‘Cơn lốc’ mại dâm ‘quét’ tới nông thôn và miền núi
Hôm qua (5/3), Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống AIDS, tệ nạn ma tuý và mại dâm.
Tệ nạn mại dâm ngày càng diễn biến phức tạp. Ảnh minh họa.
Theo Trung tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an, tình hình tội phạm ma tuý diễn biến hết sức phức tạp. Các đối tượng manh động, liều lĩnh, dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để chống trả quyết liệt các lực lượng chức năng. Năm 2012, cả nước đã phát hiện, điều tra, xử lý hơn 21.000 vụ, bắt trên 31.000 đối tượng, thu giữ gần 692kg heroin, 225kg thuốc phiện, hơn 1.000kg cần sa, hàng trăm nghìn viên ma tuý tổng hợp, triệt phá hơn 37,8ha cây trồng có chứa chất ma tuý. Đồng thời, truy tố, xét xử 14.978 vụ án/18.687 bị cáo (tăng 19% cả về số vụ án và bị cáo. Trong đó có 194 bị cáo bị tuyên án tử hình hoặc tù chung thân, 615 bị cáo bị tuyên phạt tù từ 15 năm trở lên, 3.521 bị cáo bị phạt tù từ 7 – 15 năm tù).
Đến cuối năm 2012, cả nước có hơn 171.000 người nghiện ma tuý, tăng 12.900 người so với năm 2011. Hiện, đã tổ chức quản lý, cai nghiện cho 46.598 người, đạt 133% kế hoạch. Số người nhiễm HIV còn sống là 210.703 người, số bệnh nhân AIDS còn sống là 61.669 và 63.372 trường hợp đã tử vong do AIDS. Trong 22 năm qua, theo Bộ Y tế, mỗi năm có khoảng hơn 3.000 người trong độ tuổi lao động tử vong do mắc bệnh AIDS.
Về công tác phòng chống mại dâm, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, nạn mại dâm vẫn diễn biến rất phức tạp, không chỉ xảy ra ở khu vực thành thị, các khu du lịch nghỉ mát mà còn xảy ra ở vùng nông thôn và miền núi. Phương thức hoạt động mại dâm đa dạng, tập trung ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ trá hình, sử dụng internet, phương tiện liên lạc để tiếp thị, mại dâm theo tour du lịch… thậm chí là giả bán vé số tại các quán nhậu để mồi chài khách mua dâm. Nhiều đường dây tổ chức hoạt động mại dâm với quy mô lớn, liên tỉnh, cung cấp gái mại dâm cho khách đến các địa điểm du lịch trong nước và nước ngoài đã hình thành.
Bộ LĐ-TB&XH cũng cho biết, cả nước đang có khoảng 30.000 người hoạt động bán dâm. Năm 2012, qua kiểm tra trên 30.000 lượt cơ sở kinh doanh dịch vụ “nhạy cảm”, lực lượng chức năng phát hiện gần 11.000 cơ sở vi phạm, bắt giữ hơn 1.100 vụ với gần 4.800 đối tượng, xử lý hình sự gần 800 vụ với trên 1.000 đối tượng, giải cứu nhiều nạn nhân là trẻ em. Trong đấu tranh phòng, chống tội phạm liên quan đến mại dâm, đã có 4.746 đối tượng bị bắt giữ, 1.033 đối tượng bị xử lý hình sự.
Video đang HOT
Theo Bộ Y tế, dịch HIV/AIDS năm 2012 có chiều hướng giảm so với năm 2011, nhưng vẫn có nguy cơ bùng phát lớn trong thời gian tới. Cụ thể, nguy cơ dịch tiếp tục gia tăng, khó kiểm soát ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái và ở Hà Nội, TP.HCM. Đáng quan tâm, lây nhiễm HIV qua đường tình dục đã và đang tăng cao so với lây truyền qua đường máu. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, lây truyền HIV qua đường tình dục sẽ là nguyên nhân chính làm lây truyền HIV tại Việt Nam trong những năm tới.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, dù các cấp, các ngành đã nỗ lực trong công tác phòng, chống AIDS, ma tuý, mại dâm nhưng công tác này vẫn còn nhiều hạn chế, diễn biến khó lường. Một trong các nguyên nhân được chỉ ra là quá trình kiểm tra, xử lý chưa chủ động, kịp thời để phòng ngừa một cách tốt nhất.
