Con hoang tưởng, sợ đàn ông vì… thiếu bố
Từ ngày bố mẹ chia tay, mái ấm gia đình trở nên hiu quạnh, căn nhà trống không, không có mẹ, không có ba, không có em trai…
Con chỉ ước có bố thôi
Câu chuyện của bệnh nhân Nguyễn Thị H. (Hà Nội) tại Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội khiến nhiều người cảm thấy thương cảm cho cuộc đời của em.
Bố mẹ chia tay cách đây 4 năm, H. sống cùng mẹ. Từ ngày bố mẹ chia tay, mái ấm gia đình trở nên hiu quạnh. Có những hôm H. đi học về, căn nhà trống không, không có ai trong nhà, không có mẹ, không có ba, không có em trai, khiến H. cảm thấy bí bức.
H. nhớ bố da diết, nhớ cậu em trai cưng nhưng mọi thứ đã quá muộn. Bố H. đã lập gia đình riêng và chuyển vào Sài Gòn sống. Nỗi nhớ về mái ấm gia đình càng khiến em trở nên ít nói. Ban ngày H. đến trường, đến tối về nhà em chỉ biết vùi đầu vào mớ sách vở cho đỡ hiu quạnh, nhưng nào có học được..
Một bệnh nhân đang bị rối loạn tâm thần vì mái ấm gia đình.
Mẹ H. cũng có người đàn ông khác. Vì quá hận bố nên mẹ cũng không cho H. liên lạc với bố. Em khóc rất nhiều và chỉ biết đi lang thang ngoài đường.
Lâu dần, em thấy sợ đàn ông, sợ con trai. Mỗi khi nhìn thấy một bạn khác giới, người em co rúm lại. Mẹ H. thấy con gái mình khác, qua tìm hiểu, bà biết được con gái mình có vấn đề về tâm lý.
Thay vì đưa con đến các bệnh viện tìm hiểu về tâm lý, mẹ H. lại gửi em vào chùa sống. Trong hai tháng hè sống trong chùa, H. không những không khá hơn mà tâm lý càng u uất. Một lần, em nhìn thấy một người đàn ông lạ vào trong chùa, H. đã chạy đi la hét và bỏ trốn. Gia đình lại mất công đi tìm kiếm em.
Sau khi tìm được con, mẹ H. vẫn không đưa con đi bệnh viện mà lại chuyển sang cầu cúng thần linh. Đến khi cô bé trở nên li bì, hoang tưởng nặng, mẹ H. mới đưa con vào bệnh viện.
Video đang HOT
Vào đến viện, H. luôn trong trạng thái lo sợ, người co rúm. Trong một lần đi trên cầu thang, thấy có người lạ, em đã nhảy xuống đất khiến chân bị gãy. Điều đặc biệt, mỗi khi có người đàn ông nào chạm vào mình, H. đều khóc lóc vì nghĩ rằng mình đã bị họ “cưỡng ép”.
Khi cô bé gần tỉnh, các bác sĩ trò chuyện với H., em chỉ thốt ra một câu: “cháu chỉ ước có bố thôi”.
Từ ngày bố mẹ chia tay, mái ấm gia đình trở nên hiu quạnh… (Ảnh minh họa).
Sống buông thả vì hận cha mẹ
Gần đây, Viện sức khỏe Tâm thần cũng đang điều trị cho một trường hợp bệnh nhân là nạn nhân của việc ly hôn gia đình. Cô gái tên M. 20 tuổi (Hà Nội) sống cùng bố. Bố mẹ đã li hôn cách đây khoảng hai năm.
Sau khi gia đình phân ly, M. tỏ ra bất cần đời. Không giống H., sợ đàn ông, M. trở nên buông thả. Những tháng ngày của M. là trốn gia đình đi cùng người yêu. M. yêu hết người đàn ông này, đến người đàn ông khác. Khi bị bỏ rơi, M. càng trở nên hận, tính tình thay đổi.
Cách đây một tháng, M. bỏ nhà đi lang thang trong trạng thái thần kinh không ổn định. Khi thấy người nhà đến tìm, M. la hét nhảy từ trên tầng xuống đất khiến bị thương.
Hiện tại, M. đang điều trị trong bệnh viện. Tình trạng sức khỏe đã ổn định hơn. Cô không la hét như trước nhưng tinh thần vẫn còn tỏ vẻ bất cần.
