Còn hơn 182 đường ngang dân sinh bất hợp pháp, cần được xóa bỏ
Theo thống kê của Công ty CP đường sắt Nghệ Tĩnh, trên địa bàn Nghệ An có 51 đường ngang, trong đó có 21 đường ngang có gác, 14 đường ngang có biển báo tự động và 16 đường ngang có biển báo.
Lực lượng CSGT đường sắt đường bộ Nghệ An kiểm tra các địa điểm đường ngang dân sinh bất hợp pháp.
Và trong thời gian qua, những vụ tai nạn liên tiếp xảy ra tại những đường ngang dân sinh, biến những “lối đi” này thành những điểm đen về tai nạn. Phần lớn những vụ tai nạn đều bắt nguồn từ tuyến những đường ngang bất hợp pháp và ý thức của người tham gia giao thông. Vậy nên, việc đề xuất “đóng lối” những đường ngang bất hợp pháp là một cách giảm đi những vụ tai nạn chết người.
Theo số liệu từ Phòng CSGT (Công an Nghệ An), trong năm 2016 trên các tuyến đường sắt đã xảy ra 19 vụ, làm chết 14 người, bị thương 6 người, hư hỏng 3 ô tô, 6 mô tô, 2 xe đạp, 2 đầu máy. So với năm 2015 giảm 2 vụ, tăng 1 người chết, giảm 4 người bị thương.
Trong khi đó, theo thống kê mới nhất thì riêng những ngày đầu tháng 2/2017, toàn tỉnh Nghệ An xảy ra 5 vụ TNGT, chủ yếu tại các điểm giao cắt. Điển hình, ngày 1/2, trong lúc băng qua điểm giao với đường sắt ở huyện Quỳnh Lưu, một ô tô đã bị tàu hỏa tông khiến 4 người nguy kịch.
Vào khoảng 8h sáng cùng ngày 20/1/2017, trên đường ngang dân sinh tại km 242 500 tuyến đường sắt Bắc – Nam cũng thuộc địa phận phường Quỳnh Thiện, TX Hoàng Mai xảy ra vụ tai nạn đường sắt khiến 1 người phụ nữ nguy kịch.
Nghệ An, đang có một thực trạng đáng báo động hơn đó là tại các điểm đường không có rào chắn, thiết bị báo hiệu và chưa được đầu tư tấm lát bê tông phẳng lòng đường sắt nên rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông khi đi qua đây.
Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện có 2 tuyến đường sắt với tổng chiều dài 126 km. Trong đó tuyến đường sắt Bắc – Nam dài 99,5 km đi qua địa bàn thị xã Hoàng Mai, các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn và TP Vinh, có tới 233 điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt.
Đặc biệt, hiện vẫn còn 15/51 đường ngang chưa có gác chắn và biển cảnh báo tự động, 182 đường dân sinh bất hợp pháp, chủ yếu do người dân tự mở… Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, việc tồn tại nhiều đường ngang dân sinh giao cắt với đường sắt, nhất là trên tuyến đường sắt Bắc – Nam có nhiều điểm giao cắt bị che khuất bởi tầm nhìn, nhiều đoạn song song với quốc lộ 1, khu đông dân cư nên tiềm ẩn nguy cơ về tai nạn giao thông. Bởi trên thực tế ý thức tham gia giao thông của người dân khi đi qua các điểm giao cắt giữa đường bộ với đường sắt còn hạn chế.
Nghệ An hiện còn rất nhiều đường ngang cắt đường sắt bất hợp pháp, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây mất an toàn giao thông.
Video đang HOT
Đứng trước thực trạng đó, ngày 4/2 vừa qua, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã có Công điện yêu cầu Bộ GTVT chỉ đạo Cục đường sắt và VNR phối hợp với cơ quan chức năng của các tỉnh, thành phố có đường sắt đi qua đề xuất phương án bảo đảm an toàn tại đường ngang trên toàn tuyến, bao gồm cả việc xây dựng đường gom, lập chắn đường ngang để xóa bỏ toàn bộ lối đi dân sinh hiện hữu, xác định trách nhiệm cụ thể của đơn vị, địa phương.
Tại Nghệ An, để thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, những giải pháp nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông tại các điểm đường ngang dân sinh đã được UBND tỉnh Nghệ An ban hành Công văn số 2607/UBND.NC ngày 22/4/2016 đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo Tổng công ty đường sắt Việt Nam, Cục đường sắt Việt Nam thực hiện nâng cấp đường ngang hợp pháp (chưa có gác chắn, rào chắn) thành đường ngang phòng vệ cảnh báo tự động và lắp đặt cần chắn tự động.
