Cơn gió nào khiến giá dầu ‘quay như chong chóng’?
Sự phục hồi gần như chưa xuất hiện trở lại sau khi giá dầu rơi vào giai đoạn suy giảm đầy bất ngờ.
Vài tháng gần đây, sản lượng dầu của Mỹ đã đạt khoảng 11 triệu thùng mỗi ngày trong khi Nga cũng đưa ra mức tương tự, cao nhất kể từ thời điểm Liên Xô tan rã. Ảnh: Natoassociation.
Thị trường dầu mỏ đang cho thấy sự đảo chiều bất ngờ khi giá dầu thô kỳ hạn tụt dốc mạnh mẽ chỉ sau 6 tuần kể từ khi đạt được ngưỡng cao nhất 3 năm.
Hồi đầu tháng 10, dầu thô Brent tiến tới gần 87 USD/thùng và dầu thô Mỹ WTI đạt khoảng 77 USD. Hiện tại, mức giá này bị khóa chặt trong thị trường “con gấu” và giảm khoảng 20% so với mức cao nhất 52 tuần qua, CNBC dẫn số liệu.
Theo số liệu từ Oilprice, giá dầu WTI đã rơi xuống dưới ngưỡng 60 USD/thùng và dầu Brent giao dịch với mức dưới 70 USD, chạm đáy khoảng 1 năm.
Giá dầu thô Mỹ trong các hợp đồng tương lai ghi nhận kỷ lục giảm 12 phiên liên tiếp do sự lo ngại về mức cung tương đương với thời điểm 2014 đang tái diễn, chuỗi giảm giá dài nhất kể từ khi bắt đầu giao dịch tại New York hơn 3 thập kỷ trước. Tại London, giá dầu Brent kỳ hạn giảm 11 trong số 12 phiên vừa qua, Bloomberg dẫn tin.
Sự sụt giảm này đang phản ánh việc thay đổi cơ bản trong triển vọng đối với giá dầu. Khoảng 1 tháng trước đây, các nhà giao dịch lo ngại tình trạng thiếu hụt dầu thô sẽ đẩy mức giá lên ngưỡng 100 USD/thùng nhưng cho đến thời điểm hiện tại, nguồn cung dự kiến sẽ lấp đầy nhu cầu vào đầu năm 2019.
Theo CNBC, một trong những gốc rễ dẫn tới tình trạng suy yếu như hiện nay chính là đợt tăng trưởng giá dầu gần đây. Vào thời điểm cao trào khi giá dầu đạt đỉnh 4 năm, không ít nhà phân tích năng lượng cho rằng giá dầu không nên tăng quá xa và quá nhanh.
Sự tăng giá ấy diễn ra như một phản ứng với việc Mỹ tái áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Iran. Trong suốt tháng 9, mối đe dọa từ những lệnh trừng phạt này làm giảm lượng cung khoảng 800.000 thùng dầu mỗi ngày tại Iran khiến không ít người cho rằng các nhà nhập khẩu sẽ phải vật lộn để tìm được nguồn cung cấp.
Video đang HOT
Tình trạng bán tháo trên thị trường chứng khoán càng làm cho giá dầu dễ bị tổn thương. Một tuần sau khi giá dầu thô giao sau đạt đỉnh, 2/3 số cổ phiếu trong chỉ số S&P 500 đã lao dốc.
Giới đầu tư sau đó đã ồ ạt rút vốn khỏi các loại tài sản có độ rủi ro cao, bao gồm dầu thô. Mặc dù dầu và cổ phiếu không phải lúc nào cũng di chuyển song song, mối liên hệ đã được tạo ra trong đợt bán tháo vừa rồi.
Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ dầu không mấy tươi sáng cũng là yếu tố khiến giá dầu sụt giảm.
Tháng trước, cả OPEC và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đều cho rằng mức tiêu thụ dầu sẽ tăng ít hơn so với dự báo trước đây do những dấu hiệu làm chậm tăng trưởng kinh tế toàn cầu như căng thẳng thương mại hay lãi suất gia tăng.
Các nhà dự báo tăng trưởng đặc biệt lo ngại về nhu cầu dầu đang suy giảm ở những thị trường như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia khi giá dầu chạm mức cao mới trong tháng 10.
Trong khi đó, ba nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới đang bơm vào mức sản lượng bằng hoặc gần bằng tốc độ kỷ lục và nhiều thành viên khác cũng gia tăng đầu ra.
Vài tháng gần đây, sản lượng của Mỹ đã đạt khoảng 11 triệu thùng mỗi ngày trong khi Nga cũng đưa ra mức tương tự, cao nhất kể từ thời điểm Liên Xô tan rã.
Mặc dù áp dụng lệnh trừng phạt, việc “hé cửa” miễn trừ cho một số nhà nhập khẩu tiếp tục nhận dầu từ Iran trong 6 tháng tới cũng là yếu tố đẩy giá dầu đi xuống.
Ông John Kilduff, nhà sáng lập quỹ đầu cơ năng lượng Again Capital đánh giá động thái này của Mỹ “đã làm đảo lộn tính toán” của OPEC cũng như những đối tác, CNBC dẫn lời. OPEC gia tăng khai thác dầu nhằm ngăn ngừa sự suy giảm nguồn cung từ Iran nhưng việc miễn trừ của Mỹ đã khiến hành động này phản tác dụng.
“Vài năm gần đây, OPEC đã cố gắng để cân bằng thị trường dầu nhưng lần này, họ gần như bị rơi vào bẫy và dẫn tới tình trạng thừa cung”, ông Kilduff nói với CNBC.
