Cơn ho lâu ngày cảnh báo căn bệnh nguy hiểm
Ho đờm suốt 1 năm, người đàn ông đi khám và bất ngờ phát hiện mắc bệnh lao. Hiện nay, căn bệnh này vẫn là một trong những bệnh truyền nhiễm chế.t người của thế giới.
Nam bệnh nhân tên S. (33 tuổ.i, ngụ TPHCM) ho đờm kéo dài hơn 1 năm. Dù đã điều trị tại một số cơ sở y tế, tình trạng của anh vẫn không cải thiện.
Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, các bác sĩ phát hiện anh S. có tổn thương trên phổi phải và dương tính với vi khuẩn lao. Sau 1 tháng điều trị, người bệnh không còn ho đờm. Kết quả sau 6 tháng dùng thuố.c ghi nhận tổn thương phổi cải thiện đáng kể.
Bệnh nhân khám lao tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: BVCC
Một trường hợp khác cũng bất ngờ phát hiện bệnh lao khi đi khám là anh Q. Người đàn ông này có tiề.n sử hút thuố.c l.á 30 gói/năm, vào viện kiểm tra với triệu chứng ho đờm, khó thở và sụt cân nhiều.
Người bệnh sau đó được phát hiện có u tại phổi trái và phải làm phẫu thuật nạo u. Xét nghiệm giải phẫu bệnh cho kết quả đây là u hạt lao.
Lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra, lây qua đường không khí và thường ảnh hưởng đến phổi. Chỉ khoảng 5-10% người nhiễm vi khuẩn lao phát triển thành bệnh lao trong suốt cuộc đời.
Video đang HOT
Hiện nay, lao vẫn là một trong những bệnh truyền nhiễm gây t.ử von.g hàng đầu trên thế giới. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, Việt Nam có thêm 172.000 ca mắc lao mới, khoảng 13.000 người t.ử von.g do căn bệnh này.
Ở thể nhẹ, các triệu chứng lao thường không đặc trưng và có thể kéo dài trong nhiều tháng như ho, đôi khi có má.u; đau ngực; mệt mỏi; sụt cân; sốt; đổ mồ hôi về đêm…
Trong một số trường hợp, bệnh không xuất hiện triệu chứng. Do đó, người dân nên đi khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa các di chứng cũng như giảm nguy cơ t.ử von.g cho người bệnh.
4 trường hợp t.ử von.g do cúm A/H1pdm: Chuyên gia khuyến cáo như thế nào?
Sau khi ghi nhận số ca nhiễm cúm chuyển biến nặng và t.ử von.g gia tăng, các chuyên gia trong lĩnh vực y tế của tỉnh Bình Định khuyến cáo người dân tăng cường tiêm vắc xin phòng cúm mùa.
Bệnh nhân nhiễm cúm A/H1pdm có thể chuyển biến nặng gây t.ử von.g
Theo Báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC Bình Định), trên địa bàn tỉnh thời gian gần đây ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh viêm phổi nặng do virus. Trong đó có 9 ca dương tính với Cúm A/H1pdm, 4 ca t.ử von.g. Trước biến chứng nguy hiểm của cúm A/H1pdm, Sở Y tế tỉnh Bình Định có văn bản chỉ đạo khẩn triển khai các biện pháp phòng chống, trong đó khuyến cáo người dân nên chủ động tiêm vắc xin phòng ngừa.
Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định đang điều trị, chăm sóc cho nhiều bệnh nhân có các bệnh về hô hấp. Ảnh: Thu Dịu
Trao đổi với PV, BS.CKII Phạm Châu Duy -Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bình Định, cho hay, hiện nay thời tiết vào mùa Thu-Đông, mưa nhiều, đây là điều kiện thuận lợi cho virus phát triển, đặc biệt là virus cúm.
Theo BS. CKII Phạm Châu Duy, bệnh cúm mùa do chủng cúm A/H1pmd là chủng cúm mùa thông thường. Virus cúm này được phát hiện đầu tiên trong đại dịch cúm năm 2009 nên có tên là pandemic (pdm).