Riêng Đội CSGT đường sắt (Phòng CSGT Nghệ An) đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, thậm chí xử lý những trường hợp các vi phạm về chỉ giới, hành lang an toàn giao thông đường sắt. Đồng thời, tổ chức lập kế hoạch, thành lập đoàn kiểm tra các đường ngang dân sinh để các tuyến đường này được an toàn.
“Ngoài ra, theo đề xuất của chúng tôi, cần có biện pháp đóng những đường ngang dân sinh bất hợp pháp. Bởi đây, là những địa điểm rất không an toàn khi không có một biển báo nào cảnh báo”, Thiếu tá Nguyễn Văn Đường – Đội trưởng Đội CSGT đường sắt (Phòng CSGT Nghệ An) cho biết.
Nguyễn Duy
Theo Dantri
Nghề lái tàu: Chỉ ai vào buồng lái mới thấu hiểu
Sự không đồng bộ về hạ tầng của cả đường sắt lẫn đường bộ là nguyên nhân chính dẫn đến TNGT đường sắt hiện nay.
Sau vụ tai nạn nghiêm trọng giữa tàu hỏa và xe hu vực đường ngang dân sinh tại Thường Tín, Hà Nội vừa qua làm 6 người chết, 1 người bị thương một lần nữa cho thấy đa số các vụ tai nạn giao thông đường sắt là do ý thức của người tham gia giao thông quá kém, không tuân thủ những quy định về an toàn giao thông khi băng qua đường sắt. Bên cạnh đó còn là sự không đồng bộ về hạ tầng của cả đường sắt lẫn đường bộ hiện nay.
Cung đường sắt Bắc -Nam từ ga Phủ Lý về ga Hà Nội là cung đường khiến cho các lái tàu căng thẳng nhất.
Ám ảnh nghề lái tàu
Lâu nay, với cánh lái tàu Thống Nhất Bắc - Nam thì đoạn đường sắt từ Ga Phủ Lý về Ga Hà Nội luôn thực sự là khó khăn cho người lái tàu, vì có quá nhiều đường ngang dân sinh, đặc biệt là tình trạng những người dân băng ngang qua đường sắt.
Anh Đào Nguyên Ngọc, lái tàu Thống Nhất thuộc Xí nghiệp đầu máy xe lửa Hà Nội từng đâm vào ôtô đi ăn hỏi làm 9 người chết tại địa phận huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội tháng 11 năn 2009 cho biết, khi nghe tin tàu SE2 đâm phải ôtô sáng sớm hôm đó, những hình ảnh về vụ tai nạn giao thông năm trước lại hiện về trong anh.
Mấy năm sau vụ tai nạn kinh hoàng ấy, đến giờ anh Ngọc vẫn luôn bị ám ảnh bởi ánh nhìn cuối cùng của những thanh niên bê tráp, người già và cả trẻ con. Do căng thẳng, suy nghĩ nhiều, anh phải xin nghỉ một thời gian và phải mấy tháng sau anh mới ổn định lại tinh thần để tiếp tục chạy tàu.
Anh Đào Nguyên Ngọc kể lại: "Thật ra chỉ muốn quên nỗi ám ảnh ấy đi, không muốn nhớ lại. Lúc ấy, khi phát hiện ra thì tôi đã hãm phanh khẩn cấp, nhưng do khoảng cách quá gần, ta luy đường sắt và đường bộ thì cao mà lái xe thì cố tình vượt nên dù có biết là tai nạn cũng không thể nào kịp nữa...".
"Đoạn đường đó cho phép tàu chạy tốc độ 80 km nhưng hôm đó đoạn này tôi chỉ chạy có 60 km thôi, chứ hôm đó mà chạy đúng tốc độ thì không biết hậu qủa sẽ đi đến đâu nữa...", anh Ngọc nhớ lại.
Giờ với anh, mỗi khi bước chân vào buồng lái tàu chỉ mong muốn: "được bình an trên mỗi chuyến tàu, mong mỗi người tham gia giao thông nên có ý thức, trước khi qua đường sắt cần quan sát thật kỹ để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người..."
Trong nhiều trường hợp bất khả kháng lái tàu biết là sẽ đâm nhưng cũng bất lực vì khoảng cách quá gần.
Anh Lưu Quang Khải cũng thuộc Xí nghiệp Đầu máy xe lửa Hà Nội, người có 20 năm kinh nghiệm lái tàu Bắc - Nam cho biết, chứng kiến nhiều vụ tai nạn thảm khốc mà không thể nào xử lý được.
"Tôi khẳng định và lấy tính mạng ra đặt cược, với tốc độ chạy tàu như vậy thì cũng...chịu, không thể làm gì được.", anh Khải chua chát nói.
