Con hẻm trăm tuổi ở TP.HCM treo biển cấm chụp hình
Cư dân tại Hào Sĩ Phường – con hẻm cổ được nhận xét đẹp nhất nhì TP.HCM – quyết định dừng cho khách chụp ảnh, quay phim để tránh bị làm phiền.
Hẻm Hào Sĩ Phường (số 206 đường Trần Hưng Đạo, phường 11, quận 5, TP.HCM) từ lâu đã là điểm check-in nổi tiếng với giới trẻ nhờ vẻ đẹp cổ kính, kiến trúc đậm chất Hong Kong. Đây là nơi cư trú của hàng chục hộ gia đình.
Thời gian gần đây, thông tin cư dân tại con hẻm hơn trăm tuổi này treo biển cấm khách chụp ảnh khiến nhiều người hụt hẫng.
Chiều 8/9, khi phóng viên tìm đến, Hào Sĩ Phường vắng bóng khách chụp hình. Ở lan can tầng 2, ngay lối lên cầu thang, có treo tấm biển in dòng chữ: “Yêu cầu không được quay phim, chụp hình ở đây. Cảm ơn!”.
Cư dân ở Hào Sĩ Phường cấm khách chụp ảnh, quay phim từ tầng 2.
Nói với Zing, chị Linh (42 tuổi), người gốc Hoa sinh ra và lớn lên tại con hẻm này, cho biết quy định được đưa ra sau khi người dân ở đây họp bàn và thống nhất với nhau.
“Tấm bảng kia được dán cách đây khoảng một tháng, ngay thời điểm dịch Covid-19 bùng phát lần 2. Một phần nó giúp đảm bảo an toàn cho người dân trong thời gian nhạy cảm, phần khác do mọi người không còn muốn bị làm phiền”, chị nói.
Thấy phiền vì khách thiếu ý thức
Chị Linh mở hàng nước nhỏ và nhận trông xe cho khách đầu hẻm Hào Sĩ Phường. Chị kể cách đây 3-4 năm, báo chí và các trang mạng chia sẻ rất nhiều hình ảnh đẹp và dành lời khen cho cảnh quan, kiến trúc nơi này. Từ đó, nhiều khách trong và ngoài nước tìm đến chụp hình.
Thời điểm con hẻm bắt đầu được chú ý, người dân khá thích thú và thoải mái khi có một số bạn trẻ, nhiếp ảnh gia hay khách nước ngoài ghé thăm. Mọi người cũng thoải mái trò chuyện và chia sẻ về cuộc sống, văn hóa ở đây.
“Nhưng lượng người ra vào mỗi ngày càng lúc càng đông. Nhiều bạn đến từ sáng rồi chụp ảnh đến tận chiều. Dân ở đây thì có nhiều người lớn tuổi. Bên cạnh những người giữ ý thức, một số bạn cười nói to, làm ồn, vứt rác bừa bãi khiến cư dân không tránh được khó chịu”, chị nói.
Chị Linh cho biết Hào Sĩ Phường chia thành 2 khu riêng biệt là tầng 1 và lầu 2. Theo quy định mới, mọi người vẫn được chụp ảnh dưới tầng trệt nhưng không được check-in ở trên lầu.
Tuy nhiên, từ ngày có biển cấm, rất hiếm người đến chụp ảnh hoặc có đến nhưng không được chụp từ tầng 2 nên thất vọng và đi về.
Với kiến trúc cổ đậm chất Hong Kong, Hào Sĩ Phường là điểm check-in thu hút giới trẻ trong nước và cả khách nước ngoài. Ảnh: Instagram.
Một người dân sống trên tầng 2 của Hào Sĩ Phường tỏ ra khá bức xúc khi nói về lý do đưa ra quy định cấm chụp ảnh.
“Đây là khu dân cư, có hàng trăm người ở, cả già lẫn trẻ chứ không phải điểm tham quan hay nơi chụp ảnh. Vì quá nhiều người tìm đến đây nhưng không giữ ý thức, gây ảnh hưởng đời sống và sinh hoạt của người dân nên bất đắc dĩ chúng tôi mới cấm”, người này nói với Zing.
Một số cư dân khác khi nhìn thấy khách lạ đi lên lầu đều nhắc nhở: “Bây giờ ở đây không được chụp ảnh, quay hình gì nữa đâu”.
