Con nghịch ngợm bấm hết các nút trong thang máy khiến mọi người tức giận, mẹ nói 1 câu khiến ai cũng dịu lại, còn động viên được đứa trẻ
Cách xử trí tinh tế của bà mẹ khi con ấn loạn nút thang máy được nhiều người vỗ tay tán thưởng.
Cậu bé Kiki (tên gọi ở nhà), 7 tuổi, ở Trung Quốc, có tính cách vui vẻ và nghịch ngợm. Một hôm trong lúc đi thang máy với mẹ, Kiki bày trò, ấn hết tất cả các nút bên trong.
Vốn chỉ muốn trêu mẹ cho vui, Kiki không ngờ trò đùa của mình khiến những người đi cùng hết sức giận dữ và mắng:
“Đứa trẻ này sao hư thế? Không ai dạy dỗ à?”.
“Tôi đang phải về nhà nấu ăn gấp mà nó nghịch như vậy! Lãng phí hết thời gian của tôi”.
“Nghịch quá, sao ấn loạn hết thang máy lên thế này”.
“Bọn trẻ con bây giờ càng ngày càng đáng ghét, không biết chút phép tắc nào cả”.
Cậu bé Kiki nghịch ngợm ấn hết các nút thang máy.
Bị người lớn mắng, Kiki sợ hãi, đỏ bừng mặt vì xấu hổ và không biết phải làm gì để sửa sai. Cậu bé không ngờ hành động nhỏ của mình lại gây nhiều phiền toái cho người khác như thế. Kiki cúi gằm mặt, nước mắt chực trào ra.
Đúng lúc này, mẹ cậu bé mới bảo:
“Thành thật xin lỗi mọi người. Con tôi không phải là không được dạy dỗ tốt, chỉ là cháu có chút nghịch ngợm. Giờ cháu đã biết lỗi rồi. Kiki, con hãy xin lỗi các bác, các cô chú đi”.
“Cháu xin lỗi ạ…”.
“Kiki, đợi một lúc nữa, thang máy ngừng ở tầng nào thì con hãy báo cho mọi người biết là ở tầng mấy, sau đó con hãy chân thành nói ‘Con xin lỗi đã gây phiền phức cho các bác’ được không?”, mẹ Kiki nói tiếp với con trai.
Kiki vội vàng gật đầu và cảm thấy đỡ bối rối hơn. Sau đó khi thang máy dừng tại mỗi tầng, cậu bé đều nghiêm túc báo số tầng, đồng thời ngoan ngoãn nói: “Cháu xin lỗi vì đã gây phiền phức cho bác”.
Ban đầu, mọi người đều rất tức giận nhưng trước cách xử trí tinh tế của mẹ Kiki và thái độ hối lỗi của cậu bé thì đều dịu lại. Nhiều người mềm lòng xua tay: “ Không sao đâu cháu, việc cũng không to tát”.
“Không sao ạ, bác cứ cho cháu cơ hội sửa sai để lần sau không nghịch ngợm nữa”, mẹ Kiki nói.
Dần dần mọi người trong thang máy đều ra hết, có người trước khi đi còn quay lại động viên Kiki: “Cám ơn cháu nhé”.
Kiki cuối cùng cũng thở phào nhẹ nhõm và tươi cười trở lại. Sau lần đó, cậu bé không dám ấn loạn thang máy nữa, không chỉ vậy còn nhắc nhở những đứa trẻ khác: “Này, đi thang máy cần phải giữ trật tự đấy”.
Video đang HOT
Có thể thấy, nhờ cách xử lý đầy tinh tế và trách nhiệm của mẹ mà cậu bé Kiki đã kịp thời sửa sai, không chỉ vậy còn học được điều tốt và nhắc nhở mọi người xung quanh cùng làm theo.
Khi con làm sai, bố mẹ đừng bào chữa
Khi con làm sai việc gì đó và bị người xung quanh phê bình, bố mẹ đừng cố bào chữa mà hãy thẳng thắn nhận lỗi như mẹ của Kiki.
Điều này giúp con học được cách thừa nhận lỗi lầm, phân biệt đúng sai và sống có trách nhiệm. Một số bố mẹ thường có thói quen bao biện: “Chúng vẫn là trẻ con” hay “Trẻ con đã biết gì, đừng chấp”. Kết quả là con không rút sai và ngày càng nổi loạn, ngỗ ngược hơn.
Sống trong môi trường tập thể, đứa trẻ có tính cách này dễ bị bạn bè ghét bỏ, cô lập.
