Còn khoảng 10% thẻ BHYT bị cấp trùng
Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo “chính quyền cấp xã và hoạt động lập danh sách quản lý đối tượng cấp thẻ BHYT”, do Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (BHXH VN) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức sáng 10-12.
TS Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng (RTCCD) cho biết, quản lý BHYT trong những năm qua có hiện tượng rất bất thường, trong đó tình trạng trùng thẻ, chậm phát thẻ, sai thông tin thẻ… xảy ra ở tất cả các tỉnh thành, con số lên đến hàng triệu thẻ.
Hàng triệu thẻ BHYT bị cấp trùng gây lãng phí rất lớn ngân sách nhà nước
Đây là vấn đề nan giải mà nhiều cơ quan chức năng liên quan đang cùng vào cuộc để giải quyết. Trong các năm 2013, 2014, BHXH của tất cả các tỉnh thành đã phải thực hiện rà soát thẻ, gây nhiều tốn kém về thời gian, nhân lực và tiền bạc.
Mới đây, RTCCD đã khảo sát cộng đồng về hệ thống quản lý cấp thẻ BHYT tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội) và huyện Kim Bảng (Hà Nam).
Video đang HOT
Ông Trần Vũ Hoàng, Trưởng nhóm nghiên cứu của RTCCD cho biết, chỉ tính riêng tại huyện Sóc Sơn, thống kê của Phòng LĐ-TB&XH huyện cho thấy, có khoảng 2.000 thẻ BHYT bị cấp trùng trong năm 2013. Qua tổng rà soát của BHXH cuối năm 2013, đầu 2014 trên cả nước hiện còn khoảng 10% thẻ BHYT bị cấp trùng. Nếu năm nào cũng tổ chức tổng rà soát việc cấp trùng thẻ là rất khó thực hiện.
Hội thảo kiến nghị nội dung sửa đổi trong thông tư hướng dẫn triển khai BHYT thực hiện từ tháng 1-2015, đồng thời đề xuất sự hợp tác giữa các bên liên quan trong nghiên cứu hoàn thiện mô hình chính quyền xã quản lý đối tượng BHYT với những quy định, hướng dẫn cụ thể cho tuyến xã và các bên tham gia vận hành hệ thống BHYT.
Mục tiêu sẽ đưa vào triển khai toàn quốc phương án quản lý mới từ tháng 1-2016 nhằm khắc phục hữu hiệu các tồn tại trùng thẻ, chậm thẻ, sai thông tin trên thẻ BHYT, góp phần đảm bảo chắc chắn mục tiêu BHYT toàn dân trước năm 2015.
Theo_An ninh thủ đô
Người có lương hưu 10 triệu đồng được tăng thêm 800.000 đồng
Bộ LĐ-TB&XH đề xuất điều chỉnh mức tăng lương hưu sau quyết định tăng chung 8% cho các đối tượng vì nhiều bất cập bộc lộ. Với mức tăng chung 8%, người có mức lương hưu càng cao thì lương hưu tăng thêm càng lớn, người có lương thấp mức tăng thêm lại thấp...
Báo cáo Chính phủ xem xét việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng năm 2015 trong phiên họp thường kỳ tháng 11 hôm qua, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, việc tăng lương 8% cho người nghỉ hưu mà Quốc hội quyết định mới đây, khoản kinh phí tăng thêm ngân sách phải chi vào khoảng 3.355 tỷ đồng.
Việc tăng lương này có ưu điểm đảm bảo được tương quan về tiền lương khi đang tại chức của người nghỉ hưu, đảm bảo nguyên tắc đóng - hưởng trong bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương án tăng chung 8% trên mức lương hưu hiện hưởng thì người có mức lương hưu càng cao thì mức lương hưu tăng thêm càng lớn, ngược lại người có mức lương hưu thấp thì mức tăng thêm thấp.
Cụ thể, theo số liệu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam báo cáo, khoảng 12.700 người có mức lương hưu từ 10 triệu đồng trở lên sẽ được điều chỉnh tăng thêm ít nhất là 800.000 đồng/tháng.
Trong khi đó, khoảng trên 100.000 người có mức lương hưu dưới 2 triệu đồng chỉ được điều chỉnh tăng thêm dưới 160.000 đồng/tháng. Những người hưởng lương hưu bằng mức lương cơ sở chỉ được điều chỉnh tăng thêm 92.000 đồng/tháng. Khoảng 250.000 người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng được điều chỉnh tăng thêm khoảng 136.000 đồng/tháng. Trên 66.000 người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91, Quyết định số 613 chỉ được điều chỉnh tăng thêm khoảng 60.000 đồng/tháng.
Việc tăng lương hưu 8% từ tháng tới theo đó, sẽ càng làm tăng khoảng cách chênh lệch về lương hưu. Đối với những người có mức lương hưu thấp thì mức lương hưu tăng thêm không đáp ứng được.
Ngoài ra, trong nhóm đối tượng đang tại chức, việc tăng lương lần này cũng chỉ áp dụng với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thu nhập thấp (hệ số lương từ 2,34 trở xuống, tương ứng với mức tiền lương theo ngạch, bậc từ 2.691.000 đồng/tháng trở xuống).
Bộ LĐ-TB&XH cho biết, thời gian qua, Bộ đã nhận được nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri, chất vấn của các đại biểu Quốc hội về mức lương hưu của người nghỉ hưu trước thời điểm tháng 4/1993 rất thấp so với giai đoạn từ tháng 4 năm này trở về sau.
Rà soát thực tế lương hưu năm 2013 cho thấy, bình quân lương hưu của những người nghỉ hưu trước tháng 4 năm 1993 là 3,35 triệu đồng/người/tháng và của những người nghỉ hưu từ tháng 4 năm 1993 trở đi là 3,78 triệu đồng/người/tháng.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng thống kê được tỷ lệ, số người nghỉ hưu trước năm 1993 có mức lương hưu dưới mức trung bình chiếm 69,8% tổng số người hưởng hưu trước 1993.
Trước những bất cập đó, ngày 11/11/2014, Bộ LĐ,TB&XH đã làm tờ trình đề xuất Chính phủ báo cáo Quốc hội cho thực hiện việc điều chỉnh lương hưu từ 1/1/2015 tới đây kết hợp với việc xử lý lương hưu đối với những người nghỉ hưu trước tháng 4/1993. Cụ thể, nhóm đối tượng này sẽ được hưởng mức tăng thêm là 10-12% (cao hơn 2-4% so với mức tăng chung 8%).
Bộ LĐ-TB&XH đang phối hợp với các Bộ, ngành khẩn trương xây dựng Nghị định về điềuc hỉnh lương hưu này. Riêng việc xử lý chênh lệch lương hưu của những người nghỉ hưu trước tháng 4/1993, Bộ sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá thực trạng để đề xuất hướng xử lý trong đề án cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.
P.Thảo
Theo dantri
10.000 tỷ đồng tăng lương cần tập trung cho người thực sự khó khăn Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội của QH Bùi Sỹ Lợi băn khoăn, quyết định tăng lương 8% năm tới cho một số nhóm đối tượng chưa thực sự thể hiện tính chất chia sẻ khó khăn. Khoảng 200.000 người nghỉ hưu đang hưởng mức lương trên 10 triệu đồng/tháng vẫn được tăng. Cụ thể, Quốc hội đã thông qua...