Bệnh nhân nhiễm cúm A/H1pdm thường có biểu hiện ho, sốt, đau đầu, nghẹt mũi... một số trường hợp có thể bị rối loạn tiêu hóa. Bệnh tự khỏi trong thời gian một tuần khi được điều trị hạ sốt hoặc điều trị theo triệu chứng.
BS CKII Phạm Châu Duy - Trưởng Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định đang điều trị, chăm sóc cho nhiều bệnh nhân có các bệnh về hô hấp. Ảnh: Thu Dịu
Tuy nhiên, chủng cúm mùa A/H1pdm có thể gây ra biến chứng nặng và nguy hiểm hơn những người có bệnh lý mạn tính tim mạch và hô hấp; người bị suy giảm miễn dịch, người già, tr.ẻ e.m và phụ nữ có thể. Một số trường hợp bệnh chuyển biến nặng có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến t.ử von.g.
Tương tự, BS Nguyễn Thanh Truyền - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định (CDC Bình Định), cúm mùa chủng A/H1pdm xuất hiện từ năm 2009, những năm qua ở Bình Định ghi nhận một vài trường hợp nhiễm cúm. Riêng từ tháng 10/2024 đến nay, Bình Định ghi nhận 9 trường hợp dương tính với cúm A/H1pdm, trong đó đã có 4 ca t.ử von.g.
Tiêm vắc xin là giải pháp phòng ngừa hiệu quả
Theo BS Truyền, tiêm vắc xin cúm mùa hàng năm là giải pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Nhóm cần ưu tiên tiêm vắc xin là tr.ẻ e.m từ 6 tháng dưới 5 tuổ.i; người già trên 65 tuổ.i; phụ nữ có thai và một số người có bệnh nền... Ngoài ra, một nhóm quan trọng mà cần phải tiêm vắc xin cúm mùa hàng năm đó là nhân viên y tế ở các cơ sở trực tiếp tham gia điều trị, chăm sóc bệnh nhân.
Theo BS Truyền, nhóm tr.ẻ e.m từ 6 tháng đến dưới 5 tuổ.i nên tiêm vắc xin cúm mùa hàng năm. Ảnh: Thu Dịu
Theo BS Truyền, bệnh cúm xuất hiện vào thời điểm giao mùa do vậy người dân nên lưu ý vào các thời điểm này để phòng bệnh tốt nhất. Những người đã tiêm phòng có thể giảm nguy cơ nhiễm cúm, hoặc sẽ nhẹ hơn trong trường hợp bị bệnh.
Tương tự, BS Lê Trung Hiếu - Trung tâm tiêm chủng VNVC Quy Nhơn, cho hay: "Bệnh cúm có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, dẫn đến t.ử von.g. Tuy nhiên, bệnh cúm có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vắc xin".
BS Lê Trung Hiếu - Trung tâm tiêm chủng VNVC Quy Nhơn trao đổi về tiêm vắc xin phòng ngừa cúm mùa. Ảnh:TD
Theo BS Hiếu, hiện nay ở Việt Nam đã có vắc xin thế hệ mới phòng 4 chủng virus cúm gồm 2 chủng cúm A: A/H1N1, A/H3N1 và 2 chúng cúm B: B/Yamagata, B/Victoria. Hiệu quả của vắc xin phòng bệnh tới 90%; quan trọng là giảm các nguy cơ bệnh chuyển biến nặng dẫn tới t.ử von.g.
Một số món ăn đơn giản phòng bệnh hô hấp trong mùa đông Vào mùa đông, khí trời chuyển lạnh, hanh khô... tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh hô hấp phát tác. Một số món ăn có tác dụng phòng ngừa các bệnh đường hô hấp trong mùa đông. Trong y học cổ truyền phế chủ khí, chủ mọi hô hấp trong cơ thể. Tạng phế khỏe mạnh thì thông khí tốt, hơi thở...