Hãy dạy con những nghi lễ cơ bản
Trẻ nhỏ được ví như một tờ giấy trắng và ngoan ngoãn hay hư đều là do bố mẹ “tô vẽ” lên. Muốn con cư xử tốt, đặc biệt là ở nơi công cộng, bố mẹ hãy dạy con các quy tắc cơ bản, những kỹ năng xã hội như nói xin chào, cảm ơn, xin lỗi…
Đây đều là những câu đơn giản nhưng khi nói nhiều sẽ dần thành thói quen, giúp con lớn lên trở thành người khiêm tốn, lịch sự.
Hãy nhắc nhở con không làm phiền người khác
Bố mẹ hãy dạy cho con những phép lịch sự ở nơi công cộng và đùa nghịch, la hét ở những khu vực này là mất lịch sự.
Trước khi ra ngoài, bố mẹ cũng nên giao ước trước với con về việc không gây ồn ào ở ngoài, khi con sai phạm thì phải nhắc nhở ngay. Nếu con làm tốt, bố mẹ đừng tiếc lời khen ngợi hay phần thưởng.
Cho con kết giao với những người bạn lễ phép
Một đứa trẻ có được giáo dục tốt hay không thường biểu hiện ra trong sự tương tác giữa người với người. Do đó, để con kết bạn với những bạn bè tương đồng là rất cần thiết.
Trẻ nhỏ dễ bị ảnh hưởng lẫn nhau. Nếu bạn của con cũng là đứa trẻ lễ phép, biết cư xử đúng mực thì con sẽ học hỏi được nhiều điều. Đây cũng là cách giúp bố mẹ giảm gánh nặng trong việc giáo dục con.
Theo Helino
Bái phục cách giáo dục của mẹ Pháp: Con nghe lời răm rắp, không có chuyện ngoạc mồm ăn vạ ở nơi công cộng
Cách giáo dục tuyệt vời của các bà mẹ Pháp khiến con tự lập ngay từ khi còn nhỏ, không chỉ vậy chúng còn biết cư xử văn minh, lịch sự.
Trẻ em Pháp thông minh, năng động và có cách cư xử rất tốt ở nơi công cộng. Chúng hiếm khi nghịch ngợm, quậy phá, chỉ ăn những món được phục vụ và luôn chào hỏi hàng xóm lịch sự.
Vì sao trẻ em Pháp lại ngoan ngoãn như vậy? Tất cả là nhờ vào phương pháp dạy con hết sức đặc biệt của các bà mẹ nước này.
Ngay từ nhỏ, trẻ em Pháp đã tiếp xúc với nhiều người mới lạ, do đó giúp chúng thích nghi với môi trường nhanh chóng và trở nên độc lập hơn trong cuộc sống.
Tất nhiên, yếu tố chính là do những cách dạy con độc đáo sau đây của các bà mẹ Pháp:
Trẻ em Pháp không ngủ chung với mẹ
Ở Việt Nam, rất nhiều bà mẹ vẫn cho con ngủ chung khi chúng đã lớn tướng, thậm chí khi đã học cấp 2. Nhưng ở Pháp, chuyện đó không bao giờ xảy ra. Trẻ em Pháp được bố mẹ dạy ngủ trên giường của mình, trong phòng ngủ riêng. Nếu một đứa trẻ thức dậy trong đêm và khóc, người mẹ sẽ vào dỗ, đợi một vài giây để cho con thấy yên tâm, sau đó lại trở về phòng ngủ của mình.
Điều này khiến trẻ em Pháp hình thành thói quen độc lập ngay từ khi còn nhỏ.
Trẻ em Pháp không ngủ chung cùng bố mẹ.
Mẹ Pháp cho con tự do vui chơi
Cha mẹ Pháp cho con cái của họ nhiều sự tự do nhất có thể. Bạn rất hiếm khi bắt gặp một ông bố bà mẹ vui đùa trên sân chơi cùng với con. Họ cũng chẳng bao giờ can thiệp vào các cuộc xung đột, cãi vã của một đứa trẻ, thay vào đó họ để chúng tự xử lý các tình huống.
Tất nhiên, bố mẹ Pháp sẽ không bao giờ để mọi chuyện đi quá đà. Họ thiết lập một ranh giới giữa những trò đùa vô thưởng vô phạt của con và các hành vi xấu. Và bất kỳ hành vi xấu nào cũng đều bị trừng phạt để con nhận thức được sự khác biệt.
