Con gái về thăm, ông bố ở Hải Dương chạy ra đón, vui hơn bắt đượ.c vàn.g
Lần nào con gái về thăm, ông bố ở Hải Dương cũng chạy ra đón, vui hơn bắt vàng.
Đoạn clip ông vui mừng khi thấy con gái khiến nhiều người xem xúc động.
Con gái về thăm, ông bố Hải Dương vui mừng chạy ra đón
Bố vui mừng đón con gái về thăm
Cách đây ít ngày, chị Phan Thị Huệ (SN 1991, Hải Dương) về thăm bố mẹ như thường lệ. Như bao lần khác, ông Phan Văn Nam (SN 1969, Hải Dương) – bố chị Huệ lại vui mừng chạy ra đón con gái.
Thấy biểu cảm của bố dễ thương, chị cắt một đoạn video ngắn, chưa đến 1 phút từ camera gia đình, đăng tải lên kênh TikTok cá nhân.
Ngoài clip, chị Huệ còn đăng kèm tâm sự: “Mang niềm vui về cho bố mẹ, đừng mang ưu phiền về cho bố mẹ. Chúng ta sinh ra trong gia đình giàu hay nghèo không quan trọng. Quan trọng là cách bạn báo hiếu bố mẹ thế nào”.
Ông Nam vui mừng khi con gái về chơi.
Clip chứa chan tình cảm giữa cha con chị Huệ ngay lập tức thu hút cộng đồng mạng. Nhiều người vào xem clip, để lại nhiều bình luận và bày tỏ ngưỡng mộ cách ông Nam yêu thương con gái.
Nhiều bình luận xúc động như: “Nhìn bác trai nhảy lên khi gặp con gái thật đáng yêu và hạnh phúc”, “Cưng quá, ban đầu mình tưởng ông mừng cháu, ai dè mừng con gái”, “Có những thứ, nhiều tiề.n đến mức nào cũng không thể có”…
Dưới mỗi bình luận, chị Huệ đều chân thành cảm ơn người xem. Chị cũng vô cùng cảm động trước tâm sự nhớ thương bố mẹ ở xa hoặc đã mất của những người xa lạ.
Chị Huệ cho biết: “Nhà bố mẹ cách nhà tôi khoảng 20km, cùng thuộc TP Chí Linh, Hải Dương. Tôi thường xuyên về thăm bố mẹ, 1 tuần về vài lần, nếu bận việc thì 1 tuần về 1 lần.
Hơn 8h ngày 8/1, tôi về thăm bố mẹ như mọi lần. Lần nào tôi về, bố đều vui mừng như trong clip. Bố tôi thích thể hiện tình cảm, còn mẹ thì không muốn bộc lộ ra bên ngoài.
Nhiều người xem clip bảo mẹ tôi thờ ơ khi con gái về. Sự thật không đúng như thế. Lúc tôi vừa dừng xe, mẹ hỏi tôi đã ăn sáng chưa. Tôi bảo chưa nên mẹ đứng dậy, vào nếp nấu cho tôi”.
Trước đó, chị thường xuyên đăng tải các clip bố thể hiện tình cảm với con gái. Tuy nhiên, những clip này chỉ có vài trăm lượt xem. Lần này, chị cũng đăng clip với mục đích lưu lại kỷ niệm nhưng bất ngờ được gần 300 nghìn lượt xem.
Giấu quỹ đen mang cho con gái
Bố mẹ chị Huệ hạnh phúc vì có con cái quan tâm, hiếu thảo
Vợ chồng ông Na.m sin.h được 1 con gái, 1 con trai. Con gái hợp tính với bố, còn con trai lại gần gũi mẹ.
Năm 2011, chị Huệ lấy chồng, ông Nam khóc rất nhiều nhưng không để ai biết. Trước và sau khi lập gia đình, chị luôn được bố yêu thương, xem như trẻ con. Có món nào ngon, ông đều để dành, chờ con gái về ăn cùng.
Cách đây 3 năm, bố chị bị bệnh, phải phẫu thuật nên sức khỏe yếu hẳn. Vì vậy, chị càng trân trọng những điều giản dị bên bố.
“Đối với tôi, bố là người đàn ông tốt nhất, không có người thứ hai. Ông luôn đặt vợ con lên hàng ưu tiên số 1. Mỗi lần tôi về chơi, cha con cười nói, rồi rủ nhau đi nấu ăn. Ông nấu cho tôi ăn, rồi còn giành luôn phần rửa chén”, chị Huệ kể.
