‘Con muốn sống’: Xin cứu mắt còn lại của bé gái Ba Na 7 tháng tuổi
Những mớ dây nhợ chằng chịt, mũi kim tiêm, các thiết bị y tế đã trở thành bạn đồng hành không thể thiếu của những bệnh nhi ung thư trên hành trình góp nhặt và níu giữ sự sống.
Chúng tôi trở lại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cơ sở 2 (TP.Thủ Đức) và chiều 5.5. Lọt thỏm trước dòng người tay xách nách mang ở trong bệnh viện là hình ảnh người phụ nữ cúi đầu, uể oải từng bước chậm chạp đi về phía khu phòng bệnh trẻ em. Đó là chị Siu Mah, 32 tuổi. Chị đã bám trụ ở bệnh viện này để cùng con gái là Siu Nữ (ở H.Chư sê, Gia Lai) điều trị ung thư.
Hành trình tìm ánh sáng cho con
Nhìn khuôn mặt bụ bẫm với nước da ngăm ngăm khỏe mạnh của cô bé dân tộc Ba Na, chẳng ai nghĩ em bị bệnh. 7 tháng tuổi nhưng Nữ có thời gian gần 5 tháng điều trị ung thư mắt.
Ngày chúng tôi đến thăm, Nữ đang thở ô xy và nằm khóc ngằn ngặt mãi không dứt. Đôi vai bé bỏng rung lên bần bật, mồ hôi vã ra như tắm, ướt đầm thân thể của em.
Không chống chịu được với nỗi đau bệnh tật, Nữ chỉ biết vật vã, đôi khi cào cấu chính mình. Em thở khó nhọc và toàn thân thì mệt lử. Những cơn ho dữ dội kèm theo đờm cứ nặng dần lên nên trong khuôn mặt em không còn sức sống. Hỏi ra mới biết, Nữ vừa cấp cứu vào đêm hôm trước vì em thiếu bạch cầu, sốt gần 40 độ C.
Siu Nữ khóc ngằn ngặt vì ung thư mắt. Ảnh UYỂN NHI
Chị Mah vội vàng ném cái nhìn về phía cửa sổ. Không phải chỉ vì những giọt nước mắt đang chực tuôn trào, mà chị muốn giả vờ như không nghe tiếng khóc của con. Thấy con quằn quại với nỗi đau, chị cảm thấy đắng cay và như chết lặng.
Rồi cuối cùng chị Mah cũng bật khóc thành tiếng, vỡ òa những giọt nước mắt mà chị kìm nén suốt thời gian qua, khi chị kể về hành trình tìm ánh sáng cho con. Lúc 2 tháng tuổi, chị thấy mắt phải của con có vùng bị trắng đục bất thường ở đồng tử và con khóc cả ngày lẫn đêm. Linh tính việc chẳng lành, vợ chồng chị Mah thuê xe chở con lên Bệnh viện đa khoa Gia Lai để kiểm tra. Bác sĩ bảo phải đưa Nữ vào TP.HCM, ở đây không chữa được.
Mà khi ấy, nhà Nữ chỉ có tài sản duy nhất là mấy bồ ngô, và 1 sào ruộng. Ruộng chưa đến mùa nên không thu hoạch được. Không có tiền nên gia đình đưa Nữ về nhà để xoay xở tiền bạc. Sau khi nài nỉ, vợ chồng vay được 40 triệu đồng. 1 tháng sau, chị Mah đưa con lên Bệnh viện Mắt TP.HCM điều trị.
Sau đó, Nữ được chuyển qua Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) để chụp MRI. Những ngày chờ kết quả, tiền bạc cũng khánh kiệt, gia đình chị mua một manh chiếu nhỏ, ngủ ở sảnh bệnh viện với hy vọng phép màu đến với con.
Chị Mah mồ côi cha mẹ từ khi 9 tuổi, sống nương nhờ anh chị em và không được đi học nên chị không biết chữ. Lần đầu đến bệnh viện lớn, chị vừa hoảng hốt vừa bối rối vì làm nhiều thủ tục. Chị Mah tự nhận mình ngu ngơ.
