Con gái xin dì ruột ở lại ngủ cùng giường với bố, nghe lý do mẹ câm nín, bố cười thích thú
Người mẹ “cạn lời” còn ông bố được dịp cười khoái chí.
Trẻ nhỏ có tâm hồn trong sáng và có thể nói ra bất kì những điều gì chúng nghĩ mà không hề hiểu ý nghĩa sâu xa của nó. Đó là lý do vì sao mới đây một đoạn video ngắn của một cô bé Coke ở Hà Bắc (Trung Quốc) gây xôn xao mạng xã hội vì bé quá đáng yêu, với những lời nói không thể thật lòng hơn.
Cụ thể vào một buổi tối nọ, nhà bé gái đón tiếp dì ruột – em gái của mẹ tới nhà chơi. Khi trời đã khuya, mọi người chuẩn bị phải đi ngủ còn dì đi về thì cô bé Coke bất ngờ chạy đến bên dì và nói: “Dì ơi, ba không thích mẹ lắm, sao dì không ở lại đây ngủ với ba”.
Nghe xong câu nói đó của Coke, ai nấy đều tỏ ra vô cùng bất ngờ và không hiểu vì sao cô nhóc lại nói thế. Quá ngượng ngùng trước câu hỏi của cháu gái và cũng không thể nhịn được cười, người dì mới nói với Coke: “Chuyện này mẹ cháu có biết không?”. Cuộc trò chuyện của hai dì cháu khiến người mẹ nghe được “cạn lời” còn ông bố thì cười sảng khoái vì không ngờ rằng con gái mình lại đáng yêu đến vậy.
Hỏi ra mới biết hóa ra ngày thường, dì và bố là hai người cưng chiều Coke nhất nên Coke thích dì ở lại và ngủ cùng bố. Còn mẹ thì lúc nào cũng khó tính, bắt Coke làm và học đủ thứ. Bên cạnh đó, Coke còn thường xuyên thấy bố mẹ cãi nhau, mỗi lần giận dỗi nhau thì cả hai đi ngủ chung giường nhưng không bao giờ vui vẻ với nhau nên cô bé nghĩ rằng mẹ xấu tính, không thích bố nên cô bé muốn người dì mà bé yêu thương ở lại ngủ với bố của mình.
Trong thực tế, có thể nhiều gia đình sẽ diễn ra những tình trạng như vậy, nhưng cha mẹ nên suy nghĩ lại việc làm này của cha mẹ liệu có ảnh hưởng xấu đến suy nghĩ của trẻ hay không? Điều đó có nghĩa rằng trong gia đình mẹ thường nghiêm khắc còn bố thì chiều chuộng con cái, từ đó dẫn đến việc hình thành suy nghĩ ở trẻ: ghét ai thì sẽ không muốn người đó sống cạnh người mà bé yêu mến.
Bên cạnh đó, việc cha mẹ thường xuyên xảy ra những cãi vã, xô xát với nhau trước mặt con nhỏ ảnh hưởng tâm lý bé khá lớn.
Vậy, cảm nhận thật sự của bé khi thấy cha mẹ cãi nhau trước mặt mình sẽ như thế nào?
Trẻ khi còn nhỏ có thể không hiểu được nguyên nhân cha mẹ tranh cãi nhưng trẻ rất nhạy cảm, có trực giác và thường sẽ cảm nhận được sự thay đổi thái độ và cảm xúc ở cha mẹ cũng như bầu không khí giữa ba mẹ. Dù trẻ không thể hiểu hết được nội dung cũng như kết quả của các cuộc tranh cãi, nhưng có thể cảm thấy được sự bất thường của ba mẹ.
Video đang HOT
Trẻ lớn hơn có thể biết được ba mẹ đang cãi nhau, hiểu chuyện gì đang xảy ra, nhưng khi ba mẹ trở nên lạnh nhạt với nhau, trẻ sẽ không hiểu vì sao nhưng có thể cảm nhận được trạng thái này.
Không dừng lại ở đó, dưới đây là những tác hại trẻ phải gánh chịu khi cha mẹ cãi nhau trước mặt con.
Gia tăng xu hướng bạo lực
Khi nhìn thấy cha mẹ cãi vã, thậm chí là đánh nhau thường xuyên, trẻ trẻ tin rằng đây là cách giải quyết vấn đề và sẽ giải quyết vấn đề theo cách của cha mẹ. Điều này có thể khiến trẻ thất bại trong việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ.
