“Cơn khát” viện trợ Trung Quốc tại lục địa đen

Theo dõi VGT trên

Là nơi có nhiều quốc gia nghèo và đang phát triển, chính phủ nhiều nước châu Phi cần tới các khoản vay và viện trợ từ Trung Quốc để đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng và phát triển đất nước sau thời gian dài khó khăn.

Cơn khát viện trợ Trung Quốc tại lục địa đen - Hình 1

Chủ tịch Tập Cận Bình (giữa) chụp ảnh cùng các nhà lãnh đạo châu Phi tại Diễn đàn hợp tác Trung Quốc – châu Phi ở Bắc Kinh ngày 3/9 (Ảnh: Reuters)

Nếu được hoàn thành theo kế hoạch ban đầu, một sân bay quốc tế mới tại Sierra Leone sẽ trở thành trung tâm hiện đại chào đón du khách quốc tế và là biểu tượng cho thấy, sau cuộc nội chiến tàn phá đất nước và dịch bệnh Ebola hoành hành, Sierra Leone cuối cùng cũng mở cửa chào đón các cơ hội đầu tư kinh doanh.

Tuy nhiên vào tháng trước, chính phủ Sierra Leone cho rằng kinh phí hàng triệu USD xây dựng sân bay mới là quá lớn. Do vậy, quốc gia châu Phi này quyết định dừng phương án vay Trung Quốc hơn 300 triệu USD để xây sân bay vì lo ngại không có khả năng trả nợ.

Giới phân tích đã dành nhiều lời khen cho Tổng thống Julius Maada Bio vì hành động “hãm phanh” kịp thời trước khi đẩy Sierra Leone, một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, vào cảnh nợ nần nghiêm trọng. Nhiều người cho rằng Sierra Leone đã rút kinh nghiệm từ những bài học “xương máu” của các quốc gia khác khi vướng vào những khoản nợ khổng lồ với Bắc Kinh.

Nhưng chỉ vài ngày sau khi thông báo dừng dự án xây sân bay mới, Tổng thống Bio đã xuất hiện trên kênh truyền hình nhà nước Trung Quốc và tuyên bố ông chưa hề “rời xa” Trung Quốc. Trên thực tế, ông đang trông cậy vào Trung Quốc để nhờ nước này hỗ trợ cho dự án xây cầu trị giá hơn 1 tỷ USD, đồng thời để ngỏ khả năng tái đàm phán với Bắc Kinh về khoản vay 300 triệu USD xây sân bay.

“Chúng tôi là một nước đang phát triển. Và chúng tôi trông chờ vào những nước có thể giúp chúng tôi phát triển”, ông Bio nhấn mạnh.

Trên truyền hình, ôn Bio giải thích rằng ông chỉ quan ngại về một số điều khoản của thỏa thuận xây dựng sân bay mới và việc ông thông báo tạm dừng dự án này không có nghĩa là dừng hợp tác với Trung Quốc. Thay vào đó, ông vẫn ca ngợi một trung tâm y tế của Trung Quốc cũng như các khoản viện trợ mà Bắc Kinh trao cho Sierra Leone – một trong những nước có quặng sắt lớn nhất thế giới.

Cơn khát viện trợ Trung Quốc tại lục địa đen - Hình 2

Chủ tịch Tập Cận Bình đón Tổng thống Julius Maada Bio tại Bắc Kinh hồi tháng 8. (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Trên khắp khu vực châu Phi hạ Sahara, chính phủ các nước như Sierra Leone đang chọn cách “phớt lờ” bài học của nhiều quốc gia đang phát triển, những nước chìm trong khó khăn về kinh tế sau khi trở thành con nợ của Trung Quốc.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo 45% số quốc gia tại khu vực này đang tiến gần tới nguy cơ khủng hoảng nợ. Tuy vậy, nhiều nước vẫn đang tìm kiếm các khoản vay từ Bắc Kinh để xây dựng sân bay, đường cao tốc, tàu hỏa, đập và các dự án điện.

Kenya đang vay tiền Trung Quốc nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trong khu vực, đồng thời phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu hàng hóa sản xuất từ Bắc Kinh, dẫn tới tình trạng mất cân bằng thương mại trong quan hệ song phương. Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta từng phàn nàn tại một hội nghị tổ chức ở Thượng Hải rằng kim ngạch thương mại giữa Kenya và Trung Quốc đã tăng gấp 8 lần trong vòng 10 năm qua và hoạt động thương mại đang nghiêng hẳn về phía Bắc Kinh.