Video đang HOT
“Đời tôi không thể nào quên ngày hôm đó”
Rồi ngày đen tối nhất cũng tới, bác sĩ xác định Nữ bị ung thư võng mạc và phải cắt bỏ mắt phải để bảo toàn tính mạng. Ngày nghe hung tin, chị giật mình, cứng đơ cả khuôn miệng. Tấm lưng chị đang tựa vào bức tường bỗng trở nên trơn tuồn tuột. Chị không tin đó là sự thật…
Chị Mah cố kìm lòng, nắm chặt bàn tay để giữ bình tĩnh trong khi toàn thân run lên không thể nào kiềm chế được. Chị hỏi bác sĩ về căn cơ nguyên nhân, cách điều trị, cơ hội giữ lại mắt của căn bệnh quái ác này. Bác sĩ nói vì đến điều trị muộn nên không thể giữ được mắt phải, còn mắt trái bị di căn nên đã yếu, cần truyền hóa chất để ngăn chặn tế bào ung thư.
Nỗi đau đớn như xuyên thủng trái tim chị và làm chị Mah sụp đổ. Lê bước trên đôi chân đã tê cứng ra hành lang bệnh viện, chị ngất xỉu. “Cuộc đời tôi không thể nào quên ngày hôm đó. Tôi chỉ biết cầu xin bác sĩ hãy cứu con em với, con em muốn nhìn ánh sáng…”, chị Mah nói tiếng Kinh chưa sõi với giọng ngọng nghịu.
Nữ có mắt to, tròn nhưng đáng tiếc phải cắt bỏ một mắt vì ung thư. Ảnh UYỂN NHI
Tháng 3.2024, Nữ phẫu thuật bỏ mắt phải, sau đó được chuyển về Bệnh viện Ung bướu TP.HCM để vào hóa chất chống ung thư. Những ngày giành giật sự sống cho con, chị Mah thức trắng đêm. Nhìn con đau đớn, khóc thét thảm thiết, chị chỉ biết ôm con vào lòng rồi khóc. Những lúc có thuốc giảm đau, bé Nữ ngủ ngoan hơn nhưng người mẹ ấy vẫn nắm lấy bàn tay nhỏ xíu mà canh chừng, sợ con tuột khỏi tay mình.
Hóa chất chống ung thư được truyền qua cánh tay nhỏ bé khiến Nữ sụt cân, rụng tóc, cứ bú sữa lại ói. Những bình thuốc mà chị Mah từng thấy nóng hổi như a xít, làm cháy da, cháy thịt một vài đứa trong phòng khi vô tình để nó vấy lên da. Gần 5 tháng qua, Nữ sống hoàn toàn phụ thuộc vào những bình thuốc ấy.
Chúng tôi được sự đồng ý của chị Siu Mah trong việc sử dụng hình ảnh cho bài viết, như là một sự chia sẻ và cổ vũ tinh thần cho gia đình chị vượt qua những tháng ngày gian nan chống chọi bệnh tật nan y.
Khi thực hiện bài viết này, chúng tôi mong bạn đọc có lòng chia sẻ với nhân vật trong cơn ngặt nghèo, có thể liên hệ anh Rơ Lan Chuyên (ba của cháu Siu Nữ) qua số điện thoại 0972248047.
Số tài khoản Ro Lan Chuyen 0383991193 – Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB Bank).
“Tôi không sợ cái nghèo, chỉ sợ không cứu được con”
Khuôn mặt hiền, chị Mah buồn não nề rồi cúi đầu xuống khi tôi hỏi về khả năng chữa trị cho Nữ. Hơn 1 năm trước, chồng chị lên TP.HCM làm phụ hồ, nhưng khi anh đổ bệnh cường giáp nên đã nghỉ hẳn. Từ đó, vợ chồng chị Mah sống bằng nghề trồng bắp, mì…, mỗi năm thu được 1 vụ nhưng thất bát hoài nên chẳng để dành được đồng nào dư dả.
Chị Mah kể những ngày không có tiền, chồng chị ra đồng bắt cua từ 6 giờ đến 1 giờ sáng ngày hôm sau được chừng 100.000 đồng để mua tã, sữa cho Nữ. Con chưa dứt sữa đã lâm bệnh nặng, kinh tế gia đình càng lâm vào cảnh kiệt quệ.
Gia đình chị Mah thuộc diện hộ nghèo, được giảm tiền viện phí nhưng vợ chồng chị vẫn không đủ khả năng chi trả số tiền gần 4 triệu đồng/tháng để chạy lui tới Bệnh viện Mắt TP.HCM và Bệnh viện Ung bướu TP.HCM lo chữa trị cho con.
