Còn lại tôi một mình
Chị đã từng lên xe hoa, đã từng sống những ngày hạnh phúc. Nhưng chị quá lý tưởng hóa gia đình, quá lãng mạn hóa tình yêu nên khi bước vào làm vợ, chị đã không thể chấp nhận cuộc sống mà mỗi người đều phải thay đổi.
Với chị, hôn nhân phải được thêm mà không có bớt, phải thêm hạnh phúc mà không được bớt đi tự do. Vì thế mà chị không thích ứng được với việc nhập gia tùy tục. Chị cáu mỗi khi nghe chồng khuyên: “Bây giờ em có gia đình rồi, em phải…” – phải chi tiêu dè sẻn, phải hạn chế những cuộc vui, phải ăn mặc theo ý mẹ chồng, phải nhìn sắc mặt mọi người mà nói năng cho phải đạo…
Muôn vàn cái phải thay đổi khiến chị nổi loạn, chị cãi chồng: “tôi chẳng phải gì cả, tôi chỉ phải làm điều gì tôi muốn mà thôi. Tôi muốn tôi là tôi chứ không là ai khác. Người nh à anh không thích tôi thì anh ly dị đi…”
Người nhà anh không thích cách ăn mặc của chị, lúc dư vải thì bùng nhùng, lúc thiếu vải thì cũn cỡn, màu sắc chửi nhau với hàng tá phụ kiện đi kèm. Họ bảo trông chị quái quá. Nhưng chị lại chê họ kém thẩm mỹ, thiếu hiểu biết xã hội, chị bảo: “thế mới cá tính, chứ xã hội mà toàn những người giống nhau thì nhạt phèo”.
Người nhà anh không thích chị hút thuốc, uống bia. Nhưng chị lại tự hào đàn ông làm được, tôi cũng làm được, thế mới cá tính. Người nhà anh nói chị hoang phí, mua đồ rồi không dùng để hỏng lại vứt đi. Chị bảo: “Tiền của tôi chứ có lấy của chồng tiêu đâu mà can thiệp”.
Video đang HOT
Có chồng rồi nhưng hễ bạn ới là chị cắp túi phóng đi ngay chẳng nghĩ gì đến chuyện cơm nước. Khi bị người nhà anh góp ý chị đã tuyên bố: “tôi không thể vì ý thích của các người mà thay đổi mình!”.
Thế là cuộc hôn nhân kết thúc. Chị không vì sự thất bại của cuộc hôn nhân mà lấy đó làm bài học để có một hạnh phúc mới mà chị quyết định sống một mình để được tự do, không bị ai chi phối, không bị ai làm phiền.
Chị không lấy chồng, không làm dâu, nhưng chị có người tình, thích thì đến. Chị thấy cuộc sống tự do kiểu ấy thật tuyệt vời. Chị bảo, sống thế này mình mới thực sự là sống: Muốn làm gì là làm, chủ động về thời gian, riêng biệt về kinh tế, thoải mái trong sinh hoạt, không hề bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Thậm chí, chị muốn có hai, ba tình nhân một lúc cũng chả sao. Không ai có quyền phán xét chị.
Nhưng rồi một hôm chị ốm, gọi điện cho bạn bè, đứa nào cũng bận con lớn, con bé, tất bật việc nhà. Vừa nói được mấy câu đã nghe bên kia đầu dây tiếng trẻ con gọi mẹ, tiếng đàn ông hỏi han. Chị chợt buồn quặn thắt, cô đơn đến khủng khiếp.
Ngắm mình trong gương, mái tóc đen dầy đã có sợi bạc, nỗi khao khát có một mái ấm bùng lên đốt cháy lòng chị. Nhưng lúc đó chị nhìn lại thì chẳng còn người đàn ông nào. Các bạn trai đều đã có vợ. Ngay cả những người từng đến với chị cũng không lấy chị làm vợ, vì họ đến với chị vì tình cho không biếu không chứ đâu phải tình yêu.
Chị thấy cuộc đời thật vô nghĩa khi không có gia đình. Chị vui một mình, buồn một mình. Đến bữa ăn cũng chỉ lại một mình.
Theo VNE
Những cơn 'sóng ngầm' hủy hoại tình yêu
Người ta bảo không gì ngọt ngào, đam mê như vợ chồng son nhưng nó chẳng đúng tẹo nào với Minh Công và Duy Uyên.
Người ta bảo tình yêu là trò đùa của số phận nhưng cơ duyên khiến Minh Công và Duy Uyên đến với nhau lại bắt nguồn từ trò chơi của chúng bạn. Ngày đó, dù chơi chung trong một nhóm nhưng họ lại không phải là đôi bạn thân thiết, chỉ biết mặt nhau thôi. Trong một lần tụ tập, cả nhóm bày trò chơi sai khiến, ai thua sẽ phải làm theo yêu cầu của những người còn lại. Minh Công bị thua và phải bế Duy Uyên chạy hai vòng quanh sân. Sau màn "làm quen" ấn tượng này, cả hai bắt đầu để ý đến nhau nhiều hơn. Ban đầu là nhắn tin, chat chít, sau đó thì cafe, xem phim và rồi yêu nhau lúc nào không hay.
