Con không chân lại đầy lông ai nhìn cũng sợ nhưng nấu kiểu này ăn rồi mới hiểu vì sao nó đắt tiền
Chỉ cần không nhìn thấy con này, thưởng thức món ăn thôi đảm bảo ai cũng mê.
Rươi là giống nhuyễn thể vùng nước lợ, chỉ xuất hiện cuối tháng 9 đầu tháng 10 âm lịch. Món rươi giàu đạm, lại hiếm có, nên dân gian trân quý, gọi rươi là “rồng đất”. Những địa phương thu hoạch rươi nổi tiếng xứ Bắc có Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hoá và đặc biệt là Hải Dương. Rươi chế biến được nhiều món như rươi hấp, rươi kho, rươi nấu măng, rươi xúc bánh đa…, nhưng phổ biến nhất và được lòng thực khách vẫn là chả rươi.
Quỳnh Mai – người mê mẩn các món ăn từ rươi và có nhiều kinh nghiệm chế biến món từ con không chân này.
Là con dâu của mảnh đất Hải Dương nên Quỳnh Mai sớm đã bị các món ăn từ rươi mê mẩn, trong đó có chả rươi. Sau lần đầu bỡ ngỡ, đến giờ Quỳnh Mai đã có thể làm chả rươi thành thạo, ngon hết sẩy. Cô chia sẻ “Khi làm chả rươi, có nhiều nơi cho cả khế chua, lá gấc, lá gừng… Ẩm thực là sự phù hợp và theo từng vùng miền, theo khẩu vị của mỗi người”.
Nếu ai chưa biết cách làm chả rươi, có thể tham khảo công thức của Quỳnh Mai dưới đây:
- 500 gr rươi
- 200gr thịt xay
- 2 quả trứng gà
- Vỏ quýt hôi, lá lốt, thì là,… mỗi thứ vừa đủ (Có nhiều nơi cho cả khế chua, lá gấc, lá gừng…, nói chung tùy theo khẩu vị)
Video đang HOT
Cách làm:
Rươi rửa sạch, để cho ráo nước sau đó thả rươi vào nước nóng khoảng 30 độ, cho rươi bơi hoặc lấy đũa khuấy nhẹ cho rụng hết lông rươi và đất, sau đó dùng vợt vớt rươi lên và dội qua nước lạnh cho sạch. Không dùng nước sôi và không khuấy mạnh tay vì sẽ làm rươi vỡ bụng, trôi mất chất đạm, chất bổ ngon nhất của rươi theo nước.
Cho rươi vào bát, thêm thịt xay vào.
Đập 2 quả trứng, vỏ quýt băm nhỏ, lá lốt rửa sạch thái nhỏ, thì là rửa sạch thái nhỏ.
Để cho cả rươi ngậy và thơm thì khuấy đều và tơi để con rươi vỡ ra. Còn nếu muốn để cả con thì khuấy vừa đủ.
Bắc chảo lên bếp, cho dầu nóng, múc hỗn hợp rươi vào chảo, rán chả rươi thành từng miếng to như bàn tay. Chiên từ từ ở lửa vừa cho mặt dưới chín vàng thì lật tiếp mặt còn lại, chiên cho chín vàng đều.
Chả rươi chín, gắp ra lót giấy nến để ráo dầu.
Khi ăn chả rươi, bạn chấm cùng mắm tỏi gừng hoặc tương ớt khi đang còn nóng.
Lưu ý: Có nơi hấp trước rồi rán, có nơi lót lá chuối hoặc lá lốt rồi cho rươi bên trên áp chảo, nói chung tùy theo sở thích mỗi người.
Chả rươi thơm ngon, béo ngậy, có vị hấp dẫn đặc trưng mà hiếm món ăn nào có thể đem lại sức hút riêng như vậy.
Chúc các bạn thành công!
Hàng chả rươi 30 năm thơm nức một góc phố đầu đông
Tại phố cổ Hà Nội có một hàng chả rươi ngót nghét 30 năm tuổi luôn chật cứng thực khách giờ tan tầm. Trước đây, chả rươi là món đặc sản chỉ có thể thưởng thức vào tầm cuối thu, đầu đông: "Tháng 9 đôi mươi, tháng mười mùng 5".