IMF cũng cảnh báo Djibouti, nơi Trung Quốc đặt một căn cứ quân sự lớn và từng tổ chức các cuộc tập trận bắn đạn thật, về những nguy cơ có thể xảy ra từ khoản nợ ngày càng tăng của nước này, trong đó chủ yếu là với ngân hàng Xuất nhập khẩu của chính phủ Trung Quốc. Tuy vậy, Djibouti cũng chưa có dấu hiệu cho thấy sẽ hạn chế việc vay tiền Trung Quốc để phát triển các dự án và cũng không chắc rằng liệu các dự án này có thu lại đủ lợi nhuận để thanh toán các khoản nợ cho Bắc Kinh hay không.

Tại Nigeria, các dự án của Trung Quốc đã kéo theo hàng loạt cáo buộc về tham nhũng, những quyết sách sai lầm và trong một số trường hợp là những công trình chất lượng kém. Tuy vậy, quốc gia châu Phi này vẫn cần tới Trung Quốc để xây dựng đường sắt ven biển và rất nhiều các dự án khác.

“Những khoản nợ của Trung Quốc đã trở thành chất kích thích cho các nguồn vốn phát triển cơ sở hạ tầng: khả năng gây nghiện cao, luôn có sẵn và ẩn chứa những tác động tiêu cực dài hạn”, Grant T. Harris, giám đốc phụ trách châu Phi tại Nhà Trắng dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, nhận định.

Tình trạng hàng hóa giá rẻ do Trung Quốc sản xuất đổ bộ vào thị trường châu Phi khiến nhiều công ty tại khu vực này không đủ khả năng cạnh tranh, từ đó càng khiến cho các nước châu Phi gặp nhiều khó khăn trong việc nâng nguồn dự trữ tiền mặt, chủ yếu là đồng USD, để thanh toán cho các khoản vay từ Trung Quốc.

Trung Quốc cũng nhắm mục tiêu cho vay tới các nước giàu tài nguyên như dầu khí, bô xít, sắt và các kim loại khác. Do vậy, nếu một quốc gia đang phát triển giàu tài nguyên gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản vay cho Trung Quốc, họ có thể trả bằng chính tài nguyên của nước mình. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đạt được mục đích chính trị khi lấy các khoản vay làm điều kiện để thuyết phục các nước ủng hộ chính quyền Bắc Kinh, thay vì Đài Loan.

“Cơn khát” của châu Phi

Video đang HOT

Cơn khát viện trợ Trung Quốc tại lục địa đen - Hình 3

Người dân Djibouti cầm cờ Trung Quốc tại lễ khai trương dự án nhà ở hồi tháng 7 (Ảnh: Getty)

Tại hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác châu Phi – Trung Quốc ở Bắc Kinh gần đây, Trung Quốc thông báo đã thiết lập quỹ 60 tỷ USD để hỗ trợ các dự án cơ sở hạ tầng của châu Phi nhằm tăng cường mối liên kết với châu lục này.

Trung Quốc đang tăng cường mối quan hệ tại những khu vực mới trên lục địa đen, đặc biệt ở phía Tây Phi. Trung Quốc đã đưa nhiều quốc gia Tây Phi vào danh sách các nước nhận viện trợ từ Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh.

Một trong những nước mới tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường là Senegal. Tại lễ cắt băng khánh thành ở thủ đô của Senegal trong chuyến thăm vào mùa hè năm nay, Chủ tịch Tập Cận Bình đã trao chìa khóa của sân vận động mới do Trung Quốc xây dựng cho tổng thống Senegal. Ngoài ra, các khoản vay từ Trung Quốc cũng giúp xây dựng một tuyến đường cao tốc tại thành phố Touba và một phần khu công nghiệp.

“Đối với châu Phi, đây không phải là điều gì xấu xa. Họ cần cơ sở hạ tầng. Họ không thể chờ viện trợ từ phương Tây. Họ cần viện trợ nhanh chóng và chính phủ Trung Quốc đã đáp ứng được yêu cầu đó”, Anna Rosenberg, Giám đốc phụ trách khu vực châu Phi hạ Sahara tại hãng tư vấn thị trường mới nổi Frontier Strategy Group, nhận định.