Về thăm bố mẹ, chị Huệ chẳng có quà cáp đắt tiề.n. Đôi khi, chị mang về thùng sữa, ngũ cốc mà ông Nam thích uống. Hoặc, vài cái bánh đa cũng khiến ông Nam vui cả ngày.
Chị Huệ tâm sự: “Bố chỉ cần chúng tôi hiếu thảo, quan tâm bố mẹ. Con cái tặng quà gì, thậm chí món quà 10.000 đồng ông vẫn thích”.
Trong cuộc sống, bố mẹ âm thầm ở sau hỗ trợ chị Huệ rất nhiều về mặt tinh thần. Ngày trước, bố chị còn giấu cả quỹ đen để mang cho con gái.
Có lần, ông để dành được 200.000 đồng nên vội vàng qua gặp chị. Trên đường đi, ông gặp sự cố, trầy xước khắp người. Biết chuyện, mẹ chị chỉ trách yêu: “Lại dấm dúi tiề.n cho con gái”.
Cha con chị Huệ rất hợp tính nhau
Con gái lập gia đình hơn 10 năm nhưng lúc nào ông Nam cũng căn dặn con gái phải hiếu thảo với bố mẹ chồng, yêu thương chồng con. Ông nhắc con quan tâm mẹ chồng nhiều hơn. Mẹ chồng ốm phải tận tình chăm sóc.
Mùng 2 Tết hàng năm, chị Huệ đều về thăm hỏi và ăn cơm năm mới cùng bố mẹ. Em trai chị đi làm xa, chịu trách nhiệm chu cấp cho bố mẹ. Chị ở gần nên qua lại thăm nom.
Video: Nghị lực đáng nể của 2 mẹ con cô gái tí hon ở Cà Mau
Một người mẹ ở Cà Mau đã không ngại nắng mưa và sẵn sàng hy sinh hạnh phúc để giúp cô con gái tí hon viết tiếp ước mơ đến trường.
Võ Thị Huỳnh Như, sinh viên năm 4 ngành Công nghệ thông tin, phân hiệu Đại học Bình Dương tại Cà Mau, đã vượt qua những hạn chế của bản thân, nỗ lực vươn lên trong học tập với mong muốn sau khi ra trường sẽ tìm được việc làm có thu nhập ổn định để báo hiếu cho mẹ - người đã hy sinh cả tuổ.i thanh xuân để giúp Như theo đuổi con đường học vấn.
Nỗi buồn của mẹ
Có lẽ niềm hạnh phúc lớn nhất đối với những bậc làm cha mẹ đó là được nhìn thấy con cất tiếng khóc chào đời trong khỏe mạnh và sống một đời an yên. Thế nhưng, bà Đinh Hồng Dân (49 tuổ.i; ngụ xã Hòa Thành, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) lại không được hưởng niềm hạnh phúc trên bởi sau khi sinh ra thì Như - con gái của bà - đã không may mắc phải căn bệnh xương thủy tinh.
Dù đã 23 tuổ.i nhưng Như chỉ nặng khoảng 30kg và cao chưa đến 1m
Căn bệnh quái ác này khiến cơ thể Như phát triển không được bình thường, thường xuyên bị bệnh tật làm đau . Lúc này, vợ chồng bà Dân đã chạy chữa khắp nơi để níu kéo hy vọng con trẻ sẽ ở lại bên mình.
"Chứng kiến con bị bệnh tật làm đau với những cơn đau nhức liên hồi mà tôi không kiềm được cảm xúc rồi buồn tủi và khóc mỗi đêm. Tuy nhiên, theo thời gian thì tôi suy nghĩ rằng khóc hay buồn cũng chẳng thay đổi được số phận. Từ đó, tôi đã cố gắng làm việc và dành tất cả thời gian để có thể chăm sóc Như được tốt nhất" - bà Dân nhớ lại.
Sau đó, vì chuyện cho Như đi học mà vợ chồng bà Dân thường xuyên xảy ra cự cãi rồi phải rơi vào tình cảnh "nhà ai nấy ở". Để có tiề.n trang trải cuộc sống và lo cho người con gái tật nguyền được đi học, bàn Dân phải đi làm thuê đủ nghề.
"Ba bé Như nói người bình thường học ra trường còn khó tìm việc nói chi con mình... Không cùng suy nghĩ nên 2 vợ chồng tôi tách ra ở riêng. Ổng canh tác phần đất của gia đình để lo cho 2 người con trai, còn tôi thì làm kiếm ít tiề.n lo cho Như" - bà Dân tâm sự.
