“Cơn mưa” cổ tức khủng, niềm vui có kéo dài?
Vui vì nhận được thông tin chia cổ tức khủng, nhưng cũng có không ít trăn trở, “chia hết” thì doanh nghiệp hoạt động kiểu gì, tiền đâu mà chia và không có kế hoạch đầu tư gì cho tương lai hay sao?
Ảnh Shutterstock.
WCS của CTCP Bến xe miền Tây là cổ phiếu thường xuyên có thị giá trong Top cao nhất thị trường, tính đến cuối phiên tuần qua đóng cửa ở mức 235.000 đồng/cổ phiếu – lên vị trí số 1 về thị giá.
Dù thị giá cao, nhưng giá trị vốn hoá của công ty này chưa đến 600 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông cô đặc với các cổ đông lớn chiếm 99,6%, bao gồm Tổng công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn (34%), Tổng công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn (34%), America Limited Liability (12%), CTCP Đầu tư Thái Bình (6,7%), CTCP Giày Thái Bình (6,7%), cổ đông cá nhân Bùi Việt (6,2%).
Mới đây, HĐQT WCS công bố thông tin chia cổ tức rất cao, gây bất ngờ cho thị trường, với tỷ lệ lên đến 516% cho năm 2019, tương ứng 1 cổ phiếu được nhận 51.600 đồng.
Nguồn chi trả lấy từ lãi sau thuế năm 2019 và lãi chưa phân phối của các năm trước. Cổ tức sẽ chia làm 2 đợt: đợt 1 chi trả 50% vào ngày 31/7/2020, còn lại vào ngày 1/10/2020.
Theo đó, WCS cần khoảng 129 tỷ đồng để trả cổ tức. Theo báo cáo tài chính năm 2019, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của WCS là 124 tỷ đồng. Như vậy, Công ty sử dụng hết nguồn này để chia cổ tức.
Trong khi đó, kế hoạch lợi nhuận năm 2020 giảm khoảng 22% so với năm 2019 do Covid-19. Ban lãnh đạo WCS cho biết, Công ty bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 từ đầu tháng 2/2020.
Kết quả kinh doanh trong tháng 2 – 3 – 4 suy yếu rõ rệt so với cùng kỳ năm ngoái, thậm chí có thời điểm bến xe phải dừng hoạt động vì giãn cách xã hội.
Trong tháng 5, lượng khách bình quân qua bến là 19.000 khách/ngày, giảm 40% so với trung bình năm 2019, xe bình quân xuất bến là 960 xe/ngày, giảm 30%.
Theo đó, Công ty đề ra mục tiêu năm 2020: tổng doanh thu 130 tỷ đồng, giảm 17%; lãi sau thuế 54 tỷ đồng, giảm 22% so với năm 2019; cổ tức dự kiến 20%.
Video đang HOT
Do đặc thù lĩnh vực kinh doanh nên WCS không phải đầu tư quá nhiều hàng năm, nói theo ngôn ngữ thị trường là đầu tư một lần nhưng thu tiền đều hàng năm.
Nhưng không ít ý kiến cho rằng, việc chia hết cổ tức từ nguồn tích luỹ khiến họ e ngại, bởi doanh nghiệp sẽ không có nguồn dự phòng cho những năm sau. Và do cổ đông cô đặc, nên khoản cổ tức cao chỉ dành cho một nhóm nhỏ.
Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An (TAC) chia cổ tức 75%, tương ứng 7.500 đồng/cổ phiếu, nhưng trường hợp của TAC là vì có kế hoạch sáp nhập vào KIDO.
Theo lãnh đạo KDC là chia hết phần lợi nhuận giữ lại cho cổ đông trước khi sáp nhập. Nguồn lấy từ lợi nhuận còn lại sau chia cổ tức hơn 54 tỷ đồng, lợi nhuận chưa phân phối, các quỹ còn lại 201 tỷ đồng. Tổng nguồn chi cổ tức hơn 254 tỷ đồng. Lợi nhuận còn lại sau khi chia cổ tức là hơn 700 triệu đồng.
CTCP Dược phẩm Trung ương 3 (DP3) quyết định chi trả cổ tức bằng tiền mặt 70%, tương ứng 7.000 đồng/cổ phiếu. Hiện số lượng cổ phiếu đang lưu hành của DP3 là 8,6 triệu đơn vị, tương ứng Công ty sẽ chi hơn 60 tỷ đồng để trả cổ tức.