Với những quốc gia như Sierra Leone, nơi đang khao khát bỏ lại phía sau những năm tháng bất ổn chính trị, sức hút từ các khoản vay của Trung Quốc rất khó kháng cự. Với hơn một nửa dân số vẫn đang sống dưới mức nghèo và nền kinh tế vật lộn để có thể quay về bằng với thời điểm trước khi đại dịch Ebola bùng phát, Sierra Leone không còn nhiều lựa chọn, ngoài việc bắt tay với Trung Quốc.

Nhiều nhà phân tích và chuyên gia, trong đó có cựu Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde, đều đã cảnh báo các nước về việc gánh quá nhiều khoản nợ của Trung Quốc. Trong bài phát biểu tại hội nghị cấp cao Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) trong tháng này, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence chỉ trích Trung Quốc sử dụng “ngoại giao nợ” để mở rộng ảnh hưởng toàn cầu. Tuy vậy, các quan chức Trung Quốc nhiều lần phủ nhận cáo buộc rằng, các khoản vay của nước này nhằm tạo ra bẫy nợ cho các nước châu Phi.

Trung Quốc hứa sẽ xóa nợ cho một số nước châu Phi nghèo nhất. Tuy nhiên, hiện chưa rõ nước nào được hưởng quyền lợi này và cam kết của Bắc Kinh sẽ chỉ áp dụng với các khoản vay không lãi suất.

Các nhà phân tích cho rằng chính phủ các nước châu Phi cần tỉnh táo hơn trong việc đàm phán các khoản vay với Trung Quốc, thương lượng với Bắc Kinh về tỷ lệ lãi suất cũng như bổ sung thêm các điều khoản yêu cầu Trung Quốc tuyển dụng các lao động địa phương, thay vì sử dụng lao động Trung Quốc.

Thành Đạt

Theo Dantri/ New York Times

VNEN và Sách giáo khoa, trách nhiệm là của ai?

Bộ Giáo dục đã có văn bản tiếp thu và giải trình một số nội dung liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật về xuất bản, in, phát hành sách giáo khoa...

Ngày 25/9 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản tiếp thu và giải trình một số nội dung liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật về xuất bản, in, phát hành sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2012-2017.

VNEN và Sách giáo khoa, trách nhiệm là của ai? - Hình 1

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ cho biết quan điểm của Bộ về vấn đề lãng phí sách giáo khoa mà dư luận đặt ra, ảnh: Báo Điện tử Chính phủ.

Trước đó, dư luận xã hội lẫn nghị trường Quốc hội đã có những bức xúc về việc lãng phí sách giáo khoa 2000 sử dụng 1 lần, sách VNEN và Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục bán độc quyền giá cao và năm nào cũng chỉnh sửa để in lại.

"Đá bóng" VNEN sang Trung ương?

Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 25/9 cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo giải trình các vấn đề liên quan đến sách VNEN và Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục, rằng:

"Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo nghiên cứu, vận dụng một số phương pháp, hình thức dạy học tiên tiến của thế giới vào các cấp học phổ thông trong đó có mô hình trường học mới (mô hình VNEN, một phương thức dạy học lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm)..." [1]

Trường học mới là một mô hình giáo dục lớp ghép được phát triển tại Colombia từ thập niên 1970 để giải quyết những vấn đề giáo dục, kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù của một quốc gia nghèo nàn và xung đột, nơi trẻ em có thể trở thành nạn nhân của các tổ chức tội phạm và vũ trang bất cứ lúc nào.

Bài viết "Hãy biến trường học thành một nền dân chủ" của tác giả David L. Krip đăng trên The New York Times ngày 28/2/2015 cho biết, mô hình trường học mới gần như không được biết đến ở Hoa Kỳ. [2]

Vậy dựa vào đâu để Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, mô hình trường học mới của Colombia (Escuela Nueva) là phương pháp, hình thức dạy học "tiên tiến của thế giới", nhất là nó phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế xã hội, văn hóa và mục tiêu giáo dục của Việt Nam để thí điểm ồ ạt, triển khai nhân rộng ra cả nước?