Hiện tại, OPEC đang tính giảm sản lượng khai thác để vực dậy giá dầu, tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã lên tiếng cảnh báo tổ chức này nên giữ nguyên sản lượng. Trong khi đó, đối tác chính của OPEC là Nga cũng tỏ ra không muốn khai thác ít dầu đi.
Tổng hợp
Theo theleader.vn
Chứng khoán Mỹ, châu Á đồng loạt rung lắc mạnh vì giá dầu lao dốc hơn 7%
Các cổ phiếu châu Á giảm điểm trong ngày 14/11 do nhà đầu tư lo ngại tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại và giá dầu thô tiếp tục giảm sâu.
Đợt giảm giá chưa từng có tiền lệ của dầu thô tiếp diễn trong phiên giao dịch ngày 13/11, khi các nhà đầu tư ồ ạt tháo chạy vì nỗi lo nguồn cung dầu dư thừa và triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu xấu đi.
Giá dầu ngọt nhẹ WTI sụt hơn 7%, xuống còn 55,72 USD/thùng, đánh dấu phiên giảm mạnh nhất trong 3 năm, chạm đáy của 1 năm.
Hầu hết cổ phiếu tại thị trường chứng khoán châu Á đều giảm điểm trong ngày 14/11.
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) ngày 13/11 một lần nữa cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới trong năm 2019. Đây là tháng thứ 4 liên tiếp OPEC cắt giảm dự báo này, trong khi các số liệu từ Mỹ gần đây cho thấy sản lượng dầu và lượng dầu tồn kho của nước này không ngừng tăng lên.
Những lo ngại về tăng trưởng toàn cầu chậm lại đã đẩy chỉ số MSCI của các cổ phiếu khu vực châu Á - Thái Bình Dương, không tính Nhật Bản giảm 0,07%.
Chỉ số chứng khoán Australia mất 0,5%, chỉ số KOSPI của thị trường chứng khoán Hàn Quốc hạ 0,2%. Tuy nhiên, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 0,3%.
Tại Phố Wall, chỉ số Dow Jones và S&P 500 tiếp tục giảm sâu trong phiên giao dịch 13/11 vì giá dầu lao dốc kéo theo cổ phiếu năng lượng, dù cổ phiếu công nghệ đã phục hồi nhẹ.
Khối lượng giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ đạt khoảng 8,2 tỷ cổ phiếu, thấp hơn so với mức trung bình 8,4 tỷ USD của 20 phiên giao dịch gần nhất.
Chỉ số Dow Jones và S&P 500 tiếp tục giảm sâu trong phiên giao dịch 13/11.
Trong chỉ số S&P 500, năng lượng là cổ phiếu giảm mạnh nhất, mất 2,4% vì giá dầu Mỹ lao dốc hơn 7%. Trong rổ Dow Jones, cổ phiếu Boeing giảm mạnh nhất do những lo ngại liên quan tới vụ tại nạn máy bay của hãng Lion Air trong tháng 10.
Chốt phiên, Dow Jones giảm 0,4%, còn 25.286,49 điểm. S&P mất 0,15%, còn 2.722,18 điểm. Nasdaq giữ nguyên điểm số ở mức 7.200,88 điểm. Đây là mức điểm đóng cửa thấp nhất của S&P kể từ ngày 31/10.
Các tài sản rủi ro đang chịu áp lực bán tháo trong 2 tháng qua do lo ngại về lợi nhuận của các doanh nghiệp chững lại, căng thẳng thương mại quốc tế và các dấu hiệu kinh tế toàn cầu tăng chậm lại.
"Nếu nhìn vào tâm lý nhà đầu tư, có thể thấy ngay cả trong mấy phiên tăng mạnh vào tuần trước, thị trường cũng không cảm thấy sự thuyết phục rõ ràng nào", ông Makoto Noji - trưởng nhóm nghiên cứu tiền tệ và chiến lược đầu tư tại SMBC Nikko Securities ở Tokyo, phát biểu.
"Nếu nhìn vào diễn biến thị trường ngày hôm nay, có thể thấy sự bấp bênh và thiếu phương hướng", ông Noji thêm. "Có lẽ thị trường sẽ còn thiếu phương hướng cho tới khi kết thúc cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ Trung ở thượng đỉnh G20".
Trên thị trường tiền tệ, chỉ số Dollar Index, phản ánh sức mạnh của đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác, giảm nhẹ xuống 97,303 điểm.
Chỉ số này đã tăng liên tục lên mức cao nhất trong 16 tháng là 97,693 điểm trong ngày 12/11 do nhà đầu tư vẫn lo ngại xung đột thương mại Mỹ - Trung và tiến độ tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.
Trong khi đó, tỷ giá đồng bảng Anh tăng 0,35% so với đồng USD sau khi Anh và Liên minh châu Âu đạt được thỏa thuận sơ bộ về Brexit, hiện được giao dịch ở mức 1 bảng Anh đổi được 1,3016 USD.
NGUYỄN THU (THEO REUTERS)
Giá dầu đảo chiều kinh ngạc Thị trường dầu đang trải qua một sự đảo chiều đáng kinh ngạc khi dầu thô kỳ hạn giảm sau khi đạt mức cao nhất kể từ năm 2014 6 tuần trước. Rơi vào thị trường giá xuống Sự sụt giảm này phản ánh một sự thay đổi cơ bản trong triển vọng cho giá dầu. Một tháng trước, các thương nhân lo...