Bệnh ung thư khiến Nữ kiệt sức. Ảnh UYỂN NHI
Không kham nổi kinh phí, vợ chồng chị chạy vạy khắp nơi và chấp nhận nợ nần đeo đẳng khi vay nóng với lãi suất cao. Đến nay các khoản nợ lên đến 70 triệu đồng.
Chúng tôi hỏi: “Chị sẽ lấy tiền đâu để trả nợ?”. Bất giác chị Mah lặng thinh, những giọt nước mắt tủi phận rơi trên hốc mắt quầng thâm vì mất ngủ. Chị ngần ngại: “Cũng không biết nữa…”.
Trò chuyện với chúng tôi, chị Mah dằn vặt kể lúc con chưa đổ bệnh, vì ở quê không có nước nên vợ chồng chị bấm bụng thuê người khoan giếng hết 25 triệu đồng. Chị hối hận bởi số tiền đó có thể để dành chữa bệnh cho con. Nói đến đây, chị nghẹn nơi cuống họng, chốc chốc thở dài.
Chị Mah cho hay Nữ là con út; trước Nữ, chị còn có 2 người con (đứa lớn học lớp 6, đứa giữa học lớp 1). Chị Mah kể 2 đứa nhỏ ở nhà tự chăm nhau từ ăn uống, sinh hoạt đến việc học. Nhiều khi nhớ con, chị cũng không dám về quê vì không có tiền đi lại.
Lên TP.HCM, vợ chồng chị Mah sống chủ yếu dựa vào cơm từ thiện và nhà trọ miễn phí. Có lần, chị đi xin cơm nhưng hết nên chị Mah đành nhịn đói. Thời điểm hiện tại, vợ chồng chị chỉ còn vài trăm ngàn đồng cầm cự để lo chi phí sinh hoạt hằng ngày.
Chị Siu Mah quyết cùng con chiến đấu với bệnh tật đến cùng. Ảnh UYỂN NHI
Đứng trước những khoản nợ quá lớn khó lòng trả nổi, người phụ nữ dân tộc Ba Na vẫn quyết tâm tìm mọi cách để cứu con. Chứng kiến con gào khóc nỉ non, chị Mah nghẹn ngào, nói từng chữ: “2 năm trước tôi đã mất anh trai rồi. Bây giờ nhìn con vậy, tôi đau đớn lắm. Tôi không sợ nghèo, tôi chỉ sợ không cứu được con”.
Chúng tôi rời Bệnh viện Ung bướu TP.HCM khi trời vừa sẩm tối. Những ánh mắt, nụ cười hồn nhiên của những đứa trẻ đang chống chọi với bệnh ung thư làm chúng tôi nhớ mãi. Trên những khuôn mặt non dại, vô tư phảng phất những nỗi buồn. Bất giác tôi nhận ra thời gian không công bằng với tất cả mọi người, không phải với ai hết đêm cũng là ngày. Với ai đó, một đêm có thể dài hơn cả đời người…
Ước mơ của các bệnh nhi ung thư là được ra khỏi căn phòng chẳng hứa hẹn ngày trở về, được chơi đùa như bạn bè cùng lứa tuổi. Ước mơ ấy bao giờ thành hiện thực? Chúng tôi vẫn mong có một phép màu nào đó như trong câu chuyện cổ tích sẽ đến với những đứa trẻ có phận đời không may mắn…
Bệnh nhân ung thư ở TP.HCM sẽ không còn phải 'ngủ gầm giường'
Sở Y tế TP.HCM khẳng định việc bệnh nhân ung thư phải chen chúc dưới gầm giường sẽ đi vào dĩ vãng.
Sáng 2/2, Sở Y tế TP.HCM cho biết Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã chính thức chuyển hoàn toàn sang cơ sở mới tại TP Thủ Đức với trang thiết bị hiện đại.
Đồng thời, cơ quan này cũng dẫn lại bài báo Phải nằm gầm giường, bé trai ung thư khóc oà sợ giờ đi ngủ (ngày 30/3/2020) trên VietNamNet. Bài viết phản ánh việc Bệnh viện Ung bướu (cơ sở ở quận Bình Thạnh, TP.HCM) thường xuyên bị quá tải, phải sắp xếp cho bệnh nhi nằm dưới gầm giường trong quá trình điều trị. Cha của bé Y Trê, một bệnh nhân ung thư cho hay, gầm giường bệnh thấp quá, đứa trẻ còn nhỏ, thường xuyên bị đụng, đau quá nên con sợ, mỗi lúc chui vào gầm giường để ngủ là con khóc.