Để phòng chống các tệ nạn nói trên hiệu quả, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các cơ quan chức năng đẩy mạnh chương trình điều trị cai nghiện ma túy bằng Methadone, đổi mới điều trị và cai nghiện, kiên quyết hơn nữa trong đấu tranh phòng, chống các tệ nạn để công tác này trong năm 2013 phải tạo ra chuyển biến tích cực. Đồng thời, ban chỉ đạo các cấp phải chủ động đề xuất, kiến nghị với các cấp chính quyền những giải pháp, quyết sách phù hợp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giới trẻ để người dân hiểu và chung tay phòng chống các tệ nạn này. Riêng các phương tiện thông tin đại chúng, cần tập trung phổ biến sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân các quy định của pháp luật về phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm để được dư luận xã hội đồng thuận.
Theo xahoi
Đề xuất xử lý hình sự môi giới mại dâm nam
VKSND Tối cao cho rằng đã phát sinh nhiều hành vi nguy hiểm cho xã hội cần xử lý nhưng chưa được Bộ luật Hình sự quy định, chẳng hạn việc nhận bao thư, quà biếu của công chức; mua bán đàn ông; môi giới mại dâm nam...
Theo VKSND Tối cao, sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như quá trình hội nhập quốc tế của nước ta đã phát sinh nhiều hành vi cần phải xử lý hình sự. Chẳng hạn, hành vi chiếm đoạt thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ; chiếm dụng vốn giữa các cá nhân với doanh nghiệp; nhận bao thư, quà biếu của cán bộ, công chức. Hay các hành vi liên quan đến công nghệ cao như sử dụng công nghệ để bán hàng ảo đa cấp; làm và lưu hành thẻ thanh toán ATM giả; xâm phạm trái phép vào mạng chuyên dùng để đánh cắp dữ liệu hoặc làm sai lệch dữ liệu của máy tính. Hoặc sử dụng tin nhắn rác giả thông tin khuyến mãi để chiếm đoạt tài sản của người khác; quấy rối, khủng bố, phát tán hình ảnh, đời tư của người khác qua các thiết bị viễn thông, Internet; cung cấp thông tin không có thật cho cơ quan nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng...
Bên cạnh đó, các hành vi liên quan đến quyền con người như giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi; mua bán đàn ông; mua bán nội tạng người vì mục đích lợi nhuận; môi giới mại dâm nam... hiện cũng chưa được tội phạm hóa.
Bỏ hình phạt cảnh cáo?
VKSND Tối cao đánh giá việc áp dụng biện pháp tư pháp còn chưa triệt để, hướng dẫn thực hiện Bộ luật Hình sự còn thiếu thống nhất, nhiều hành vi nguy hiểm mới phát sinh chưa được tội phạm hóa... Các biện pháp tư pháp trong án hình sự thường được cơ quan tố tụng sử dụng là tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm (Điều 41), trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại (khoản 1, khoản 2 Điều 42), bắt buộc chữa bệnh (Điều 43).
Tuy nhiên, biện pháp buộc công khai xin lỗi người bị hại (khoản 2 Điều 42) rất ít khi được áp dụng. Tương tự là các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội như giáo dục tại xã, phường, thị trấn hay đưa vào trường giáo dưỡng (Điều 70).
Nguyên nhân do các tội phạm cụ thể mà luật quy định buộc người phạm tội phải xin lỗi công khai còn ít. Mặt khác, thực tiễn xét xử cho thấy người bị hại thường ít khi yêu cầu người phạm tội xin lỗi. Chưa kể tính cưỡng chế thi hành đối với biện pháp tư pháp này trên thực tế cũng không cao.
Một bị cáo xin lỗi công khai bị hại trong phiên xử lưu động.
Về việc ít áp dụng các biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội, nguyên nhân là do những người tiến hành tố tụng chưa nhận thức đúng đắn về nguyên tắc xử lý, chưa hiểu đầy đủ về ý nghĩa, tác dụng cải tạo, giáo dục, định hình nhân cách của các biện pháp này đối với người chưa thành niên. Ngoài ra, văn bản hướng dẫn thi hành các biện pháp này hiện còn thiếu.
VKSND Tối cao đề xuất nên bỏ hình phạt cảnh cáo (Điều 29) vì thực tiễn cho thấy nó không có tác dụng răn đe, giáo dục người phạm tội và cũng ít được áp dụng nên mục đích của hình phạt không đạt được.