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Dũng, người điều trị trực tiếp cho M và H. cho biết, hai em chỉ là một trong vô số những bệnh nhân bị rối loạn tâm thần sau khi bố mẹ ly hôn.
Mái ấm gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của các em. Trong giai đoạn cơ thể chưa hoàn thiện khi gặp một sang chấn tâm lý các em khó có thể vượt qua hơn người lớn và rất dễ bị rối loạn cảm xúc. Có người rối loạn cảm xúc trầm cảm nhưng có người lại bị rối loạn cảm xúc hưng cảm. Họ hoang tưởng về mình, về một gia đình hạnh phúc.
Theo BĐVN
Ngôi đền kỳ lạ nơi 'cổng trời'
Với những người dân nơi rẻo cao này, các vị thần trong đền ẩn chứa nhiều sức mạnh của thần linh...
Ít ai biết rằng, giữa vùng đất xa xôi hẻo lánh Bản Luốc (huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang) lại có một ngôi đền tồn tại hàng trăm năm trên núi cao. Với những người dân nơi rẻo cao này, các vị thần trong đền ẩn chứa nhiều sức mạnh của thần linh...
Vị thần lạ kì
Ngôi đền trên núi cao.
Trong chuyến công tác về huyện Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái) tôi có nghe một vài người dân nơi đây kể về một ngôi đền linh thiêng ở Hoàng Su Phì (Hà Giang). Theo như thông tin nắm được, đây là một ngôi đền đã có từ rất lâu đời, nằm ẩn tích trên núi cao và rừng sâu trong một bản thưa người ở Hoàng Su Phì.
Tìm đường về ngôi đền thờ nếu hỏi ở đây có một ngôi đền trong đó thờ vị thần thuốc phiện thì đa số lắc đầu. Thậm chí nhiều người còn bảo chúng tôi bị nhầm ở đâu đó, chứ đây thì không có ngôi đền này.
Hơn 8h tối, chúng tôi chuẩn bị một vài thứ thiết yếu, tiếp tục hành trình vượt núi, xuyên rừng vào Bản Luốc, nơi có ngôi đền thờ bí ẩn. Vào UBND xã, may mắn gặp được ông Vương Đào Tóng, Chủ tịch UBND xã Bản Luốc, những thông tin chúng tôi mới được kiểm chứng cụ thể. Tuy nhiên, những thông tin về ngôi đền này ông Tóng cũng chỉ biết rất mơ hồ. Ông chỉ biết đấy là một ngôi đền thờ có mặt từ khá lâu, ngoài ra, những thông tin khác ông cũng "qua loa đại khái" mà thôi.
Điều ngạc nhiên, người biết nhiều thông tin nhất về ngôi đền này, lại không phải người dân trong bản mà lại là một người... Kinh lên đây sinh sống chưa lâu. Qua giới thiệu của Chủ tịch Tóng, chúng tôi đến nhà chị Nguyễn Thị Thanh, người mà theo giới thiệu là "nắm nhiều thông tin và hiểu biết hơn cả". Tuy không phải là người bản địa, nhưng hai vợ chồng chị Nguyễn Thị Thanh lại có "duyên" với ngôi đền này.
Tượng Thần thuốc phiện.
Theo lời chị Thanh, cuối năm 2007, hai vợ chồng chị ở thị trấn Vinh Quang (huyện Hoàng Su Phì) lên đây mở một quán nhỏ bán hàng tạp hóa. Nhiều lần, chị ngủ cứ nằm mơ thấy một ngôi đền ở trên núi cao với rất nhiều tượng thờ. Chị Thanh đi hỏi rất nhiều người, nhưng thông tin cung cấp là rất ít, bởi rất nhiều người không dám chỉ. Phải mất thời gian khá lâu chị mới tìm được ngôi đền ngự ở trên một ngọn núi cao ở bản Suối Thầu và đã xuống cấp trầm trọng. Gom góp những khoản tiền ít ỏi và sự đóng góp của một số cá nhân, ngôi đền đã được sơ tạo... Và bây giờ được người dân nơi đây gọi là đền Thượng, chứ từ trước người dân vẫn gọi là miếu chứ không có tên riêng.