Đến nay, tuy đã 23 tuổ.i nhưng Như chỉ nặng khoảng 30 kg và cao chưa được 1 m... Tất cả các sinh hoạt, di chuyển của Như đều phụ thuộc vào mẹ.
Làm đôi chân cho con
Khi lên 7 tuổ.i, thấy bạn bè cùng trang lứa đến trường nên Như cứ khóc để xin cha mẹ được đi học. Song, vì lo lắng cho sức khỏe của con nên gia đình không đồng ý. Tuy nhiên, với sự kiên định và khát khao được đi học nên Như đã thuyết phục được bà Dân.
"Tôi qua trường tiểu học gần nhà trình bày nguyện vọng của con rồi thầy hiệu trưởng kêu ẵm bé qua cho thầy xem. Khi đến nơi, thầy nói cháu bệnh vậy sao học được rồi con Như lại khóc để xin, sau đó nhà trường cũng chấp nhận" - bà Dân kể lại.
Bà Dân chở Như đến trường và ẵm con vào lớp học
Từ ngày đó, bà Dân luôn cõng con gái đi bộ với quãng đường hơn 3km để đến trường dù ngày nắng hay mưa. Khi con vào lớp, bà Dân ngồi trước cửa chờ đến giờ tan học để đón về.
Bà Dân làm phục vụ tại căn tin của trường để kiếm thêm thu nhập
Chủ căn tin không chỉ tạo điều kiện thuận lợi về thời gian mà còn tặng cơm trưa miễn phí cho bà Dân và Như
Khi Như lên cấp 2, con lộ giao thông nông thôn trước nhà được đầu tư nên bà Dân mua xe đạp chở con đi học. Đến khi Như học cấp 3, trường xa nhà nên người mẹ này phải mướn phòng trọ gần trường để tiện việc chăm sóc và đưa rước con.
Để có tiề.n trang trải cuộc sống, bà Dân tận dụng thời gian sau khi đưa con đi học rồi đi làm thêm với những công việc, như: rửa chén, phụ bán quán ăn.
Thời gian thấm thoát trôi, Như cũng đã bước vào giảng đường đại học. Do môi trường mới nên bà Dân phải nghỉ công việc làm thuê trước đó để đưa con. Sau đó, ngồi tại ghế đá trước sân trường chờ chở con về.
"Tôi cho Như ngồi trước xe rồi chở từ nhà đến trường. Đến nơi, tôi cõng con vào lớp rồi xuống căn tin phụ chị chủ bán nước, cơm... Lớn tuổ.i, sức khỏe yếu hơn trước nên cõng con cũng mệt nhưng chỉ cần thấy Như khỏe mạnh và học giỏi thì có vất vả mấy cũng cảm thấy hạnh phúc. Các bạn trong lớp của Như có khi cũng giúp tôi cõng bé vào lớp" - bà Dân nói.
Chia sẻ với phóng viên, Như cho biết sẽ cố gắng học tập để thực hiện ước mơ theo đuổi con chữ và làm chủ kiến thức. "Nếu không có sự hy sinh của mẹ thì em không thể học được đến ngày hôm nay. Mong ước lớn nhất của em là ra trường sẽ được doanh nghiệp nào đó nhận vào làm để có tiề.n lo cho mẹ. Em xin cảm ơn mẹ vì tất cả, nếu không có mẹ chắc giờ em chỉ mãi quanh quẩn trong nhà" - Như nói trong nước mắt.
Tấm gương sáng cho sinh viên
Bà Ngô Mai Lý, Bí thư Đoàn phân hiệu Đại học Bình Dương tại Cà Mau, cho hay ngoài đài thọ 100% học phí, tặng máy tính cho sinh viên thì nhà trường còn giới thiệu việc làm giúp cho mẹ Như có thêm nguồn thu nhập trong thời gian đưa rước con.
"Tuy mắc bệnh xương thủy tinh nhưng Như đã luôn nỗ lực và cố gắng hết mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Ý chí vươn lên của em đã trở thành tấm gương sáng cho nhiều bạn sinh viên trong trường"- cô Lý đán.h giá.
Đọc lưu bút của con gái đang học lớp 6, ông bố giận điếng người khi phát hiện "bí mật" bên trong Trong cuốn sổ lưu bút của con viết gì mà khiến người bố này "sốc" sau khi đọc? Đã là học sinh thì chắc sẽ không còn quá xa lạ với sổ lưu bút, đặc biệt là đối với học sinh cuối cấp. Trong từng trang giấy của cuốn sổ này là thông tin cá nhân, kèm những lời chúc, những câu đùa...