Cha mẹ cãi nhau trước mặt trẻ có thể gây ra những đau khổ tột cùng về cảm xúc. Chứng kiến những trận đánh nhau thường xuyên giữa cha mẹ có thể hình thành cảm xúc tiêu cực ở trẻ. Trẻ có thể gặp một số vấn đề tâm lý như lo lắng và trầm cảm .
Gặp các vấn đề về sức khỏe
Nhìn thấy cha mẹ cãi nhau thường xuyên, trẻ có thể cảm thấy lo lắng, chán nản và bất lực. Kết quả là, những đứa trẻ này có thể bỏ ăn hoặc ăn quá nhiều. Chúng có thể bị đau đầu hoặc đau dạ dày. Chúng thậm chí có thể khó ngủ vào ban đêm. Cãi nhau giữa cha mẹ có thể làm phát sinh những vấn đề hành vi ở trẻ.
Ảnh hưởng đến sự phát triển trí não
Mối quan hệ gia đình căng thẳng có thể dễ dàng khiến trẻ lo lắng, sợ hãi và sợ hãi. Các nghiên cứu từ Đại học Stanford cho thấy khi trẻ cảm thấy căng thẳng và sợ hãi, não bộ sẽ tiết ra một chất độc hại sẽ làm tổn thương các dây thần kinh não bộ ở vùng trí nhớ của trẻ.
Dù biết ảnh hưởng nặng nề của việc cãi nhau trước mặt con là thế, cha mẹ ắt hẳn sẽ có những lần không thể kiềm chế cảm xúc mà lớn tiếng với nhau trước mặt con.
Những lúc như thế, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau để tránh gây ảnh hưởng đến con:
Tuyệt đối không để con thành “bên thứ 3″ trong cuộc cãi vã:
Cha mẹ hãy chắc chắn rằng không kéo trẻ vào những cuộc cãi nhau của mình. Nếu trẻ buộc phải lựa chọn đứng về mẹ hoặc cha, trẻ cảm thấy bị giằng xé và bối rối và cuối cùng có thể tự trách mình về kết luận của cuộc cãi nhau đó.
Nếu đã lỡ tranh luận trước mặt trẻ, hãy hòa giải trước mặt con
Nếu trẻ đã chứng kiến cuộc cãi vã, cha mẹ hãy cố gắng cho con thấy được khoảnh khắc cả hai hòa giải. Khi đó, con sẽ nhận thức được dù có bất đầu, mâu thuẫn thì mọi việc đều sẽ có hướng giải quyết của nó.
Cưới được 2 ngày mẹ chồng gửi tin nhắn tới, đọc xong tôi cười khẩy: Đến thế là cùng
Vì tin nhắn hiện lên ngay trên màn hình nên tôi đã tò mò vào đọc xem mẹ nói gì với chồng. Thế nhưng, những dòng tin nhắn mẹ chồng gửi cho ông xã khiến tôi tức run người.
Chồng là mối tình đầu của tôi, tôi gặp anh năm 20 tuổi. Khi đó cả hai chúng tôi vẫn đang học đại học, anh ấy và tôi học khác lớp nhau, nhưng chúng tôi học cùng nhau một số môn học tự chọn và vô tình ngồi cạnh tôi.
Hồi đó tôi rất ghét anh, vì anh thường xuyên trốn học. Trốn học thường xuyên thì đến lúc kiểm tra, thi cử làm gì có sách vở gì mà ôn bài nên hôm đó anh đã mượn vở tôi học. Cùng lớp nên tôi cũng cho mượn, đến khi lấy lại tôi thấy có tờ giấy nhớ bên trong viết: "Chữ của bạn đẹp quá, người đẹp chữ cũng đẹp".
Trái tim thiếu nữ chưa yêu lần nào như tôi nhanh chóng xao xuyến, ngượng ngùng đỏ mặt. Cũng từ lúc đó tôi không còn ghét anh nữa, mối quan hệ giữa tôi và anh cũng được cải thiện. Và rồi anh tỏ tình tôi, chúng tôi chính thức ở bên nhau.
Năm 22 tuổi, anh dẫn tôi về nhà ra mắt, nhưng mẹ anh có vẻ không thích tôi lắm, có lẽ là do tôi ăn mặc hơi "nhà quê" một chút. Bác ấy còn thay đổi sắc mặt khi biết tôi từ tỉnh lẻ ra thành phố học, thậm chí còn nói mấy người giúp việc nhà bác cũng từ quê ra cả khiến tôi cảm thấy khó chịu vô cùng.