Ông bà Pháp không có trách nhiệm phải chăm sóc cháu
Ở Pháp, ông bà chỉ đóng vai trò hỗ trợ bố mẹ nuôi dạy trẻ. Việc nuôi dạy con cái là trách nhiệm của những người làm bố, làm mẹ chứ không phải của ông bà. Những buổi họp mặt của các gia đình Pháp thường diễn ra vào cuối tuần hoặc ngày lễ.
Điều đặc biệt ở đây là bạn có thể dễ dàng trông thấy ông lão, bà lão Pháp ngồi nhâm nhi một tách cafe, một ly rượu vang trong nhà còn việc chăm sóc cháu thì hiếm hoi.
Ở Pháp, ông bà chỉ đóng vai trò hỗ trợ bố mẹ nuôi dạy trẻ.
Trẻ em Pháp không có đặc quyền thức ăn riêng
Thực phẩm là một trong những phần thiết yếu của cuộc sống ở Pháp và giờ nghỉ trưa ở đất nước này có thể kéo dài đến 2 giờ. Người Pháp luôn nhấn mạnh quan điểm về việc gia đình ăn cùng nhau ít nhất một lần mỗi ngày là rất quan trọng.
Cả trẻ em và người lớn đều cùng ăn một loại thực phẩm vì ở Pháp không có cái gọi là "thức ăn riêng biệt cho trẻ em".
Bố mẹ Pháp sẽ không bắt con ăn những món chúng không thích nhưng ít nhất chúng cũng phải nếm thử món ăn.
Cách hành xử tốt luôn được đề cao
Từ khi còn rất nhỏ, trẻ em Pháp đã được giáo dục cẩn thận về cách hành xử cũng như các quy tắc, phép lịch sự. Chúng được học 4 cụm từ lịch sự quan trọng: "Cảm ơn bạn", "Chúc một ngày tốt lành", "Không có gì" và "Tạm biệt".
Chính vì vậy mà trẻ em Pháp luôn chào hỏi hàng xóm, bình tĩnh xếp hàng và sẵn sàng, chủ động nhường chỗ cho người già trên xe buýt.
Trẻ em Pháp đã được giáo dục cẩn thận về cách hành xử cũng như các quy tắc, phép lịch sự.
Kỹ năng giáo dục ở nhà khác thường
Một điều khá phổ biến ở Pháp là nhiều trẻ em không thể đọc được khi đã 5 tuổi. Điều này không có gì là xấu, ngược lại còn rất tuyệt vời. Tuổi thơ là khoảng thời gian để trẻ em Pháp học cách mơ ước, khám phá thế giới, học các phép lịch sự và có trách nhiệm.
Đến khi lên 6, trẻ em Pháp mới học cách đọc và đếm.
Tuổi thơ là khoảng thời gian để trẻ em Pháp học cách mơ ước, khám phá thế giới.
Chủ nhật là ngày dành cho gia đình
Đối với ngày bình thường trong tuần, các thành viên muốn làm gì cũng được nhưng đến ngày chủ nhật thì phải dành thời gian cho gia đình. Các bà mẹ thường chuẩn bị trước cho các hoạt động ngày chủ nhật, có thể là cả nhà cùng đi dã ngoại trong công viên, ăn BBQ hoặc đi xe đạp.
Chủ nhật là ngày dành cho gia đình.
Trẻ em Pháp được nhận tiền tiêu vặt
Trẻ em Pháp thường bắt đầu nhận tiền tiêu vặt từ năm 7 tuổi và được phép tiêu pha theo ý muốn. Số tiền tiêu vặt hàng tháng nhiều hay ít sẽ tương đương với số tuổi của đứa trẻ.
Chính vì vậy khi đi siêu thị, chúng ta ít thấy trẻ em Pháp lăn ra sàn nhà ăn vạ hay níu áo mẹ khóc lóc đòi được mua kẹo, mua kem. Thay vào đó trẻ em Pháp giữ bình tĩnh, không gây ồn ào và đứng xếp hàng trật tự.
Theo Brightside/Helino
Bộ Công an đề xuất phạt 5 triệu với hành vi sàm sỡ người khác Bộ Công an đề xuất xử phạt tối đa 5 triệu đồng đối với người có hành vi sàm sỡ, quấy rối tình dục người khác hoặc khiêu dâm, kích dục nơi công cộng. Bộ Công an vừa công bố dự thảo lần 2 Nghị định sửa đổi quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự,...