Có thành viên nào của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, có quốc gia châu Âu nào nhập khẩu mô hình này về cho đất nước họ không? Ngay cả khu vực châu Á, giáo dục Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore...có nhập khẩu mô hình Escuela Nueva không?

VNEN và Sách giáo khoa, trách nhiệm là của ai? - Hình 2

Bà Vicky Colbert được nhiều giải thưởng về mô hình trường học mới Colombia, vì nó giải quyết được bài toán giáo dục, kinh tế, xã hội rất đặc thù của quốc gia này, nhưng không thể nhân rộng tùy tiện. Ảnh: Speakerpedia.

Thứ hai, Escuela Nueva được người sáng lập ra nó, bà Vicky Colbert tiếp cận và giới thiệu với Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển bên lề một hội thảo về giáo dục cho các nước đang phát triển do Ngân hàng Thế giới tổ chức tại Cebu, Philippines từ ngày 9 đến ngày 12/2/2009.

Khoảng 1, 2 tháng sau đó, thầy Nguyễn Vinh Hiển cử một đoàn công tác sang Colombia tìm hiểu, sau đó quyết định nhập khẩu mô hình này về Việt Nam thí điểm tại 6 tỉnh từ năm 2011.

Ngày 9/1/2013, Chính phủ đã ký Hiệp định tài trợ số GPE TF013048 với Tổ chức hợp tác giáo dục toàn cầu tại trợ, ủy thác qua Ngân hàng Thế giới (84,6 triệu USD viện trợ không hoàn lại và 3 triệu USD vốn đối ứng Chính phủ);

Cơ quan giám sát là tổ chức UNESCO tại Việt Nam tài trợ Dự án mô hình trường học mới tại Việt Nam. Dự án mô hình trường học mới (Dự án GPE-VNEN) với 1447 trường tiểu học của 63 tỉnh, thành phố. [3]

Ngày 04/11/2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mới ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Vậy tại sao Bộ Giáo dục và Đào tạo lại tìm cách viện dẫn Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 để giải thích cho những vấn đề của Dự án VNEN "thí điểm" từ năm 2011, gây bức xúc dư luận?

Nay trước những bất cập và phản ứng từ dư luận cha mẹ học sinh cũng như chính quyền các địa phương, phải chăng Bộ Giáo dục và Đào tạo muốn "né" trách nhiệm của mình bằng cách đá quả bóng sang Trung ương?

Nghị quyết của Quốc hội có bị lạm dụng?

Báo Điện tử Chính phủ ngày 21/9/2018 có bài "Quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc lãng phí sách giáo khoa". Bài viết cho hay:

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ điểm lại Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 9/12/2000 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Chính phủ đã giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng chương trình, tổ chức biên soạn sách giáo khoa để thực hiện trên phạm vi cả nước.

Sách giáo khoa biên soạn theo Chương trình Giáo dục phổ thông hiện hành (gọi tắt là Chương trình 2000) được triển khai ở các cơ sở giáo dục từ năm học 2002-2003. Phiên bản sách giáo khoa hiện nay là phiên bản đã được sử dụng ổn định từ nhiều năm nay. [4]

Báo cáo Tổng kết đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09/12/2000 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo soạn, cho biết:

Chương trình giáo dục tiểu học bắt đầu soạn từ năm 1996 và bắt đầu thí điểm từ năm 1997, ban hành ngày 9/11/2001 theo Quyết định số 43/2001/QĐ-BGDĐT;

Chương trình giáo dục trung học cơ sở bắt đầu soạn thảo từ năm 1998 và bắt đầu thí điểm từ năm 2000, ban hành ngày 24/01/2002 theo Quyết định số 03/2002/QĐ-BGDĐT;

Chương trình giáo dục trung học phổ thông bắt đầu soạn từ năm 2000 và thí điểm từ năm 2004;

Ngày 05/05/2006 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT chính thức ban hành chương trình giáo dục phổ thông từ việc ghép 3 chương trình cấp học nói trên, để sử dụng thống nhất trong cả nước.

Và trên thực tế, theo Thuyết trình của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về tình hình giáo dục năm 2002 do bà Trần Thị Tâm Đan - Chủ nhiệm Ủy ban, trình bày tại Kỳ họp thứ 2 của Quốc hội ngày 11/11/2002, thì:

Dự án giáo dục tiểu học, với tổng số vốn 78 triệu USD, thực hiện trong giai đoạn 1994 - 2002; Dự án phát triển trung học cơ sở, với tổng số vốn 71,5 triệu USD, thực hiện từ năm 1998 đến 2004.