Ngồi đền 2 thế kỷ
Được vợ chồng chị Thanh dẫn đường, chúng tôi vào tận ngôi đền với những điều bí ẩn được hé mở. Ngôi đền Thượng nằm ở trên một đỉnh núi khá cao và dốc, từ chân núi nhìn lên, cách đền khoảng 200m. Trước đây, bản Suối Thầu rất ít nhà dân, ở khu vực ngôi đền ngự trị lại có nhiều câu chuyện về truyền miệng, càng tạo vẻ sự bí ẩn của ngôi đền này.
Ngôi đền rất đơn sơ, rộng chừng 30m, tường được trát bằng đất và khung dựng bằng gỗ, mái lợp tranh truyền thống đã mục nát nên ngôi đền được tôn tạo lại bằng mái lợp xi măng. Các bức tượng được kê cao cách mặt đất khoảng 60cm, các bức tượng được làm bằng đất, theo thời gian đã bị gãy, vỡ khá nhiều. Giờ đây, được chị Thanh và một số người sửa sang, đắp lại xi măng bên ngoài và trang trí lại.
Ông Đặng Kim Khoẳn - người trông coi đền.
Nhà ông Đặng Kim Khoẳn, 55 tuổi, ở ngay cạnh ngôi đền. Ông Khoẳn vừa là người trông coi, cầm chìa khóa cửa và là thầy cúng cho ngôi đền này. Ông Khoẳn cho biết, đây là ngôi đền thờ rất nhiều vị thần trong dân gian như: Thổ Địa, Thiên Lôi,... và các vị vua chúa. Nhiều tài liệu để lại ở đây đều được ghi bằng chữ Nôm Dao cổ, tuy nhiên, những cuốn sách đã thất lạc từ mấy chục năm nay. Còn lại một số ít lưu lại, chị Thanh đã cầm một số tài liệu đi phiên dịch, nhưng chưa dịch chính xác được.
Theo ông Khoẳn, hàng năm chỉ đến ngày 1-7 âm lịch, khi dân bản làm lễ cúng rừng, cầu mùa màng tốt tươi, dâng lợn cho các vị thần ngự trong đền, thì mới được mở cửa đền. Ngoài ra, 3 năm thì người dân làm một lễ rất lớn đến cúng bái, nhờ thần linh phù hộ "tai qua nạn khỏi" và mùa màng tươi tốt.
Một số người dân trong bản kể rằng, ngày trước, bọn phỉ ở khắp nơi kéo về đốt phá nhà cửa, chém giết dân bản rất nhiều, song chúng cũng không dám xâm phạm vào ngôi đền.
Trong ngôi đền này có tổng số 14 pho tượng. Trong đó có một pho tượng khác lạ, trên tay cầm quả cây anh túc. Theo những tài liệu còn sót lại mà chị Thanh và ông Khoẳn dịch được cùng những thông tin của người dân, thì vị thần cầm cây anh túc là một người có thật, tên ông là Đặng Minh Đông. Ông là người có công khai rừng lập bản từ xa xưa và là quan sắc ở vùng đất này. Ông Đặng Minh Đông là người có thế lực rất mạnh, quản lý, cung cấp thuốc phiện cho khắp vùng phía bắc này, sau ông cũng bị nghiện và mất sớm.
Ông Đặng Kim Khoẳn và thế hệ thầy cúng giữ đền trước kia cũng không biết pho tượng cổ, dáng dấp nhỏ bé, tay cầm quả anh túc có từ khi nào, xuất xứ ra sao, có ý nghĩa gì? Nhưng trong hơn 2 thập kỷ qua, từ khi vắng bóng cây anh túc, người dân trong bản không bị dính vào tệ nạn nghiện hút như một số vùng bản khác. Cuộc sống người dân no ấm, sung túc hơn trước đây rất nhiều.
Theo Giadinhnet
Mốt ngược đãi bản thân ghê rợn Buồn nản và thấy chán ghét tất cả mọi thứ. Bố mẹ thì cãi nhau, gia đình bề bộn, cuộc đời chỉ toàn nước mắt. Đó là lời tâm sự của một cô gái trẻ. Cô không chịu được cảnh đó, đầu óc lúc nào cũng bị ức chế. Từ đó, cô muốn sống khép kín, chẳng quan hệ với ai cho đến...