Ngày nay, món ăn này có thể tìm mua quanh năm. Dẫu vậy, với nhiều người, thời điểm thưởng thức miếng chả rươi ngon nhất vẫn là khi tiết trời chuyển lạnh.
Hàng chả rươi nằm ngay đầu con phố Hàng Chiếu (Hoàn Kiếm), cạnh di tích lịch sử nổi tiếng Ô Quan Chưởng. Những ngày se se lạnh, chiều tan tầm, quán chật cứng thực khách chờ mua. Chủ quán và người làm thoăn thoắt chiên chả, đóng gói.
Gia đình này đã bán chả rươi gần 30 năm.
Theo chị Nga - chủ quán, quán rươi của gia đình đã mở bán gần 30 năm bởi mẹ chị, bà Nguyễn Thị Nhâm gây dựng. Sau này khi tuổi cao, bà nhường lại vị trí "bếp trưởng" cho con gái.
Món rươi được bà Nhâm học cách làm từ bố. Đây là món gia đình bà rất thích vào mỗi mùa tháng 9, tháng 10 Âm lịch. Tới khi thấy nhiều người yêu món chả rươi mà không có thời gian thực hiện, bà bắt đầu mở bán.
Chả rươi tại quán bao gồm rất nhiều nguyên liệu, gia vị khác nhau: rươi đánh tan, thịt nạc vai xay nhỏ, vỏ quýt xắt mỏng, hành hoa, rau thì là, hạt tiêu, mì chính.
Quán sử dụng rươi từ các vùng Hải Dương, Nghệ An, Quảng Ninh. Rươi được vận chuyển vài trăm km lên Hà Nội ngay sau khi thu hoạch. Chị Nga cho biết, con rươi ngon phải có màu ngả đỏ, còn sống, bơi ngoe nguẩy. Loại rươi đã chết, trương lên, chuyển màu xanh thì chế biến khó mà ngon.
Với những người nhạy cảm, chả rươi được liệt vào danh sách món "đáng sợ" với hình ảnh những con rươi xanh đỏ ngoe nguẩy, nhơn nhớt, mang mùi tanh khó ưa. Vậy nhưng, sau khi được đầu bếp "phù phép", rươi trở thành miếng chả vàng ruộm, mùi thơm nức, khó ai có thể kiềm lòng.
Gia đình chị Nga khử mùi tanh của rươi bằng vỏ quýt, mà phải là loại quýt Lạng Sơn. Loại quả này không đẹp mã nhưng vỏ có mùi thơm dễ chịu, nhiều tinh dầu. Khi tới mùa, gia đình thường sơ chế lượng vỏ lớn để cấp đông, sử dụng dần.
Chả rươi được chiên trong chiếc chảo sâu lòng, chứa dầu nóng già. Bằng kinh nghiệm nhiều năm làm nghề, chị Nga có thể biết rõ màu ra sao là chả đã chín, không quá khô. Chả thường được chiên một lần rồi khi khách tới mua, chị Nga đảo lại cho chả nóng.
Quán chị Nga có 2 loại chả rươi chính, một loại đánh tan con rươi, một loại để nguyên con. Những thực khách e ngại hình thù thứ đặc sản này thì có thể chọn rươi đánh tan.
Hiện tại quán bán nhiều loại chả rươi giá dao động từ 15 - 70 nghìn/chiếc, có loại đặc biệt từ 170 - 220 nghìn/chiếc. Quán bán cả ngày nên thực khách có thể ghé qua bất cứ lúc nào.
Cách làm chả rươi thơm ngon bổ dưỡng, đơn giản tại nhà Rươi từ lâu đã là món ngon đặc sắc với vị thơm ngon, béo ngậy đánh thức các giác quan của bạn. Cách làm món chả rươi ngon dễ thực hiện tại nhà sau đây. Cùng vào bếp thực hiện ngay món chiên này nhé! Nguyên liệu làm Chả rươi (Cho 4 người) Rươi 1 kg Thịt nạc vai 300 gr Trứng 4...