Tại thời điểm cuối năm 2019, DP3 có hơn 54 tỷ đồng tiền và tương đương tiền, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 105 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hơn 103,6 tỷ đồng.
Năm 2020, DP3 đặt kế hoạch doanh thu 400 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 68 tỷ đồng, giảm 34% so với năm 2019, nhưng dự kiến chia cổ tức tối thiểu 40%.
Trong cơ cấu cổ đông của DP3, Tổng công ty Dược nắm giữ 22,1% vốn, Quỹ đầu tư giá trị Bảo Việt nắm giữ 4,7% vốn, cổ đông Nguyễn ĐÌnh Khái nắm giữ 13,9% vốn.
Tại Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Dầu khí IDICO (ICN), năm 2019, doanh thu giảm 40%, lợi nhuận sau thuế hơn 33 tỷ đồng, tương đương năm 2018, nhưng ICN vẫn trả cổ tức 50%.
Công ty đã tạm ứng cổ tức đợt 1 tỷ lệ 20% (1 cổ phiếu nhận được 2.000 đồng) vào ngày 10/1/2020 và thông báo trả đợt 2 với tỷ lệ 30% (1 cổ phiếu nhận được 3.000 đồng) cho các cổ đông có tên trong danh sách chốt ngày 26/6/2020.
Cổ phiếu của doanh nghiệp chia cổ tức cao được nhiều nhà đầu tư quan tâm, nhưng nếu không tính toán kỹ, doanh nghiệp sẽ không còn nguồn tiền mặt để phát triển các dự án, giúp gia tăng quy mô và mang lại giá trị dài hạn cho các cổ đông.
Ngoài ra, trả cổ tức bằng tiền hay bằng cổ phiếu cũng cần được cân nhắc. Nhìn chung, các cổ đông mong muốn doanh nghiệp chia cổ tức bằng tiền mặt đến từ hoạt động kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng qua các năm, để sau khi chia cổ tức, cổ đông không gặp phải cảnh sau khi bị điều chỉnh kỹ thuật, giá cổ phiếu “không thể ngóc đầu lên nổi” – “chia cổ tức cao cũng như không”.
ĐHĐCĐ SHB: Chia cổ tức 10%, chuyển sàn sang HoSE
Kế hoạch cổ tức và chuyển sàn niêm yết cổ phiếu là những nội dung đáng chú ý ở ĐHĐCĐ SHB đang diễn ra tại Hà Nội.
ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 của SHB.
Chiều nay (15/6), Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tổ chức ĐHĐCĐ năm 2020.
Báo cáo tại đại hội, ông Nguyễn Văn Lê, Tổng giám đốc SHB cho biết, năm 2019, ngân hàng đã hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu tài chính theo kế hoạch do ĐHĐCĐ giao như tài sản, dư nợ, huy động vốn, lợi nhuận,...
Cụ thể, kết thúc năm 2019, tổng tài sản hợp nhất SHB đạt 365,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 12,9% so với cuối năm 2018; vốn huy động thị trường 1 đạt 289,6 nghìn tỷ đồng, tăng 18,66%; tổng dư nợ cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân đến cuối năm 2019 đạt 265,16 nghìn tỷ đồng, tăng 22,2% so với cuối năm trước; lợi nhuận trước thuế đạt 3.026 tỷ đồng, hoàn thành 99% kế hoạch năm.
Cũng trong năm qua, SHB đã đạt tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn theo Basel II với CAR đến cuối năm đạt 9,07%, cao hơn so với quy định của NHNN.
Lãnh đạo ngân hàng cũng cho biết, trong năm 2019, SHB đã trích lập 4.232 tỷ đồng dự phòng cho trái phiếu đặc biệt VAMC và thực hiện tất toán trước hạn toàn bộ 5.773 tỷ đồng trái phiếu VAMC được NHNN gia hạn đến 2024.
Nhờ đó, SHB đã đủ điều kiện được chia cổ tức và hoàn thành việc chia cổ tức năm 2017 và 2018 cho cổ đông.
Về chất lượng tín dụng, ngân hàng đã xử lý, thu hồi bằng tiền 2.708 tỷ đồng các khoản nợ xấu cho vay khách hàng. Tỷ lệ nợ xấu cho vay khách hàng trên tổng dư nợ giảm xuống còn 1,91%.