Theo anh Khải, làm nghề lái tàu ngày nào thì mong muốn là làm sao tách đường sắt khỏi đường bộ, để cho đường sắt phải là đường độc đạo theo đúng nghĩa của nó.
"Đặc thù của ngành đường sắt là tính chủ động để dừng tàu là rất hạn chế, vì động năng của đoàn tàu là rất lớn và cự ky hãm tàu thì dài. Bên cạnh đó cũng mong các ngành các cấp quan tâm đến hành lang an toàn giao thông đường sắt và người tham gia giao thông cũng phải có ý thức chấp hành...", anh Khải nói thêm.
Trên chuyến tàu SE8 từ Phủ Lý về ga Hà Nội, anh Ngô Sỹ Thành, thuộc Xí nghiệp đầu máy toa xe Hà Nội, lái tàu SE8, tuyến Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh cho biết, khi xảy ra tai nạn đường sắt thì bất cứ vụ nào cũng nguy hiểm và ghê gớm cả, "chết 1 người mình cũng thấy xót xa, nhìn thấy tai nạn trước mắt mà không thể làm gì được. Cho nên khi đã có tai nạn thì không có vụ nào là nhỏ cả, "cứ xảy ra là kinh luôn".
Áp lực thời gian...
Theo anh Thành, nguy hiểm rình rập nhiều như vậy, nhưng tốc độ chạy tàu vẫn phải đảm bảo là: 70km/h ở đoạn đường ngoại thành, và 60km/h trong khu vực nội thành, đây cũng là áp lực với lái tàu chúng tôi. "Tốc độ này cũng chỉ hạn chế thôi, chứ chẳng may va vào rồi thì... Mình có kịp phanh đâu, người ta đi tự người ta va vào thì chịu...", anh Thành nói tiếp.
Hiện trường vụ tàu hỏa đâm ô tô sáng 24/10 ở "cung đường sắt đen" Thường Tín, Hà Nội.
Theo anh Thành, cự ly an toàn đối với đoàn tàu ít nhất là khoảng cách 800m. Mà chạy tàu ở trong khu vực thành phố từ 60 đến 70km/h, trong điều kiện đường ngang dân sinh dày đặc, là rất nguy hiểm. Biết là vậy nhưng đây là theo quy định của ngành đường sắt, vẫn phải đảm bảo hành trình.
"Đồng lương miếng cơm manh áo cũng là ở 1 chuyến tàu, mình thực hiện không đảm bảo chỉ tiêu nhiên liệu không được, tốc độ giờ giấc đều đánh vào đồng lương hết. Tàu chạy phải đúng giờ...", anh Thành tâm sự.
Ngồi bên cạnh, anh Đinh Duy Thành, phụ lái tàu SE8, tuyến Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh cũng tiếp câu chuyện về chậm giờ. "Tàu mà vì một lý do nào đó không về đến ga đúng giờ. Em là phụ lái cũng bị liên đới và bị phạt. Mình bị áp lực từ 2 phía anh ạ..."
Trò chuyện với lái tàu, theo họ thì nguyên nhân dẫn đến có nhiều vụ TNGT liên quan đến đường sắt là do hiện nay có quá nhiều đường ngang dân sinh do người dân tự mở, tạo thành nhiều giao cắt với đường ray tàu nên dễ gây nguy hiểm cho các đoàn tàu Bắc - Nam.
Mong muốn lớn nhất của lái tàu Bắc - Nam là đoạn nào qua khu dân cư thì sớm xây được đường gom, có gác chắn để đảm bảo an toàn và sớm nâng cấp đường tàu lên khổ tiêu chuẩn 1435mm...
Mong tất cả các chuyến tàu đều là những chuyến tàu vui cho cả lái tàu và hành khách.
Trải qua hơn 1700 km xuất phát từ TP. Hồ Chí Minh, chuyến tàu mà anh Thành lái đã về đến ga Hà Nội an toàn, nhưng bị chậm 5 phút so với quy định, với kết quả này, cả lái chính và lái phụ đều bị trừ 40% lương của 2 ngày công chạy tàu.
Tuy nhiên cả lái chính và lái phụ vẫn cảm thấy may mắn, vì điều quan trọng với họ là chuyến tàu đã về đích an toàn, không gặp phải rủi ro nào trên đường...
Theo Phi Long
Tàu hỏa đâm nát đầu ôtô 4 chỗ Ôtô 4 chỗ được xác định băng qua đường ngang dân sinh giao với đường sắt Bắc -Nam, đoạn qua huyện Diễn Châu (Nghệ An) thì bị tàu hoả lao tới đâm nát phần đầu. Chiều 9/2, tài xế Hồ Sĩ Thắng cầm lái xe ôtô 4 chỗ mang biển số Nghệ An chạy trên quốc lộ 1A, rồi rẽ vào xã Diễn...