Nhà anh ở thành phố, khá hơn người khác một chút nhưng điều đó đâu có nghĩa là mẹ anh được phép coi thường người khác? Nghĩ bụng vậy nhưng tôi cũng chẳng dám nói ra. Dẫu không thích mẹ anh nhưng sau khi tốt nghiệp đại học tôi vẫn lấy anh làm chồng.
Tuy mẹ anh không thích tôi nhưng tôi vẫn cưới anh làm chồng. (Ảnh minh họa)
Bố mẹ tôi tuy là người nông thôn nhưng rất thương tôi, chiều tôi hết mực. Trước đây bố mẹ có tiền đền bù lấy đất nên khi tôi lấy chồng, bố mẹ đã bỏ tiền mua cho vợ chồng tôi một căn nhà nhỏ ở thành phố.
Còn bố mẹ chồng tuy có chút tiền nhưng vẫn phải chu cấp cho con gái, con trai trong nhà. Nói thêm, nhà chồng tôi có 3 anh chị em, chồng tôi là con cả trong nhà, dưới anh có một em trai và một em gái. Chính vì vậy khi vợ chồng tôi lấy nhau, bố mẹ chồng chỉ cho được 30 triệu tiền sính lễ thôi.
Dù sao tôi cũng không quan tâm, vì tôi ở với chồng chứ đâu có ở với nhà chồng, tôi chỉ cần vợ chồng tôi sống với nhau thật hạnh phúc là được. Sau đám cưới, tôi và chồng trở về căn nhà tân hôn của chúng tôi.
Được 2 ngày thì mẹ chồng nhắn tin tới cho ông xã. Lúc đó là đêm khuya và chồng tôi đang đi tắm. Vì tin nhắn hiện lên ngay trên màn hình nên tôi đã tò mò vào đọc xem mẹ nói gì với chồng. Thế nhưng, những dòng tin nhắn mẹ chồng gửi cho ông xã khiến tôi tức run người:
- Nhà gái cho 150 triệu, con phải lấy được số tiền đó từ tay vợ con mang về sửa nhà cho mẹ nhé. Vài ngày tới hai đứa em của con sẽ chuyển tới nhà con ở, con là anh cả trong nhà thì cần phải quan tâm đến các em, đừng để vợ con bắt nạt chúng.
Đọc tin nhắn mẹ chồng gửi tới cho ông xã tôi tức run người. (Ảnh minh họa)
Tôi vừa cưới được 2 ngày, mới làm dâu mẹ được 2 ngày thôi mà mẹ đã tìm cách moi tiền của tôi thế này, thậm chí còn để các em tới nhà tôi ở mà không có sự đồng ý của tôi. Bà xem tôi là cái gì vậy? Máy ATM rút tiền, osin cao cấp hay bảo mẫu của các con bà?
Tôi tức giận đến mức đập phá đồ đạc trong nhà, rồi tôi thẳng thừng tuyên bố với chồng:
- Mẹ anh tính toán với em đến thế là cùng, em không ngờ bà lại tệ đến mức đó cơ đấy. Tại sao anh và mẹ bàn với nhau chuyện này mà không thông qua em? Em nói thẳng, nếu hai đứa em của anh tới đây ở thì mỗi tháng phải đóng tiền thuê nhà là 2 triệu/tháng. Muốn ăn chung uống chung thì đóng thêm tiền, chứ em đây không hầu, em không phải bảo mẫu và nhà này là nhà bố mẹ em mua cho vợ chồng chúng mình, chứ không phải nhà trọ cho các em của anh.
- Em hơi quá quắt rồi đấy, các em của anh dọn tới đây ở thì có gì to tát đâu, nhà mình có tận 3 phòng ngủ còn gì, để trống như vậy thật lãng phí, giúp chúng nó đỡ được một khoản tiền thuê nhà càng tốt chứ sao?
Tôi thực sự không thể chịu được sự vô lý của chồng và nhà chồng. Ngày trước bà coi thường tôi như thế tại sao không tự mua nhà cho các con đi? Tôi càng bực hơn ở chồng khi anh không thèm bàn bạc với tôi, đó chính là thiếu tôn trọng tôi. Tôi nên làm gì cho chồng hiểu bây giờ?
Sau 5 năm gặp lại, tôi nhận ra mình vẫn yêu chồng cũ Sau 5 năm, tôi và chồng cũ cũng gặp lại nhau và ăn với nhau một bữa cơm tối. Ảnh minh họa: ST Ly hôn 5 năm rồi nhưng tôi vẫn chưa thể quên được Minh, chồng cũ của mình. Hồi đó, cả hai đều trẻ, nóng vội nên khi mâu thuẫn xảy ra, ai cũng đề cao cái tôi của mình quá...