Con người can thiệp vào chu trình thải carbon mạnh hơn thiên thạch diệt chủng khủng long
Thiên thạch làm khủng long tuyệt chủng cũng đã hủy diệt 75% sự sống trên Trái Đất. Con người có thể đang tiến đến đích tương tự với cuộc khủng hoảng khí hậu.
Kể từ năm 1750, con người đã can thiệp vào chu trình carbon của Trái Đất nhiều hơn nhiều vụ va chạm thiên thạch thảm khốc nhất lịch sử. Hai “con đường” này đều dẫn đến các tác động lâu dài lên hành tinh xanh.
Nghiên cứu mới này được đăng trên tạp chí Element bởi nhóm nhà khoa học Deep Carbon Observatory (DCO). DCO gồm hơn 1000 nhà nghiên cứu về sự chuyển động của carbon (từ lõi đến rìa không gian của Trái Đất) trên toàn thế giới.
Đốt nhiên liệu hóa thạch phát thải gấp 80 lần tổng lượng CO2 sinh ra do núi lửa.
Nhóm nghiên cứu đã xem xét sự “nhiễu loạn” của chu trình carbon trên Trái Đất trong hơn 500 triệu năm qua. Trong thời kỳ này, sự chuyển động của carbon tương đối ổn định.
Khí carbon – tồn tại dưới dạng CO2, CO và dạng khác – đi vào khí quyển qua miệng núi lửa, lối thông hơi ngầm khá cân bằng với carbon “chìm vào đất” ở ranh giới các mảng kiến tạo. Sự cân bằng này tạo bầu không khí trong lành, khí hậu thuận hòa ở cả biển và đất liền, cho phép đa dạng sinh học.
Tuy nhiên, thi thoảng sẽ có một sự kiện thảm khốc làm cán cân cân bằng nhiễu loạn. Các nhà khoa học xác định 4 vụ nhiễu loạn đó, bao gồm các vụ phun trào núi lửa khổng lồ và sự kiện thiên thạch diệt chủng khủng long 66 triệu năm trước. Nghiên cứu những sự kiện này cho thấy, thảm họa khí hậu lớn tiếp theo đang diễn ra ngay trước mắt và xuất phát từ bàn tay chúng ta.
Video đang HOT
Thực tế, tổng lượng CO2 từ đốt nhiên liệu hóa thạch phát thải mỗi năm vượt 80 lần lượng CO2 tích lũy của mọi ngọn núi lửa trên Trái Đất cộng lại.
Tác động thảm khốc
Chicxulub là một thiên thạch cỡ tiểu hành tinh bán kính 10 km. Cách đây 66 triệu năm, khi rơi xuống vịnh Mexico, nó thành “tác giả” cuộc đại tuyệt chủng 75% sự sống trên Trái Đất, bao gồm tất cả các loài khủng long không phải tổ tiên của gia cầm. Chicxulub là ví dụ tiêu biểu nhất để so sánh với cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay.
Thiên thạch này lao vào Trái Đất với năng lượng gấp hàng tỷ lần một quả bom nguyên tử, sóng xung kích từ vụ nổ gây động đất, núi lửa phun trào và cháy rừng, có thể giải phóng đến 1.400 tỷ tấn carbon vào khí quyển.
Hiệu ứng nhà kính nảy sinh từ nhưng vụ phát thải đột ngột thế này làm hành tinh ấm lên, axit hóa các đại dương trong hàng trăm năm tới. Khí hậu bị hủy hoại nghiêm trọng góp phần đưa hàng loạt thực, động vật đến sự tàn lụi, gọi là sự kiện tuyệt chủng kỷ Phấn Trắng – Paleogen.
Tuy nhiên, ngay cả lượng phát thải CO2 ước tính cao nhất từ vụ Chicxulub vẫn ít hơn lượng phát thải tích lũy, liên tục từ biến đổi khí hậu nhân tạo. Trong nghiên cứu viết, từ năm 1750 lượng thải lên đến 2.200 tỷ tấn CO2. Và hiện nay, khí thải nhân tạo vẫn tăng hàng năm.
Cần hiểu đúng, nghiên cứu mới này nói rằng con người còn “tồi tệ” hơn một tảng đá khổng lồ lao từ trên trời xuống, xóa sổ mọi sự sống khu vực rộng hàng trăm kilomet chỉ trong vài giây.
Thay vào đó, các nhà khoa học từ DCO đang chỉ ra, tốc độ và quy mô con người làm xáo trộn chu trình carbon có thể so sánh với những sự kiện địa chất thảm khốc nhất lịch sử. Kết quả của kỷ nguyên hiện tại có thể giống vụ Chicxulub và các thảm hỏa cổ đại khác.