Hào Sĩ Phường được xây dựng từ năm 1910, trước đây thuộc sở hữu của công ty Hứa Bổn Hòa (Chú Hỏa). Đây được xem là con hẻm cổ và đẹp nhất nhì TP.HCM.
Có nhiều cách lý giải về tên con hẻm này. “Hào” là hào hiệp, “sĩ” là văn sĩ và “phường” là phường buôn bán. Bởi văn hóa người Việt, người Hoa có điểm chung là đều “buôn có bạn, bán có phường”.
Những ngôi nhà với kiến trúc cổ kính xen lẫn hiện đại, nhiều màu sắc bắt mắt là điểm nhấn thu hút khách ghé thăm con hẻm cổ. Nơi đây được ưu ái đặt nhiều biệt danh như “Hong Kong bên hông Chợ Lớn”, “con hẻm đẹp nhất Sài Gòn”.
Độc đáo những ngôi nhà cổ có 1-0-2 ở miền Tây Nam Bộ
Các ngôi nhà cổ trăm tuổi miền Tây gây ấn tượng với kiến trúc đặc sắc riêng, thể hiện bản sắc văn hóa của vùng đất miền Tây.
Tiền Giang nổi tiếng khắp các tỉnh miền Tây với "đặc sản" nhà cổ ở làng cổ Đông Hòa Hiệp thuộc xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè. Trong đó nhà cổ Ông Kiệt ở ấp Phú Hòa là đẹp nhất.
Ngôi nhà đã được các nhà khảo cổ Nhật xếp vào loại Cửu Đại Mỹ Gia ở Việt Nam và công nhận là di sản văn hóa của UNESCO châu Á.
Căn nhà nằm ẩn mình giữa một vườn cây ăn trái xanh mát. Ảnh: Thamhiemmekong.
Phía trước ngôi nhà là khoảng sân rộng đặt bàn đá, ghế, võng đong đưa dưới bóng cây. Ảnh: Thamhiemmekong.
Nhà được xây dựng vào khoảng năm 1838, có kiến trúc kiểu chữ Đinh với 3 gian, 2 chái, rộng gần 1.000m2, với 108 cây cột, toàn bộ được làm từ các loại gỗ quý như lim, cẩm lai, giáng hương, căm se.
Tọa lạc ở phường 1 của thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang, nhà Đốc phủ Hải (Đốc phủ sứ Nguyễn Văn Hải) là một trong những ngôi nhà địa chủ tiêu biểu nhất ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Tiền Giang nói riêng còn được gìn giữ cho đến nay.
Hồi mới xây, đây là nơi sinh sống của bà Trần Thị Sanh (vợ của Anh hùng dân tộc Trương Định). Sau khi vào chùa quy y, bà Sanh để lại nhà cho các con cháu. Cháu ngoại bà Sanh lấy Đốc phủ sử Nguyễn Văn Hải và sống trong ngôi nhà này.
Nhà cổ Đốc Phú Hải là sự pha trộn độc đáo giữa kiến trúc Đông - Tây, thể hiện sự giao thoa văn hóa Việt - Pháp. Ảnh: NLĐ.
Được công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia từ năm 1997, ngôi nhà của bà Trần Thị Ngỏ ở ấp Cầu Ngang, xã Long Hựu Đông, H.Cần Đước (Long An) có thể xem là ngôi nhà có nhiều cột nhất ở Nam Bộ.
Với lối kiến trúc độc đáo mang đậm phong cách Huế, ngôi nhà trăm cột (68 cột chính và 52 cột phụ) được ông Trần Văn Hoa khởi công xây dựng từ năm 1898 với tổng diện tích 822 m2, theo kiểu nhà rường, mái lợp ngói âm dương.
Video: Kiến trúc hiện đại cho ngôi nhà liền kề. Nguồn: VTC1
Trải nghiệm 2 casino tốt nhất nhì thế giới ở Singapore Casino ở Singapore có thể ít về số lượng nhưng chất lượng thì hoàn toàn ngược lại. Nó mang đến cảm giác choáng ngợp, hào nhoáng và hấp dẫn với đầy đủ các trò chơi ở Casino mà bạn mong đợi. Casino đầu tiên của Singapore mới mở cửa vào năm 2006. Đây là một ngành công nghiệp vẫn còn khá mới mẻ...