lại mật độ CO2 trong không khí Trái đất từ hàng triệu năm trước.
“Cao nguyên này là nơi tuyệt vời để xét nghiệm các mẫu đất bụi. Mẫu bụi cổ nhất ở đây có niên đại lên tới 22 triệu năm – một quãng thời gian quá dài.”
Kết quả từ cao nguyên Hoàng Thổ cũng trùng khớp với nhiều xét nghiệm khác sử dụng dữ liệu trong các lõi băng.
Tuy vậy, Zhang và đội nghiên cứu của ông vẫn chưa hài lòng. Họ đang dự tính phải cải thiện thêm công nghệ để tăng độ chính xác của nghiên cứu, thậm chí là xét nghiệm được cả những mẫu đất 23 triệu năm tuổi.
“Quá khứ nắm giữ chìa khóa tới tương lai,” – Zhang cho biết.
“Trái đất có bề dày lịch sử rất dài, có rất nhiều yếu tố liên quan đến khí hậu, sự sống và môi trường đã thay đổi. Nghiên cứu về quá khứ sẽ cho chúng ta khả năng dự đoán tương lai.”
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications.
Tham khảo: Science Alert
Theo Helino
Phát hiện bình sữa cổ đại cho em bé... 3.000 năm tuổi
Một chiếc bình nhỏ bằng đất sét dùng để cho trẻ nhỏ uống sữa bò, dê hay cừu có niên đại từ thời Đồ Đồng cách đây hơn 3.000 năm đã được các nhà khoa học công bố.
Em bé thời hiện đại đang dùng bình sữa cổ đại.
Các nhà khoa học cũng cho rằng, dù không chắc chắn, từ thời Đồ Đá cách đây 5000 năm cũng có thể đã sử dụng bình sữa.
Bình sữa cổ đại thời Đồ Đồng có hình dáng của 1 chiếc bát với đường kính khoảng 5cm và gắn 1 chiếc vòi nhỏ để chất lỏng có thể chảy qua.
Chiếc bình này được tìm thấy trong hầm mộ thời đồ Đồng ở Bavaria (miền Nam nước Đức) và được chôn cùng với hài cốt của 1 đứa trẻ trong độ tuổi 1-2.
Phân tích hóa học chất tìm thấy trong chiếc bình này cho thấy đó là dấu vết của sữa từ động vật đã được thuần hóa. Họ không xác định được sữa của loài vật nào.
2 chiếc bình khác tương tự được phát hiện trong các ngôi mộ của trẻ nhỏ niên đại Đồ Sắt (2800 - 2450 năm) cũng có chứa axit béo của động vật nhai lại.
Phát hiện này đã khiến các nhà nhân chủng học phải đánh giá lại sự phát triển của con người trong nhiều thế kỷ qua.
Bộ sưu tập bình sữa thời Đồ Đồng từ Vienna, Oberleis, Vsendorf và Franzhausen-Kokoron (từ trái sang phải), có niên đại khoảng 1200 - 800 năm trước công nguyên.
Nó được cho là đồ dùng của trẻ nhỏ thời tiền sử trong những tháng và năm đầu đời song song với bú mẹ.
Giả thiết này gắn chặt với niềm tin rằng ở thời kỳ săn bắn, các bà mẹ sẽ ở nhà nuôi con trong khi các ông bố ra ngoài để kiếm thức ăn.
Phân công lao động này đã được duy trì tới tận thời hiện đại khi mà trẻ có thể được cho ăn bằng bình, sữa bột và các thực phẩm khác.
Trưởng nhóm nghiên cứu, TS Julie Dunne, ĐH Bristol, cho biết: "Những chiếc bình rất nhỏ và xinh xắn này gợi cho chúng tôi những thông tin về cách đứa trẻ ăn và ăn gì từ cách đây hàng ngàn năm, cũng như cung cấp một kết nối thực sự giữa những người mẹ và những đứa trẻ thời xa xưa".
Những thực phẩm bổ sung hay thay thế sữa mẹ trong chế độ ăn của trẻ nhỏ thời tiền sử cho đến nay vẫn là một bí mật.
Người ta tin rằng sữa động vật bắt đầu được sử dụng cho con người là từ châu Âu. Đầu năm nay, một nghiên cứu mảng bám răng của người cổ đại cho thấy từ thời đồ Đá (cách đây 6.000 năm) đã sử dụng sữa động vật.
Và giờ đây, TS Dunne và các cộng sự đã tìm thấy dấu vết của sữa động vật trong những "bình" bé xíu dành cho trẻ nhỏ.
Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature đã làm sáng tỏ cách thức cai sữa của người tiền sử. Bởi những chiếc bình nhỏ vừa vòng tay trẻ với vòi rót đủ để trẻ ngậm và hút sữa từ trong bình.
Những chiếc bình 5.000 năm tuổi thời đồ Đá mới cũng được sử dụng làm bình sữa cho trẻ em
Các nhà nghiên cứu đều cho rằng người cổ đại đã cho trẻ ăn sữa động vật để thay thế sữa mẹ hoặc như một thực phẩm bổ sung.
Trước đó, các bằng chứng về cai sữa ở trẻ em cổ đại đều chỉ thông qua phân tích đồng vị trong xương của trẻ. Và kết quả này chỉ có tính khái quát chứ không thể xác định được trẻ đã ăn uống gì.
Theo Dân trí
96% dân số thế giới có thể bị giảm trí thông minh vì biến đổi khí hậu Các nhà khoa học cho rằng nếu biến đổi khí hậu tiếp tục tăng cường, vào năm 2100, 96% dân số thế giới có thể sẽ không hấp thụ đủ axit béo omega-3, thành phần quan trọng trong sự phát triển của não. Nếu thực sự biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu khiến cho con người không thể hấp thụ đủ...