Nghiên cứu kết luận, kỷ nguyên này “có khả năng để lại hệ quả tương tự một cuộc tuyệt chủng hàng loạt xuất phát từ biến đổi khí hậu do khí nhà kính, trên nền một sinh quyển vốn đã ở điểm cùng cực do mất môi trường sống”.
Theo Helino
Đá khổng lồ án ngữ đường ven biển ở Hà Tĩnh
Đường ven biển từ thôn 1, xã Cẩm Lĩnh (Cẩm Xuyên) vào Khu du lịch biển Kỳ Xuân (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) thường xuyên chịu cảnh đất đá bồi lấp bề mặt. Đáng nói, nhiều tháng qua, một số điểm trên con đường này, lượng đất đá bồi lấp mặt đường chưa được xử lý, ảnh hưởng đến người đi đường.
Tảng đá khổng lồ chắn ngang đường
Con đường quan trọng nói trên chạy men theo mép biển, dưới chân các ngọn núi kéo dài từ Cẩm Xuyên vào huyện Kỳ Anh. Bởi vậy, dù đã có rất nhiều bài toán để hạn chế tình trạng sạt lở song sau mỗi trận mưa, lượng đất đá lại đổ xuống đường, cản trở giao thông.
Dù điều khiển xe máy song đôi nam nữ vẫn e ngại trước cảnh tượng này
Tại một địa điểm trên đường thuộc thôn 1 (Cẩm Lĩnh) gần bãi tắm với nhiều bãi đá tự nhiên, nhiều tháng qua, một tảng đá khổng lồ, nặng hàng tấn cùng hàng loạt đất đá chắn ngang đường, chiếm tới khoảng bề rộng mặt đường. Toàn bộ khối lượng lớn đất đá cũng đã chắn ngang mương thoát lũ.
Một cụ ông 65 tuổi ở thôn 1 (Cẩm Lĩnh) cho hay: "Tảng đá trên và khối lượng đất đá tại điểm đó là núi sạt lở xuống trong trận mưa cách đây ít tháng. Dọc đường này còn có nhiều điểm khác đất đá trôi trên núi xuống che mặt đường, có nơi do xe đi lại nhiều nên gồ ghề, phương tiện đi lại không thuận tiện".
Cụ ông 65 tuổi ở thôn 1 (Cẩm Lĩnh) cho hay: "Tảng đá trên và khối lượng đất đá tại điểm đó là từ núi sạt lở xuống trong trận mưa cách đây ít tháng".
Điều khiển ô tô chạy từ cầu Cửa Nhượng vào bãi tắm Kỳ Xuân thời điểm 18h ngày 23/6, anh Huy Hào (TP Hà Tĩnh) cho hay: "Tôi đang chạy xe với tốc độ 50 km/h men theo đường từ thôn 1, xã Cẩm Lĩnh vào Kỳ Xuân thì phát hiện thấy khối đá rất lớn chắn ngang đường. Lúc đó, một số xe máy chạy cùng chiều với tốc độ tương đương nên tôi sợ quá, phải hãm phanh ngay trước tảng đá để cho xe máy vượt an toàn. Đường bị chắn như thế này, nếu trời tối, xe chạy nhanh sẽ rất nguy hiểm".
Khối đất đá còn chắn hoàn toàn mương thoát lũ
Mặc dù chức năng phục vụ tuần tra quốc phòng song với lợi thế mở ra, con đường đã trở thành nơi lưu thông quen thuộc của khách du lịch tìm đến các địa chỉ tắm biển, thưởng thức hải sản thuộc xã Cẩm Lĩnh (Cẩm Xuyên), đặc biệt là bãi tắm Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh). Dọc tuyến đường này, nhiều hộ kinh doanh ở Cẩm Xuyên cũng đã mở những cửa hàng buôn bán hải sản, giới thiệu một số bãi tắm với nhiều bãi đá tự nhiên, nhằm tạo kết nối với bãi tắm Kỳ Xuân vốn đã "có thương hiệu".
Con đường men theo bờ biển nên nhiều khách du lịch thích qua lại, vì thế, nhiều hộ dân đã mở các nhà hàng kinh doanh hải sản (Trong ảnh: Phía lùm cây mép biển, cách điểm này khoảng 80m là nhà hàng kinh doanh hải sản)
Cùng với phục du nhu cầu du lịch, dĩ nhiên, con đường còn là nơi đi lại quen thuộc của người dân xã Cẩm Lĩnh và xã Kỳ Xuân.
Với lợi ích nhiều phía từ con đường, người dân địa phương và khách du lịch rất mong cơ quan chức năng giải quyết các điểm cản trở trên, để đảm bảo an toàn khi đi lại, nhất là thời điểm đêm tối.
Theo Baohatinh