Bạn bè biết chuyện đều vui mừng và nói họ giống như một cặp trời sinh. Chàng là kỹ sư công nghệ thông tin, hiền lành, tâm lý. Nàng là cô giáo dịu dàng, thông minh, khéo léo. Hai bên gia đình cũng đều là công chức nhà nước, nói chung rất môn đăng hộ đối. Chuyện tình suôn sẻ ấy mấy ai mà có được. Hiểu được điều này, cả Minh Công và Duy Uyên đều rất biết giữ gìn cho tình yêu êm đẹp. Hai năm đầu tiên, mọi chuyện trôi qua êm đềm như mặt nước hồ thu. Họ dành cho nhau tất cả những gì say đắm, ngọt ngào nhất của một cặp tình nhân. Mỗi khi có chuyện hiểu lầm, một trong hai người luôn biết cách kiềm chế để không phải to tiếng, cãi cọ. Họ cũng né tránh tuyệt đối những tình huống có thể xảy ra xích mích. Người ngoài nhìn vào, ai cũng phải ghen tỵ nhưng không hiểu sao, dần dần giữa họ lại có một cái gì đó vô hình, khiến cả hai không thoải mái. Thế nhưng vì bận bịu với công việc và ngại va chạm nên cả hai lại tặc lưỡi cho qua.
Sang năm thứ ba, khoảng cách giữa họ ngày càng lớn và những bất đồng cũng bắt đầu nảy sinh. Ban đầu là vì khác nhau về sở thích rồi sau đến quan điểm nghề nghiệp, lối sống... Họ bắt đầu chỉ trích nhau nhưng cũng không quá gay gắt như các cặp đôi khác. Có điều, sau mỗi lần như thế, cả hai lại im lặng, không gặp gỡ, liên lạc với nhau, thời gian kéo dài lên tới cả tuần lễ. Dần dần, tuy không nói chia tay nhưng họ cũng chẳng thấy "người kia là một phần tất yếu trong cuộc sống của mình nữa". Của đáng tội, đúng lúc này, hai bên gia đình giục cưới. Bố mẹ hai bên đưa ra hàng loạt lý do: cả hai đã lớn tuổi, nghề nghiệp ổn định, yêu nhau đã lâu, rồi chuyện con cái... khiến cả hai chỉ biết im lặng và răm rắp làm theo lịch trình do bố mẹ đề ra.
Đám cưới xong xuôi, mối quan hệ của Minh Công và Duy Uyên bước sang một trang mới, chuyển từ người yêu sang vợ chồng. Nhưng sự khác biệt đó có lẽ chỉ người trong cuộc mới nhận ra thôi. Còn người ngoài vẫn thấy Minh Công đi bia hơi, đá bóng đều đặn 3 buổi/tuần với chúng bạn. Cô em kết nghĩa gọi điện lúc nửa đêm, anh vẫn sẵn sàng ngồi buôn đến sáng. Còn Duy Uyên vẫn ngày lên lớp, tối về cơm nước, chăm lo việc nhà hay thỉnh thoảng chạy sang nhà ngoại chơi. Việc ai người đấy làm, nếu cần sự hỗ trợ của người kia thì nói một tiếng.
Cuộc sống diễn ra tròn trịa, nề nếp và êm đềm quá nhiều khi lại khiến người trong cuộc chán nản. Sau hai tháng kết hôn, Minh Công đã cảm thấy ngột ngạt với cuộc sống gia đình. Anh tâm sự: "Vợ chồng mới cưới mà đêm về mỗi người nằm một nửa giường. Chẳng phải vì có quan hệ lăng nhăng bên ngoài, cũng không hẳn đã hết tình cảm với nhau nhưng có lẽ tình yêu đã nhạt nhòa đến mức không thể làm trỗi dậy đam mê. Cô ấy chẳng có gì để chê nhưng cái cánh đàn ông chúng tôi cũng thật lạ, nhiều khi lại ước: Giá như vợ mình "hư" một chút mới hay".
Cũng giống như thời còn yêu, cả Minh Công và Duy Uyên chẳng mấy khi nói thẳng với nhau suy nghĩ tiêu cực của mình. Anh có thể tâm sự những lời trên với bạn trong khi chỉ biết im lặng trước vợ. Còn với Duy Uyên cũng thế. Cô nói: "Giá như vợ chồng mình cũng có thể cãi nhau ầm lên như các gia đình khác. Mọi chuyện có thể sẽ được giải quyết dễ dàng hơn. Đúng là sóng ngầm đáng sợ hơn rất nhiều so với sóng trên mặt nước".
Với tình yêu và hôn nhân, một trong những bí quyết quan trọng để duy trì hạnh phúc chính là sự giao tiếp thẳng thắn. Vẫn biết ông bà ta đã dạy "Chồng giận thì vợ bớt lời" nhưng không phải cứ nhẫn nhịn và im lặng suốt đã là tốt. Theo các chuyên gia tâm lý, sau mỗi lần xích mích, hai người cần tìm thời điểm thích hợp để nói cho nhau biết những suy nghĩ thật của mình. Có như thế mới dễ dàng tìm được sự đồng cảm, sẻ chia và yêu thương nhau hơn.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Ngột ngạt vì sống với người chồng không yêu Tôi không biết quyết định thế nào giữa một bên là người chồng hờ hững và bên kia là tình cũ luôn dào dạt yêu thương. Tôi năm nay 28 tuổi, là một người phụ nữ đã có chồng. Tình yêu đầu đời của hai chúng tôi không hề vướng bận một chút buồn phiền, lo lắng nào. Nó kéo dài hơn ba...