Nội dung các dự án gồm nhiều hạng mục như: xây dựng chương trình và viết sách giáo khoa mới; xây dựng trường sở, bổ sung trang thiết bị dạy học, cung cấp sách cho thư viện trường ...

Trong đó, chi cho xây dựng chương trình, viết sách giáo khoa tiểu học là 1,5 triệu USD và cho xây dựng chương trình và viết sách giáo khoa trung học cơ sở là 2,6 triệu USD.

Như vậy, phải chăng Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội đang bị lạm dụng để giải thích cho cách đổi mới giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo bằng dự án chồng dự án?

Lần đổi mới chương trình, sách giáo khoa đang triển khai hiện nay cũng vậy, được khởi động ngay từ khi vừa kết thúc việc triển khai cuốn sách giáo khoa cuối cùng của Chương trình 2000, năm 2008.

Và hiện nay không một tổ chức, cá nhân nào thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra được cam kết công khai trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân:

Với 80 triệu USD đi vay làm chương trình và sách giáo khoa, 100 triệu USD đi vay để đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, chưa kể cơ sở vật chất, chương trình sách giáo khoa mới sẽ có tuổi thọ sử dụng ổn định trong bao nhiêu năm?

Thiết nghĩ Quốc hội nên sớm có giám sát chuyên đề và điều trần về các dự án ODA trong giáo dục, đặc biệt là cách đổi mới theo kiểu dự án chồng dự án như suốt hơn hai chục năm qua và vẫn đang tiếp tục.

Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đặc biệt quan tâm, chăm lo cho giáo dục. Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, ngành giáo dục vẫn được ưu ái với những khoản kinh phí không hề nhỏ để đổi mới giáo dục, phát triển chương trình, sách giáo khoa.

Nhưng vừa làm xong, Bộ lại lập dự án mới thay thế, khi sách giáo khoa còn chưa kịp cũ.

Số tiền lãng phí có thể lớn, nhưng mất mát lớn hơn và không đo được bằng tiền, là tương lai và cơ hội của dân tộc cứ bị bỏ lỡ theo những dự án có vòng đời ngắn ngủi, và lòng tin của nhân dân vào giáo dục dễ vơi dần sau mỗi một dự án "thí điểm", thử nghiệm trên hàng triệu học sinh.

Nguồn:

[1]https://dangcongsan.vn/khoa-giao/sach-huong-dan-hoc-theo-mo-hinh-vnen-dat-vi-sao-499000.html

[2]https://www.nytimes.com/2015/03/01/opinion/sunday/make-school-a-democracy.html?mcubz=1

[3]https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/danh-gia-3-nam-thuc-hien-mo-hinh-truong-hoc-moi-vnen-2506286-v.html

[4]https://baochinhphu.vn/Giao-duc/Quan-diem-cua-Bo-GDDT-ve-viec-lang-phi-sach-giao-khoa/347336.vgp

Theo giaoduc.net.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump: Xung đột Nga - Ukraine phải chấm dứtÔng Trump: Xung đột Nga - Ukraine phải chấm dứt
22:07:53 17/12/2024
Mỹ sắp trừng phạt mạnh tay đội tàu "dầu bóng tối" của NgaMỹ sắp trừng phạt mạnh tay đội tàu "dầu bóng tối" của Nga
12:51:45 17/12/2024
Dùng xe tải 5 tấn và 20 người hỗ trợ chôn cất người đàn ông nặng 420kgDùng xe tải 5 tấn và 20 người hỗ trợ chôn cất người đàn ông nặng 420kg
07:40:48 18/12/2024
Khai "lố" tuổi để lấy vợ, 28 năm sau người chồng ra tòa yêu cầu hủy hônKhai "lố" tuổi để lấy vợ, 28 năm sau người chồng ra tòa yêu cầu hủy hôn
09:47:50 18/12/2024
Bitcoin tiến sát kỷ lục 108.000 USD sau phát biểu của Tổng thống TrumpBitcoin tiến sát kỷ lục 108.000 USD sau phát biểu của Tổng thống Trump
07:20:30 18/12/2024
Trung Quốc tăng thời gian quá cảnh miễn thị thực cho công dân từ 54 nướcTrung Quốc tăng thời gian quá cảnh miễn thị thực cho công dân từ 54 nước
06:33:35 19/12/2024
Tính toán của Ukraine khi ám sát tướng cấp cao của NgaTính toán của Ukraine khi ám sát tướng cấp cao của Nga
13:55:16 18/12/2024
Vụ nữ sinh xả súng: Lời cảnh tỉnh nữa về nạn bạo lực súng đạn ở MỹVụ nữ sinh xả súng: Lời cảnh tỉnh nữa về nạn bạo lực súng đạn ở Mỹ
19:51:10 17/12/2024