SHB cũng đã thực hiện tăng vốn điều lệ thành công, lên 17.558 tỷ đồng qua phát hành hơn 550 triệu cổ phiếu (bao gồm chi trả cổ tức và phát hành ra công chúng).
Đây là một trong những cơ sở để SHB tiếp tục duy trì tốc độ phát triển quy mô kinh doanh song song với việc cơ bản hoàn tất đầy đủ các trụ cột của Basel II.
Kế hoạch lợi nhuận 3.268 tỷ đồng, chia cổ tức 10%, chuyển sàn sang HoSE
Sang năm 2020, lãnh đạo SHB cho rằng, ngành ngân hàng nói chung và SHB nói riêng sẽ chịu tác động tiêu cực trong ngắn hạn từ dịch Covid-19, do đó, nguy cơ gia tăng nợ xấu là khó tránh khỏi.
Các tỷ lệ an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng như của SHB sẽ có xu hướng thắt chặt theo lộ trình để đảm bảo tăng trưởng trong dài hạn, nên tăng trưởng tín dụng hiện nay phụ thuộc vào chất lượng tài sản và mức độ đáp ứng các yêu cầu về an toàn hoạt động.
Theo đó, trong năm 2020, ngân hàng đặt mục tiêu tổng tài sản đạt 408.448 tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm 2019; huy động vốn tăng 16% đạt 334.636 tỷ đồng; dư nợ tín dụng tăng 15% đạt 306.122 tỷ; lợi nhuận trước thuế mục tiêu là 3.268 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2019; tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ kiểm soát ở mức dưới 3%.
Dự kiến trong năm nay, ngân hàng sẽ thu hồi 6.081 tỷ đồng nợ xấu, mua lại 1.000 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt VAMC. Tỷ lệ thu dịch vụ/tổng thu nhập thuần dự kiến đạt từ 10%-12%.
Về phương án phân phối lợi nhuận năm 2019, HĐQT SHB trình cổ đông phương án chia cổ tức 10% bằng cổ phiếu. Vốn điều lệ của ngân hàng theo đó dự kiến sẽ tăng lên 19.313 tỷ đồng.
SHB dự kiến sẽ thoái vốn tại Công ty Tài chính SHB FC cho đối tác chiến lược nước ngoài. Việc thoái vốn dự kiến sẽ đem lại cho ngân hàng nguồn thặng dư vốn đáng kể.
Cũng tại đại hội lần này, HĐQT SHB trình cổ đông thông qua việc chuyển đăng ký niêm yết cổ phiếu của SHB sang Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE), ủy quyền cho HĐQT quyết định thời điểm chuyển đăng ký niêm yết, lựa chọn đơn vị tư vấn,...
Điều chỉnh cơ cấu nhân sự
Tại đại hội, HĐQT SHB trình cổ đông thông qua việc miễn nhiệm chức vụ thành viên HĐQT đối với ông Đỗ Quang Huy vì lý do cá nhân của ông Huy; miễn nhiệm chức vụ thành viên Ban Kiểm soát (BKS) đối với bà Nguyễn Thị Hoạt và ông Nguyễn Hữu Đức và điều chỉnh cơ cấu của BKS. 3 thành viên của BKS mới sẽ là ông Phạm Hòa Bình, bà Lê Thanh Cẩm, bà Phạm Thị Bích Hồng.
Để đảm bảo cơ cấu thành viên HĐQT, SHB cũng tiến hành bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2017-2022, thay thế cho ông Đỗ Quang Huy. Theo đó, bà Nguyễn Thị Hoạt được HĐQT SHB giới thiệu vào vị trí này.
BVSC dự báo VN-Index dao động từ 750 800 điểm, đặt kế hoạch lợi nhuận giảm sâu trong năm 2020 BVSC đặt kế hoạch kinh doanh năm 2020 với Tổng doanh thu 483,38 tỷ đồng và Lợi nhuận sau thuế 79,3 tỷ đồng. Con số này thấp hơn khá nhiều so với mức lợi nhuận sau thuế 135,5 tỷ đồng mà BVSC đã thực hiện trong năm 2019. Theo tài liệu ĐHCĐ được công bố, CTCK Bảo Việt (BVSC) đã đưa ra những...