Với hình phạt tiền (Điều 30), cần sửa đổi theo hướng nếu không chấp hành việc đóng phạt tiền thì người phạm tội sẽ bị buộc chuyển sang một hình phạt khác như lao động công ích. Mở rộng hình phạt này đối với các loại tội xâm phạm sở hữu, tội phạm kinh tế hay xâm phạm trật tự công cộng. Mặt khác, nhà làm luật phải điều chỉnh mức tiền phạt cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội ở từng thời điểm khác nhau theo hướng tăng số tiền phạt để có tính răn đe, chẳng hạn quy định mức tối thiểu là 20 triệu đồng, tối đa là 20 tỷ đồng. Cạnh đó, nên bỏ khoản 4 của điều luật (tiền phạt có thể nộp một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do tòa quyết định trong bản án) bởi nếu giữ thì sẽ không đảm bảo tính khả khi của hình phạt và trái với quy định của Luật Thi hành án dân sự.
Ngoài ra, luật nên quy định thêm về hình phạt bổ sung tước một số quyền công dân trong các tội phạm cụ thể ngoài các tội về xâm phạm an ninh quốc gia.
Tại một hội thảo tổng kết thi hành Bộ luật Hình sự cuối năm 2012, tiến sĩ Trần Công Phàn (Phó Viện trưởng VKSND Tối cao) cho rằng cần sửa đổi Bộ luật hình sự theo hướng tính toán quy định lại các biện pháp tư pháp cho cụ thể và có tính bắt buộc thực hiện hơn.
Cụ thể, nên sửa đổi quy định tiêu hủy vật liên quan đến tội phạm do vật không có giá trị sử dụng hoặc không thể tịch thu sung công Nhà nước; bổ sung biện pháp tịch thu phương tiện đối với các tổ chức đua xe trái phép và tội đua xe trái phép để nâng cao tính giáo dục do hành vi này ngày càng gia tăng và nguy hiểm; nghiên cứu dần loại bỏ biện pháp buộc công khai xin lỗi người bị hại và biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội vì thực tế ít được áp dụng...
Về việc hướng dẫn áp dụng Bộ luật Hình sự, theo VKSND Tối cao vẫn còn có trường hợp thiếu thống nhất hay lạc hậu. Chẳng hạn, Nghị định số 32 ngày 30/3/2006 của Chính phủ (về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm) quy định nghiêm cấm vận chuyển, chế biến, kinh doanh động vật hoang dã, quý hiếm thuộc nhóm IIB và sản phẩm của chúng vì mục đích thương mại. Nếu vượt quá mức xử phạt hành chính thì người vi phạm có thể bị xử lý hình sự về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm theo Điều 190 Bộ luật Hình sự.
Tuy nhiên, Thông tư liên tịch số 19 ngày 8/3/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tư pháp - Bộ Công an - VKSND Tối cao - TAND Tối cao lại chỉ hướng dẫn xử lý hình sự đối với hành vi săn, bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép các loài động vật rừng hoang dã, quý hiếm thuộc nhóm IB và các sản phẩm của chúng. Thông tư này không đề cập đến việc xử lý hình sự các hành vi vi phạm nêu trên đối với động vật hoang dã, quý hiếm thuộc nhóm IIB.
Ngoài ra, hướng dẫn vật phạm pháp có số lượng lớn ở tội Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy (khoản 1 Điều 253) là từ 10 băng, đĩa trở lên như hiện nay đã lạc hậu, không còn phù hợp. Bởi lẽ cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin là sự xuất hiện của rất nhiều phương tiện lưu trữ hiện đại (USB, ổ cứng di động, thẻ nhớ...) có thể lưu trữ hàng nghìn, hàng vạn tài liệu điện tử có nội dung đồi trụy.
Theo VNE
Đầu năm, bắt vụ hàng lậu trị giá gần nửa tỷ đồng Ngày 18-2, Đội kiểm soát phòng chống ma túy (Hải quan tỉnh Quảng Trị) cho biết vừa bắt giữ vụ hàng lậu gồm thuốc lá lậu, rượu ngoại có trị giá gần 450 triệu đồng. Đến chiều 18-2, toàn bộ số tang vật gồm 2 chiếc xe ô tô và lô hàng lậu trị giá gần 450 triệu đồng vẫn đang được tạm...