Tin đang nóng

Cháy quán cà phê 11 người tử vong: Lời khai của nghi phạmCháy quán cà phê 11 người tử vong: Lời khai của nghi phạm
05:59:17 19/12/2024
Clip nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người chết ở Hà NộiClip nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người chết ở Hà Nội
07:05:15 19/12/2024
Khởi tố vụ án "Giết người", khởi tố bị can vụ đốt quán café làm 11 người tử vong tại Hà NộiKhởi tố vụ án "Giết người", khởi tố bị can vụ đốt quán café làm 11 người tử vong tại Hà Nội
06:41:49 19/12/2024
Xoài Non tung ảnh tình tứ bên Gil Lê, netizen "zoom cận" 1 chi tiết thân mật gây xôn xaoXoài Non tung ảnh tình tứ bên Gil Lê, netizen "zoom cận" 1 chi tiết thân mật gây xôn xao
06:54:34 19/12/2024
Nóng: Diệp Lâm Anh và chồng cũ bị bắt cận cảnh tái hợp sượng trân, nhưng biểu cảm của 2 người đẹp bên cạnh mới là thú vị!Nóng: Diệp Lâm Anh và chồng cũ bị bắt cận cảnh tái hợp sượng trân, nhưng biểu cảm của 2 người đẹp bên cạnh mới là thú vị!
06:49:39 19/12/2024
Đưa dì út mỗi tháng 10 triệu chăm mẹ già bị liệt, mẹ tôi bật khóc tức giận khi lật chiếc chăn của bà ngoại lênĐưa dì út mỗi tháng 10 triệu chăm mẹ già bị liệt, mẹ tôi bật khóc tức giận khi lật chiếc chăn của bà ngoại lên
08:07:58 19/12/2024
Nữ Đại tá là NSND từ chối nhận túi 100 triệu của Hồ Quỳnh Hương, xe ô tô của một nữ ca sĩ nổi tiếngNữ Đại tá là NSND từ chối nhận túi 100 triệu của Hồ Quỳnh Hương, xe ô tô của một nữ ca sĩ nổi tiếng
06:34:36 19/12/2024
Đây là sao nam Vbiz nắm giữ bí mật "chấn động" của Nhật Kim AnhĐây là sao nam Vbiz nắm giữ bí mật "chấn động" của Nhật Kim Anh
07:23:23 19/12/2024

Tin mới nhất

Mỹ giải mã hiện tượng UAV bí ẩn

Mỹ giải mã hiện tượng UAV bí ẩn

08:45:26 19/12/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden và các cơ quan chính phủ đang trấn an người dân sau liên tiếp các vụ phát hiện máy bay không người lái (UAV) bí ẩn gần đây trên lãnh thổ Mỹ.
Trung Quốc nghiên cứu phát triển kỹ thuật mới để chiết xuất uranium từ nước biển

Trung Quốc nghiên cứu phát triển kỹ thuật mới để chiết xuất uranium từ nước biển

08:41:59 19/12/2024
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng sáp để tạo ra các hạt gel gốc nước có khả năng tách uranium khỏi nước biển, một giải pháp mới nhằm cung cấp năng lượng cho các nhà máy điện hạt nhân từ đại dương.
FSB bắt nghi phạm vụ ám sát tướng Nga tại Moscow

FSB bắt nghi phạm vụ ám sát tướng Nga tại Moscow

08:39:19 19/12/2024
Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) hôm nay 18.12 thông báo đã bắt giữ nghi phạm thực hiện vụ nổ khiến trung tướng Nga Igor Kirillov thiệt mạng ở Moscow hôm 17.12.
Tổng thống Hàn Quốc không trình diện để cung cấp lời khai