Sở Y tế TP.HCM cho hay hình ảnh đau lòng trên của bé Y Trê mãi mãi sẽ đi vào dĩ vãng. Thay vào đó, người bệnh ung thư sẽ được chăm sóc trong các khoa phòng được xây dựng mới, khang trang tại cơ sở 2 của bệnh viện (đặt tại phường Tân Phú, TP Thủ Đức).
Năm 2020, bệnh nhi ung thư lên TP.HCM vẫn phải nằm gầm giường trong quá trình điều trị.
Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cơ sở 2 được chính thức khởi công vào ngày 26/6/2016. Bốn năm sau, Khu Khám bệnh đi vào hoạt động nhằm giải áp tình trạng quá tải nặng nề tại cơ sở cũ. Sau đó, khu hóa trị trong ngày cũng hoạt động vào tháng 6/2021.
Đến ngày 27/1/2023, toàn bộ Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2 đã chính thức đi vào hoạt động, thay thế cho cơ sở 1 tại xuống cấp và quá tải ở quận Bình Thạnh. Thống kê trong ngày 30/1 cho thấy 2.315 người đến khám tại cơ sở mới.
Sở Y tế TP.HCM khẳng định với cơ sở khang trang hiện đại, thời gian chờ mổ, chờ xạ trị... của người bệnh ung thư sẽ được rút ngắn dần so với trước đây. Từ đó, nâng cao chất lượng phục vụ và điều trị bệnh nhân.
Cơ sở khang trang hiện đại, chấm dứt nỗi ám ảnh của bệnh nhân ung thư tại TP.HCM. Ảnh: Medinet.
Bên cạnh các tiện ích phục vụ người bệnh ung thư ở cơ sở mới, TP.HCM còn dành 2,7 ha đất cạnh bệnh viện để xây dựng khu nhà nghỉ cho thân nhân, khu nhà nghỉ cho các chuyên gia, học viên đến nghiên cứu, học tập. Sở Y tế đã kiến nghị UBND TP.HCM sớm mở tuyến xe buýt kết nối trạm dừng metro với bệnh viện để phục vụ việc di chuyển của nhân viên y tế do cơ sở mới cách cơ sở cũ 20km.
Trong giai đoạn 7/2021, cơ sở này đã được sử dụng để thiết lập Bệnh viện Hồi sức Covid-19 với quy mô 1.000 giường, là tầng cao nhất trong tháp điều trị 3 tầng bệnh nhân Covid-19.
Giữa năm 2022, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM từng khiến Đoàn giám sát HĐND TP.HCM sốc khi biết thu nhập trung bình của nhân viên là hơn 8 triệu đồng/tháng. Năm 2021, nguồn thu của bệnh viện giảm sâu do Covid-19. Bệnh viện đã tiết kiệm tối đa, tạm ngưng mua sắm thiết bị y tế để dành ngân sách duy trì các hoạt động, chênh lệch thu chi vẫn thâm hụt so với cùng kỳ năm 2020.
Trong khi bệnh viện thâm hụt 91 tỷ đồng, chính sách hỗ trợ liên quan ảnh hưởng dịch bệnh chỉ cấp bù 19 tỷ. Bên cạnh đó, doanh thu tại cơ sở 2 không đủ để chi cho tiền điện, nước, tiền vệ sinh, cảnh quan môi trường, bảo hành, bảo trì thiết bị....
Bệnh viện Ung bướu TP.HCM là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về ung bướu ở phía Nam. Không chỉ phục vụ người bệnh của thành phố, nơi đây còn tiếp nhận rất đông người bệnh ung thư cả nước với các kỹ thuật hiện đại, chuyên sâu, hiệu quả cao.
Nhiễm khuẩn là nguyên nhân chính gây ngộ độc tại chung cư Palm Heights Sáng 4/10, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm sau tiệc Trung thu tại chung cư Palm Heights được cho là do bánh su kem đã bị nhiễm khuẩn... Sở Y tế TP Hồ Chí Minh thông tin vụ ngộ độc thực phẩm sau tiệc Trung thu Nhiều người bị ngộ độc nghi...