Con hết hẳn mồ hôi trộm nhờ 3 món cháo dễ nấu, ngon miệng
Con hết hẳn mồ hôi trộm, ăn ngon ngủ say nhờ 3 món cháo đơn giản và cực dễ làm. Mẹ hãy chế biến cho con ăn nhé!
Món cháo trai ngon chữa mồ hôi trộm
Cháo trai
Chuẩn bị: 5 con trai, 50g gạo nếp,50g gạo tẻ, 30g lá dâu non, dầu thực vật và gia vị.
Đầu tiên, ngâm trai bằng nước muối pha loãng trong khoảng 1 giờ, sau đó vớt ra rửa thật sạch và cho vào nồi luộc. Khi trai chín, nhặt lấy ruột trai và lọc lấy nước trong. Ruột trai làm sạch, thái nhỏ ướp gia vị, dùng dầu xào cho thơm.
Cho nước luộc trai vào gạo tẻ, gạo nếp và ninh thật nhừ. Khi cháo chín cho trai, lá dâu thái nhỏ, nêm vừa gia vị, khi cháo trai sôi lại là được.
Mỗi ngày cho trẻ ăn 2 lần vào lúc đói, nên ăn liên tục trong 4-5 ngày để trẻ giảm ra mồ hôi trộm.
Nếu trẻ đang ăn dặm, bạn có thể xay bột nếp cẩm hòa với cháo hoặc bột của trẻ. Mỗi bữa ăn, cho vào 1/2 thìa cafe bột gạo nếp cẩm còn nguyên cám.
Với những trẻ lớn hơn, có thể cho một nắm gạo nếp cẩm vào món cháo thông thường cho bé ăn.
Video đang HOT
Cho trẻ ăn món này trong vòng vài tuần thì mới thấy được hiệu quả trị mồ hôi trộm.
Món cháo gốc hẹ
Cháo gốc hẹ
Chuẩn bị: 30g gốc hẹ; 50g thịt lợn nạc; 50g gạo và gia vị.
Gốc hẹ chọn phần thân sát củ, rửa thật sạch giã nhỏ, lọc lấy 200ml nước. Thịt lợn nạc băm nhỏ, ướp bột gia vị xào chín.
Nấu cháo chín nhuyễn, cho thêm nước gốc hẹ vào quấy đều, sau đó, cho thịt lợn, bột ngọt vào đảo đều, cháo sôi lên là được.
Nên cho bé ăn ngày 1 lần, trong 2-3 ngày liên tục sẽ thấy hiệu quả.
Cách nấu cháo trai nóng hổi, ấm bụng cho bữa sáng
Cháo trai là một trong những món ăn dân dã của người Việt với hương vị đặc trưng của con trai, vị thơm mát của rau răm hòa quyện lẫn nhau một cách ngọt bùi, hấp dẫn.
Nguyên liệu nấu cháo trai
Con trai: 1kg
Gạo nếp: 50gr
Gạo tẻ: 50gr
Đậu xanh: 50gr
Hành khô: 3 củ
Gừng: 1 nhánh
Hành hoa, rau răm: 1 ít (tùy vào sở thích mỗi người)
Gia vị: Hạt tiêu, hạt nêm, mắm
Cách nấu cháo trai nóng hổi, ấm bụng cho bữa sáng (Ảnh minh họa)
Cách nấu cháo trai
Đầu tiên, trai mua về bạn đem ngâm nước có cắt vài lát ớt để trai nhả sạch bùn đất. Sau đó đem cọ rửa sạch vỏ trai. Hành khô bóc vỏ thái mỏng. Gừng cạo vỏ đập dập rồi băm nhỏ. Hành và rau răm nhặt, rửa sạch rồi thái nhỏ.
Bạn ngâm chung gạo nếp, gạo tẻ và đậu xanh với nước trong vòng 5 - 6 tiếng cho gạo và đậu nở mềm.
Gạo và đậu xanh sau khi ngâm đem đãi sạch, rồi cho vào máy xay, xay vỡ làm 3-4. Cho đậu và gạo đã xay nhỏ vào nồi cơm điện, đổ nước luộc trai vào (chừa lại phần cặn bẩn) rồi chế thêm chút nước sao cho lượng nước bằng 3 phần gạo.
Đậy nắp nồi cơm lại, ấn nút nấu rồi nấu sôi cháo sau đó ấn nồi lên nút ủ. Khoảng 10-15 phút lại ấn xuống nút nấu, nấu sôi rồi lại ấn lên nút ủ. Làm lặp đi lặp lại vài lần cho gạo và đậu chín mềm nhuyễn và cháo đặc lại. Khi cháo chín, nêm thêm chút hạt nêm và gia vị cho vừa miệng.
(Ảnh: Mevaobep)
Trong lúc nấu cháo thì nhặt bỏ vỏ trai, lấy phần ruột. Nặn bỏ phần phân đen của trai rồi đem ruột trai rửa lại với nước cho thật sạch. Rồi bạn em thái nhỏ ruột trai thành 2, 3 hay 4 miếng tùy theo trai to hay nhỏ.
Phi thơm hành khô và gừng, cho ruột trai vào xào. Nêm chút mắm và hạt nêm cho vừa miệng, đảo đều nhanh tay cho ruột trai ngấm gia vị rồi tắt bếp (chỉ xào qua, không xào lâu sẽ làm ruột trai bị quắt và dai).
Hoàn thành món cháo trai bổ dưỡng, ấm bụng (Ảnh: Camnangphunu)
Múc cháo ra bát, thêm hành hoa và rau răm thái nhỏ cùng với 1 ít ruột trai cho lên trên. Khi ăn thì trộn đều và rắc thêm chút hạt tiêu hoặc bột ớt tùy ý thích.
Hoàng Ly
Thực đơn 4 bữa với hải sản cho cả ngày đầy đủ sức đề kháng Kẽm hỗ trợ tạo bạch cầu, giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn. Trong mùa dịch, chị em nội trợ có thể nấu các món ăn giàu kẽm từ hải sản để tăng sức đề kháng cho cả nhà. Bữa sáng ấm bụng với cháo trai: Cứ100 g thịt trai có chứa 2,27 mg kẽm, đáp ứng 20% nhu cầu kẽm...