Tổng thống Hàn Quốc không trình diện để cung cấp lời khai

07:19:53 19/12/2024
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol hôm nay đã không trình diện trước cơ quan điều tra để cung cấp lời khai liên quan vụ ban bố thiết quân luật.
Chính phủ mới Syria muốn Nga 'xem xét lại' hiện diện quân sự

Chính phủ mới Syria muốn Nga 'xem xét lại' hiện diện quân sự

06:39:28 19/12/2024
Chính phủ chuyển tiếp Syria cho rằng các động thái quân sự gần đây của Nga mơ hồ và kêu gọi Moscow xem xét lại hiện diện quân sự tại Syria.
CEO TikTok gặp riêng ông Trump, tìm cách ngăn lệnh cấm ở Mỹ

CEO TikTok gặp riêng ông Trump, tìm cách ngăn lệnh cấm ở Mỹ

06:36:29 19/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa gặp CEO TikTok Châu Thụ Tư, sau khi ông Trump bày tỏ thiện cảm với TikTok và cho hay chính quyền sắp tới của mình sẽ xem xét lại lệnh cấm ứng dụng này.
Thẩm phán ra phán quyết mới bất lợi cho ông Trump về vụ chi tiền bịt miệng

Thẩm phán ra phán quyết mới bất lợi cho ông Trump về vụ chi tiền bịt miệng

06:24:33 19/12/2024
Thẩm phán Juan Merchan ở bang New York (Mỹ) ngày 16.12 nói bản án kết tội Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về vụ chi tiền bịt miệng diễn viên phim khiêu dâm nên được giữ nguyên, theo Reuters.
Nga phải sẵn sàng chiến đấu với NATO trong thập niên tới

Nga phải sẵn sàng chiến đấu với NATO trong thập niên tới

06:16:53 19/12/2024
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrey Belousov ngày 16.12 cảnh báo Moscow phải chuẩn bị tư thế sẵn sàng cho một cuộc xung đột tiềm tàng với NATO trong thập niên tới giữa bối cảnh gia tăng căng thẳng địa chính trị tại châu Âu.
Người đàn ông phát hiện u phổi ác tính từ dấu hiệu không ngờ

Người đàn ông phát hiện u phổi ác tính từ dấu hiệu không ngờ

05:45:09 19/12/2024
Tổn thương được chẩn đoán hướng tới u phổi, dạng u phế quản trung tâm xâm lấn trung thất, gây hẹp phế quản gốc trái. Sau khi có kết quả, ông N. được chuyển đến bệnh viện chuyên khoa để điều trị.
Tổng thống Hàn Quốc đối mặt bê bối mới liên quan đến nhà ngoại cảm

Tổng thống Hàn Quốc đối mặt bê bối mới liên quan đến nhà ngoại cảm

05:38:28 19/12/2024
Ông Jeon là người được cho là có quan hệ gần gũi với Tổng thống Yoon Suk Yeol và vợ ông Yoon. Lệnh khám xét và thu giữ cũng được thực hiện tại nhà riêng của người này.
Nga sẽ đưa vụ Ukraine ám sát tướng cấp cao ra cuộc họp của Liên hợp quốc

Nga sẽ đưa vụ Ukraine ám sát tướng cấp cao ra cuộc họp của Liên hợp quốc

05:36:17 19/12/2024
Tuyên bố của bà Zakharova được đưa ra trong bối cảnh cơ quan điều tra Nga đã bắt giữ một nghi phạm liên quan đến vụ ám sát ông Kirillov, Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ Bức xạ, Hóa học và Sinh học của Nga.
Boeing nối lại tất cả các chương trình sản xuất máy bay

Boeing nối lại tất cả các chương trình sản xuất máy bay

05:34:14 19/12/2024
Boeing tuần trước xác nhận đã tái khởi động sản xuất loại máy bay bán chạy 737 MAX vào đầu tháng 12, khoảng 1 tháng sau cuộc đình công kéo dài 7 tuần của 33.000 công nhân nhà máy kết thúc.

Có thể bạn quan tâm

Vụ cháy 11 người tử vong: Nạn nhân không có cơ hội thoát bằng cửa chính

Vụ cháy 11 người tử vong: Nạn nhân không có cơ hội thoát bằng cửa chính

Pháp luật

09:49:42 19/12/2024
Lúc đó ngọn lửa bùng lên rất dữ dội nên không có cơ hội để thoát ra bằng cửa chính , anh Vũ Văn Khanh, người may mắn thoát nạn trong vụ cháy 11 người tử vong ở Hà Nội, bàng hoàng kể.
Biotin có lợi ích sức khỏe và hạn chế gì?

Biotin có lợi ích sức khỏe và hạn chế gì?

Sức khỏe

09:14:13 19/12/2024
Biotin rất quan trọng để duy trì làn da khỏe mạnh, hỗ trợ sản xuất acid béo, rất cần thiết cho sức khỏe của da. Thiếu hụt biotin có thể biểu hiện bằng các triệu chứng như viêm da hoặc phát ban đỏ, có vảy.
Hoàng Dũng ra MV mới, trả lời cho bí ẩn "đi trốn ê-kíp" suốt thời gian qua

Hoàng Dũng ra MV mới, trả lời cho bí ẩn "đi trốn ê-kíp" suốt thời gian qua

Nhạc việt

09:11:34 19/12/2024
Tối 18/12, Hoàng Dũng đã phát hành sản phẩm âm nhạc Cuối tuần (1825) , tiếp nối chuỗi dự án đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ trên hành trình nghệ thuật.
Hoa hậu Tiểu Vy đối đầu đàn chị Kỳ Duyên trong phim Tết của Trấn Thành

Hoa hậu Tiểu Vy đối đầu đàn chị Kỳ Duyên trong phim Tết của Trấn Thành

Hậu trường phim

09:06:10 19/12/2024
Dàn diễn viên phim điện ảnh Bộ tứ báo thủ gồm Trấn Thành, Lê Giang, Uyển Ân, Tiểu Vy, Kỳ Duyên... tung bộ ảnh mừng Giáng sinh khiến công chúng rần rần
Hiện trường vụ cháy quán 'Hát cho nhau nghe' khiến 11 người chết ở Hà Nội

Hiện trường vụ cháy quán 'Hát cho nhau nghe' khiến 11 người chết ở Hà Nội

Tin nổi bật

09:04:02 19/12/2024
Đêm qua, vụ cháy nhà 4 tầng ở số 258 đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã khiến 11 người chết. Hiện trường được dựng rào phong tỏa.
Hạnh phúc bất ngờ khi lấy một người... không yêu

Hạnh phúc bất ngờ khi lấy một người... không yêu

Góc tâm tình

08:58:30 19/12/2024
Tôi nhắm mắt bước vào cuộc hôn nhân ấy chỉ để chiều lòng bố mẹ, nhưng không ngờ, người chồng tôi lấy lại hết lòng yêu thương, chiều chuộng, cho tôi một cuộc sống hạnh phúc ngoài mong đợi.
Hyun Bin đích thân thừa nhận thời điểm yêu Son Ye Jin nhưng thật ra là nói dối?

Hyun Bin đích thân thừa nhận thời điểm yêu Son Ye Jin nhưng thật ra là nói dối?

Sao châu á

08:56:25 19/12/2024
Hyun Bin tham dự show truyền hình sau 13 năm. Tại đây, tài tử đã có nhiều chia sẻ về sự nghiệp và cuộc sống gia đình với Son Ye Jin.
Cố đô Huế - Vùng đất của những di sản văn hóa vô giá

Cố đô Huế - Vùng đất của những di sản văn hóa vô giá

Du lịch

08:45:45 19/12/2024
Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ gần như nguyên vẹn những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam.
Hoa hậu Việt ồ ạt đi thi quốc tế, mấy người giành vương miện?

Hoa hậu Việt ồ ạt đi thi quốc tế, mấy người giành vương miện?

Sao việt

08:10:29 19/12/2024
2024 được xem là năm thăng trầm của những đại diện Việt Nam tại cuộc thi sắc đẹp quốc tế, có người đạt thành tích cao nhưng nhiều người lại ra về trong lặng lẽ.
Không thời gian - Tập 14: Đại gặp rắc rối

Không thời gian - Tập 14: Đại gặp rắc rối

Phim việt

07:13:25 19/12/2024
Về đơn vị mới, mặc dù cố gắng tiếp cận công việc nhanh nhất, nhưng với tính chất công việc thay đổi khiến Đại gặp rắc rối.